donderdag 12 september 2013

Toàn cảnh khủng hoảng Syria

Thứ tư, 11/9/2013 21:05 GMT+7

Toàn cảnh khủng hoảng Syria

Vụ tấn công hóa học ở Syria hôm 21/8 là đỉnh điểm của một cuộc khủng hoảng đã được châm ngòi từ lâu, kéo theo hàng loạt diễn biến căng thẳng và dồn dập, và chưa rõ hồi kết.

Tổng thống Obama
Tổng thống Obama đưa ra bài phát biểu về "lằn ranh đỏ" hồi tháng 8/2012, cảnh báo Mỹ sẽ có biện pháp trừng phạt thích đáng với những quốc gia cố tình phát triển và sử dụng vũ khí hóa học. Ảnh CNN
8/2012: Tổng thống Barack Obama đưa ra bài phát biểu về "giới hạn đỏ" liên quan đến việc cấm sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. "Chúng ta không thể để vũ khí hóa học cũng như vũ khí sinh học rơi vào tay kẻ xấu", Obama nói. "Chúng tôi đã thông báo với các quốc gia trong khu vực về "giới hạn đỏ". Sẽ có sự trừng phạt thích đáng nếu giới hạn này bị vượt qua".
3/12/2012: Hãng CNN đưa tin quân đội Syria đã bắt đầu kết hợp các hóa chất sử dụng trong sản xuất vũ khí hóa học. Tổng thống Barack Obama đưa ra một bài phát biểu về việc sử dụng các loại vũ khí bị cấm ở Syria. Đây là lần đầu tiên Mỹ đe dọa tiến hành can thiệp vào nội chiến Syria thông qua hành động quân sự. "Tôi muốn ông Assad và quân đội Syria hiểu rằng, thế giới đang dõi theo họ. Hành vi sử dụng vũ khí hóa học không được chấp nhận và chính phủ Assad phải chịu trừng phạt nếu phạm sai lầm", ông Obama nói.
21/3/2013: Tổng thống Syria Bashar al-Assad gửi một lá thư tới Liên Hợp Quốc (LHQ), yêu cầu tổ chức này điều tra độc lập những cáo buộc liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Khan al-Assal, gần thành phố Aleppo vào hôm 19/3. Hồi tháng 3/2013, thị trấn này nằm dưới sự kiểm soát của quân chính phủ nhưng sau đó đã bị quân nổi dậy chiếm được. Hai bên đã không ngừng đổ lỗi cho nhau về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến tại đây.
Liên Hợp Quốc cho biết họ đã nhận được 13 báo cáo liên quan đến những cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến ở Syria. Nhiều thành viên thuộc Hội đồng Bảo an cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc nhanh chóng xác thực thông tin.
18/4: Anh và Pháp báo cáo với LHQ rằng họ có "bằng chứng đáng tin cậy" chứng minh quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học "nhiều hơn một lần kể từ tháng 12/2012".
21/8: Một số video và thông tin cáo buộc quân đội chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công ngoại ô thủ đô Damascus làm hơn 1.300 người thiệt mạng. Trong một video, trẻ em được chăm sóc tại các bệnh viện dã chiến với bình oxy hỗ trợ thở, các bác sĩ cố gắng cứu sống bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. Một video khác cho thấy sự hoảng sợ tột độ của những người được cho là bị tấn công.
Chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bác bỏ thông tin này ngay lập tức. Trong khi nghi ngờ của các nước phương Tây ngày một gia tăng thì Nga vẫn giữ quan điểm của mình. Moscow cho rằng có thể lực lượng nổi dậy sử dụng vũ khí hóa học chứ không phải chế độ Assad và "truyền thông trong khu vực đã đi chệch hướng khi vội vàng đưa ra kết luận".
22/8: Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius khẳng định nước này đang chuẩn bị cho phản ứng "quân sự" thích đáng với Syria, nếu cáo buộc của phe đối lập được xác minh là đúng sự thật.
Thân nhân của những người được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus. Ảnh: AFP
Thân nhân của những người được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus. Ảnh: AFP
24/8: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngụ ý rằng nước này đang di chuyển lực lượng vào vị trí trước một hành động quân sự có thể có nhằm chống lại Syria. "Bộ Quốc phòng có trách nhiệm đem đến cho tổng thống những lựa chọn trong tất cả các trường hợp bất ngờ. Và điều đó đòi hỏi việc sắp đặt lực lượng, thiết bị để chúng tôi có khả năng tiến hành những chọn lựa khác nhau, tùy vào quyết định của tổng thống", ông nói. 
Tuy nhiên Obama cũng tỏ ra thận trong về hình thức can thiệp, điều có thể kéo Mỹ vào một cuộc xung đột dai dẳng nữa ở Trung Đông.
Trong khi đó, Iran, đồng minh khu vực chủ chốt của Damascus, cho biết có "bằng chứng" cho thấy quân nổi dậy Syria dùng vũ khí hóa học trong cuộc xung đột với chế độ Assad. Phía Iran tỏ ra rất quan ngại về thông tin vũ khí hóa học được dùng ở Syria và chỉ trích mạnh mẽ việc dùng vũ khí này.
25/8: Trong khi nhiều chính trị gia thế giới và Mỹ nhắc lại lời của ông Obama cách đây một năm, rằng nếu Syria dùng vũ khí hóa học thì đó sẽ là vượt qua "giới hạn đỏ", Nhà Trắng vẫn tỏ ra thận trọng trước quyết định có dùng vũ lực can thiệp vào Syria hay không.
Các đơn vị quân sự Mỹ đã tiến gần hơn đến Syria. Các chiến hạm có trang bị các tên lửa đạn đạo đã tiến vào Địa Trung Hải và ở trong trạng thái sẵn sàng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo người đồng cấp Mỹ về "những hậu quả cực kỳ nguy hiểm" nếu nước này can thiệp quân sự chống chính phủ Syria. Ngoại trưởng Nga nói rằng dường như ý muốn can thiệp quân sự vào Syria đang tồn tại ở Mỹ, và nó làm xói mòn nỗ lực Nga - Mỹ trong việc tổ chức một hội nghị hòa bình. Lavrov kêu gọi Kerry "kiềm chế dùng áp lực quân sự chống lại Damascus và không gây khiêu khích". Bộ ngoại giao Nga cho hay ông Kerry hứa xem xét "một cách kỹ lưỡng" quan điểm của Moscow.
Đoàn xe chở các thanh sát viên Liên Hợp Quốc rời một khách sạn ở Damascus hôm nay, để tới điều tra hiện trường vụ tấn công hóa học. Chiếc xe đầu tiên trong đoàn này sau đó bị bắn tỉa. Ảnh: AFP
Đoàn xe chở các thanh sát viên Liên Hợp Quốc rời một khách sạn ở Damascus hôm 26/8, để tới điều tra hiện trường vụ tấn công hóa học. Chiếc xe đầu tiên trong đoàn này sau đó bị bắn tỉa. Ảnh: AFP
26/8: Chính phủ Syria đồng ý cho các thanh sát viên Liên Hợp Quốc lập tức điều tra khu vực nghi ngờ bị tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8. Tuy nhiên, những tay súng bắn tỉa đã nã đạn vào xe của các thanh sát viên Liên Hợp Quốc, buộc họ phải rời đi và không thể điều tra vụ tấn công hóa học gần thủ đô Damascus của Syria.
Nguyễn Tâm
 
 
 
Thứ tư, 11/9/2013 21:05 GMT+7

Toàn cảnh khủng hoảng hóa học Syria

2004-07-12-ddg52-1377578482-1377660357.j
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52) là một trong số các chiến hạm của Mỹ được điều tới gần Syria. Ảnh:MaritimeQuest
27/8: Thế giới nín thở khi các phương tiện truyền thông bắt đầu thông báo rằng ông Obama sẽ hạ lệnh tấn công Syria "vào ngày thứ năm 29/9". Truyền thông Israel dẫn các nguồn tin chính phủ Anh tiết lộ giới lãnh đạo phương Tây đang thảo luận về khả năng can thiệp quân sự vào Syria, và có thể bắt đầu một cuộc tấn công phối hợp không quân và hải quân trong vòng một tuần. Trong khi đó, Telegraph Anh cho biết các tàu hải quân Anh và Mỹ đang chuẩn bị cho hành động quân sự chống lại chính quyền Syria.
Các thanh sát viên Liên Hợp Quốc thông báo họ thu thập được bằng chứng "có giá trị" về cuộc tấn công bị nghi là dùng vũ khí hóa học gần Damascus, Syria, bất chấp việc đoàn xe bị lính bắn tỉa nã đạn.
28/8: Phó tổng thống Joe Biden trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ nói rằng chính phủ Syria gây ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, và rằng họ phải trả giá cho việc tấn công thường dân. Ông Biden cho rằng chính quyền Assad là phe duy nhất trong cuộc nội chiến kéo dài hai năm này có thể tàng trữ vũ khí hóa học. "Họ đã sử dụng vũ khí hóa học nhiều lần trong quá khứ, có những phương tiện để cung cấp loại vũ khí này và đã quyết xóa sạch dấu vết ở những nơi bị vũ khí hóa học tấn công", phó tổng thống Mỹ nói.
Nga gia tăng cảnh báo với kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria của phương Tây và nói rằng hành động đó có thể sẽ gây ra "hậu quả thảm khốc" cho toàn khu vực. Trung Quốc thì cho biết các cường quốc phương Tây đã vội vã kết luận về việc sử dụng vũ khí hóa học và ai đứng sau việc này, trong khi các thanh sát viên chưa kết thúc điều tra.
Thủ tướng Syria Wael al-Halqi cáo buộc phương Tây đang viện cớ để tấn công, và tuyên bố nước này sẽ biến thành "mồ chôn những kẻ xâm lược", nếu các thế lực nước ngoài can thiệp quân sự.
Thủ tướng Syria Wael al-Halqi cáo buộc phương Tây đang viện cớ để tấn công, và tuyên bố nước này sẽ biến thành "mồ chôn những kẻ xâm lược", nếu các thế lực nước ngoài can thiệp quân sự vào ngày 29/8. Ảnh: almanar.com.lb
29/8: Tổng thống Mỹ khẳng định chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công hóa học làm chết hàng trăm dân thường, nhưng ông vẫn chưa ra quyết định về việc có tấn công Syria hay không.
Thủ tướng Syria Wael al-Halqi cáo buộc phương Tây đang viện cớ để tấn công, và tuyên bố nước này sẽ biến thành "mồ chôn những kẻ xâm lược", nếu các thế lực nước ngoài can thiệp quân sự.
31/8: Mỹ điều tàu chiến thứ sáu tới đông Địa Trung Hải, gần với năm tàu khu trục khác có trang bị tên lửa hành trình và có thể trực tiếp tham gia tấn công Syria.
Tổng thống Obama tuyên bố tạm ngừng kế hoạch tấn công quân sự và xin phép Quốc hội Mỹ phê duyệt. Obama nói ông tin rằng điều quan trọng là đạt được sự ủng hộ từ phía Quốc hội trước khi can thiệp quân sự.
4/9: Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết cho phép chính quyền Obama sử dụng vũ lực chống Syria, với lý do chế độ Assad sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân.
5/9: Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở St Petersburg, Nga khai mạc. Các nhà lãnh đạo thế giới tiếp tục cho thấy sự bất đồng về vấn đề vũ khí hóa học ở Syria, khi họ lặp lại những quan điểm trái chiều tại hội nghị.
7/9: Mỹ lần đầu tiên công bố video cho thấy cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria. Những đoạn video cho thấy hình ảnh người lớn và trẻ nhỏ co giật, sùi bọt mép dù không có máu hay những vết thương nào dễ thấy trên cơ thể. Đây là dấu hiệu của một cuộc tấn công hóa học.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) và Anh đều đưa ra lời kêu gọi quốc tế phải có "phản ứng mạnh mẽ" với hành động tội ác ở Syria.
9/9: Quốc hội Mỹ bắt đầu thảo luận về khả năng thực hiện cuộc tấn công quân sự vào Syria theo kế hoạch được trình lên từ Tổng thống Obama. 
Tuy nhiên, Harry Reid, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, cho hay sẽ hoãn cuộc bỏ phiếu quan trọng về việc thông qua hành động tấn công Syria cho tới khi Obama phát biểu công khai về vấn đề này. 
Việc hoãn bỏ phiếu của Thượng viện Mỹ diễn ra không lâu sau khi Nga kêu gọi Syria giao nộp các vũ khí hóa học, nhằm tránh nguy cơ bị tấn công. Sáng kiến này được ngoại trưởng Syria hoan nghênh.
10/9: Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem tuyên bố Damascus đã đồng ý với đề xuất của Nga về việc bàn giao kho vũ khí hóa học cho quốc tế kiểm soát, giải pháp được cho là để tránh cuộc không kích của Mỹ.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn duy trì phương án can thiệp quân sự vào Syria để thúc đẩy các biện pháp ngoại giao chóng phát huy tác dụng, nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học ở nước này.
Nguyễn Tâm


http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/toan-canh-khung-hoang-syria-2877090-p2.html

 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten