woensdag 29 juli 2015

5 thành phố nào an toàn nhất thế giới?


  • 29 tháng 7 2015
Ở 5 thành phố này cư dân có thể an tâm khi đi bộ về nhà ban đêm và không cần cất giấu máy tính xách tay. Nhưng họ cũng biết rằng an toàn không có nghĩa là buồn tẻ.
Chúng tôi không khuyên để ví và laptop khi ngồi ở trong quán cà phê không người trông hộ nhưng cư dân ở những thành phố an toàn nhất thế giới có thể làm như vậy mà không lo gì.
Đối với nhiều người, an toàn là cảm giác đang ở trong nhà mình. Do vậy để hiểu an toàn là như thế nào, chúng tôi có tìm hiểu cư dân sống ở một số thành phố an toàn nhất thế giới theo đánh giá của EIU, bộ phận nghiên cứu của tạo chí The Economist. Các yếu tố được xem xét là an toàn cá nhân, ổn định về hạ tầng, ổn định về y tế và an ninh mạng, v.v.. Người dân đưa ra nhận xét về những nơi tốt nhất để sống và làm việc, cái gì thực sự làm họ an tâm và vì sao an toàn không có nghĩa là buồn tẻ.

Osaka

Mùa anh đào nở ở Osaka (Ảnh: Buddhika Weerasinghe/Getty)
Cùng với Tokyo (được nêu danh là an toàn nhất thế giới), Osaka là hiện thân của sự thư thái đầu óc mà cả nước đều biết. “Nhật Bản nói chung là đất nước vô cùng an toàn để sống và làm việc,” Daniel Lee nói, ông là người sáng lập tạp chí tiếng Anh Kansai Scene, ông tới từ Anh cách đây 17 năm. “Người dân đã quen để nguyên tư trang trên mặt bàn trong quán nước khi rời chỗ gọi đồ uống. Đó là điều không thể có ở bất cứ đâu.”
Osaka là nơi kinh doanh sầm uất, nghĩa là người dân làm việc và đi về nhà muộn. “Ngay cả khi đã rất khuya người ta vẫn còn trên tàu và các ga ban đêm cũng đông như ban ngày.” Yoshie Yamamoto nói, bà tới từ Kyoto cách đây 25 năm và quản lý nhà hát Noh cổ nhất trong thành phố. “Hoàn toàn không có vấn đề nếu một phụ nữ một mình đi về đêm trên tàu điện ngầm.”
Một nghi lễ trong mùa trồng lúa ở Osaka (Ảnh: Buddhika Weerasinghe/Getty)
Văn hóa vì công việc cũng có thể làm cho nói chuyện thân thiện. “Osaka là thành phố của mua bán và người dân thích nói chuyện,” Lee nói. “Bạn có thể vào bất kỳ quán nước nhỏ nào và được cư xử như một người bạn lâu năm mới gặp lại. Có thể bạn không hiểu họ nói cái gì nhưng một cảm xúc tốt đẹp sẽ để lại trong bạn.
Để có dịp hòa trộn với người dân, Yamamoto khuyên sống ở khu trung tâm như Ikuno hoặc Abeno, nơi đó vẫn còn các Nagaya (nhà ống cổ). “Ở đây thường khá rẻ vì người dân vẫn còn ở đó,” bà nói. “Nếu bạn kết thân với hàng xóm thì bạn sẽ thấy được tính cách Osaka thực thụ đầy trìu mến, ấm áp và thân thiện.
Những người muốn tìm cách sống gần thiện nhiên hơn có thể đến vùng ngoại ô thành phố như Minoh và Kita-Senri bằng tàu điện (đi từ trung tâm) hoặc đến những thành phố lân cận như Kobe và Kyoto.

Amsterdam

Một người hát rong trên xe đạp ở Amsterdam (Ảnh: Mark Dadswell/Getty)
Với dưới 2 triệu dân, Amsterdam là tương đối nhỏ so với các thành phố khác trong danh sách an toàn của EIU làm cho nó lợi hơn trong xếp hạng. Thành phố thủ đô này gây ấn tượng nhàn nhã không câu nệ làm cho người ta cảm thấy thoải mái.
“Tôi cảm thấy an toàn vô cùng,” Toni Hinterstoisser nói, ông là tổng giám đốcAndaz Amsterdam Prinsengracht, ông từ New York đến cách đây 3 năm. “Lối suy nghĩ tự do của nhân dân làm họ thoải mái hơn trong việc hàng ngày. Không một ai là tất bật.” Ngay cả cảnh sát cũng vậy, Hinterstoisser nói, họ luôn hiện diện và lịch thiệp nhưng cũng làm đúng phép tắc.
Bảo tàng Rijks của Amsterdam (Ảnh: Dean Mouhtaropoulos/Getty)
Tất cả các vùng lân cận của Amsterdam đều an toàn và quận phía Nam như De Pijp và Oud-Zuid thì giàu có hơn. Về phía Đông và Bắc, những vùng như Noord được coi là tân tiến hơn. Hinterstoisser sống ở phía Tây mà ông thích vì chỉ cách trung tâm thành phố 2 Km và gần công viên Vondelpark lớn nhất thành phố.
Cũng lưu ý bạn rằng dù sống ở đâu cũng đừng hy vọng có một nhà bằng phẳng. “Vì Amsterdam phần lớn được xây dựng trên nước nên nhà thường nghiêng chút ít. Để một quả bóng tennis đầu này của phòng là nó tự lăn đến đầu kia.”

Sydney

Tạo bong bóng ở bến cảng Circular ở Sydney (Ảnh: David Hancock/Getty)
Mặc dù là thành phố lớn nhất của Úc, văn hóa ngoại thành làm cho cư dân cảm thấy an toàn. “Cộng đồng chúng tôi trông lo cho nhau,”
Richard Graham nói, ông là gốc Sydney và chủ công ty du lịch My Detour. “Nếu thấy ai trông khả nghi là chúng tôi báo cho hàng xóm và thông tin lan truyền ngay để biết mà đề phòng.”
Thành phố mới đây có kế hoạch chi 15 triệu USD/năm để cải thiện đường đi bộ và điểm vượt qua đường ô tô để khuyến khích đi bộ, và Victoria Moxey (người gốc Buenos Aires và người sáng lập hướng dẫn du lịch Urban Walkabout) tin rằng việc này sẽ giúp cho cuộc sống an toàn hơn.
Lễ hội chạy ở Sydney trên cầu ở cảng (Ảnh: Greg Wood/Getty)
“Ngoài phố toàn những người ngồi quán cà phê với bạn bè, dắt chó hoặc thăm thú thành phố,” bà nói. “Sydney là thành phố mà càng đi dạo phố người ta càng cảm thấy mình thuộc về cộng đồng.”
Để tận dụng tối đa văn hoá đi bộ này, người nước ngoài thường thích sống ở vùng Potts Point, cách trung tâm thành phố 3 km về phía Đông , ở đó có các chung cư Art Deco và đầy dẫy quán giải khát gây ấn tượng như ở New York. Một vùng nữa được ưa chuộng là Surry Hills, cách trung tâm 3 km về phía đông nam là nơi có nhà hàng và quán cà phê tuyệt nhất.
Đối với lối sống bãi biển thực sự Úc thì có khu nhà ở tại Waverley và nơi lướt ván Bronte cách trung tâm 8 km về phía Đông Nam, một điểm nữa là khu gần cảng giàu có ở Vịnh Rose, cách trung tâm 7 km về phía Đông.

Singapore

Vườn Singapore gần Vịnh (Ảnh: Roslan Rahman/Getty)
Thành phố quốc gia Đông Nam Á này thực thi pháp luật rất nghiêm túc do vậy rất an toàn. Rinita Vanjre Ravi (người gốc Bangalore, là đồng sáng lập khu ăn-cùng-dân BonAppetour) nhận thấy một bộ công an được tài trợ đầy đủ có thể tạo một sự khác biệt lớn đến mức nào. “Ở Singapore công an được trả lương cao tạo điều kiện cho họ quan tâm đến an sinh người dân,” bà nói.
Cảnh sát cũng đảm bảo cho luật pháp được thực thi. Vanjre Ravi thấy người dân Singapore thực sự thật thà. “Bạn có thể để túi xách trên bàn ở bất kỳ nhà hàng nào và đến quầy để đặt ăn và yên tâm nó vẫn còn ở đấy,” bà nói. “Người dân biết khả năng bị bắt và trừng phạt là rất cao.”
Bán hàng hè phố ở Singapore (Ảnh: Chris McGrath/Getty)
Một môi trường chính trị ổn định và một chính sách cấm giễu cợt tôn giáo và chủng tộc cũng góp phần cho không khí hài hòa của thành phố.
Tuy nhiên sống ở vùng đông dân như vậy có những thách thức riêng. Nên tìm nơi ở gần nơi làm việc vì việc đi lại là cốt yếu. Vanjre Ravi giới thiệu Tiong Bahru là vùng trung tâm văn hoá hiện đại với các cửa hàng và nhà hàng cao cấp, mặc dù những người khá giả hơn có thể kiếm nhà ở khu chung cư Duxton Hill gần công viên Outram cách trung tâm 2 km về phía Tây, nơi đây đặc biệt có các tòa nhà thời thuộc địa được khôi phục và ẩm thực quốc tế.

Stockholm

Người đi xe đạp ở trung tâm Stockholm (Ảnh: Olivier Morin/Getty)
Ở mãi tận cực Bắc cũng có những lợi thế riêng như ngày về mùa hè dài vô tận. Với ánh sáng tự nhiên vào mùa hè và ánh sáng điện sáng trưng vào mùa đông cho ta cảm giác Stockholm là nơi công cộng an toàn. “Với 2 đứa con trai nhỏ, an toàn ngày càng quan trọng đối với tôi, và Stockholm là rất thích thú đối với bọn trẻ,” Kat T nói, bà gốc ở London, là người viết trang mạng ‘Một Bà Mẹ Người Anh’ ở Stockholm. “Có nhiều sân chơi ở công viên xa đường giao thông và nhiều vùng cây xanh ngay ở trung tâm thành phố.”
Một lễ hội chạy và bôi mầu lên người ở Stockholm (Ảnh: Jonathan Nackstrand/Getty)
Mặc dù không có sự náo động không ngừng nghỉ như London, Kat thấy nhịp độ chậm hơn của Stockholm đôi khi có thể là điều tốt lành. Tuy nhỏ, thành phố này “năng động và phong phú” bà nói. Người Thụy Điển là những người sớm áp dụng những thứ mới, đặc biệt là công nghệ và thường xuyên lăng xê mốt mới.
Phần lớn người dân sống trong các căn hộ gần Khu Trung tâm Thương mại nhưng những người muốn có giá trị cuộc sống cao hơn thì di dời 2 km về phía tây đến Kungsholmen, trong khi đó sự cảm xúc hiện đại (như các cửa hàng nhỏ nhắn và phòng tranh tân tiến) là ở khu Södermalm 3km về phía nam. Vùng ven biển mới đây có trùng tu lại với khu Hammarby Sjöstad được ưa chuộng nhất với các đại lộ cho người đi bộ và thiết kế tính đến sinh thái.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel


http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/07/150729_living-in-the-worlds-safest-cities_vert_tra?ocid=socialflow_facebook


Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten