zaterdag 28 september 2013

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường

TT Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Mỹ công nhận kinh tế thị trường VN


4-anh-chu-305.jpg
Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân tại sân bay Andrew, Washington DC hôm 26/9/2013.
Courtesy chinhphu.vn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Ông Dũng đã đề nghị như vậy trong cuộc gặp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Miachael Froman vào chiều 26/9 tại Thủ đô Washington, tức sáng 27/9 theo giờ Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Hoa Kỳ chấm dứt điều tra 12 vụ tranh chấp thương mại với Việt Nam, trong đó có 4 vụ điều tra về trợ cấp và chống bán phá giá, nhất là đối với mặt hàng tôm và cá tra. Theo Thông tấn xã Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam không bán phá giá và không trợ cấp cho những sản phẩm vừa nêu.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ lo ngại về Luật Nông Trại 2013 của Hoa Kỳ, theo đó Bộ Nông nghiệp nước này giám sát từ nuôi trồng cho tới chế biến cá tra của Việt Nam. Theo lời ông Dũng, điều này không cần thiết vì Việt Nam đang hợp tác tốt với Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA, bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cá tra.
Các bộ trưởng Hoa Kỳ ghi nhận ý kiến của Thủ tướng Việt Nam và hứa tích cực xem xét để có những biện pháp phù hợp. Cả hai phía Hoa Kỳ và Việt Nam đồng thuận đẩy nhanh tiến trình đàm phán để có thể sớm hoàn tất Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Được biết năm 2012 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ đạt 25 tỷ USD với phần xuất siêu lớn của Việt Nam. Trao đổi thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã tăng 16 lần so với năm 2001, trước thời điểm ký Hiệp định Thương mại Việt Mỹ BTA.
Tuy vậy Việt Nam chưa thực hiện quyền tự do nghiệp đoàn một điều kiện mà Luật Hoa Kỳ đòi hỏi, do vậy sau 12 năm ký BTA, Mỹ vẫn chưa dành cho Việt Nam Qui chế ưu đãi phổ cập thuế quan GSP với hàng ngàn mặt hàng. Theo các chuyên gia, điều kiện về quyền lập hội của người lao động tức tự do nghiệp đoàn cũng được đặt ra trong các vòng đàm phán TPP.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten