woensdag 11 september 2013

Nhật Bản – Những điều có thể bạn chưa biết

Nhật Bản – Những điều có thể bạn chưa biết


1. Quốc Kỳ
Thế kỷ VIII sau CN, Hoàng cung tổ chức nghi thức đón năm mới, khi đó đã có lá cờ Mặt trời, sau đó lá cờ Mặt trời được gọi là cờ Thiên hoàng. Tết nguyên đán dương lịch năm thứ 5 đời Minh Trị, người dân thành Tokyo yêu cầu treo cờ chúc mừng và việc này đã được quan Thái chính cho phép, từ đó về sau lá cờ Mặt trời chính thức được quy định là quốc kỳ Nhật Bản.
Quốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản có hình tròn đỏ đặt chính giữa và đường kính bằng 3/5 chiều dọc. tỉ lệ 2 chiều của lá cờ là 2:3. Màu trắng trên lá cờ tượng trưng cho thuần khiết và chính trực, màu đỏ tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình.
2. Quốc huy
Quốc huy Nhật Bản
Quốc huy Nhật Bản
Là một huy trưng của nhà Vua. Đồ án là một bông hoa cúc vàng 16 cánh bằng nhau. Hình vẽ này cũng là hình vẽ trên huy trưng của Hoàng thất. Thiên hoàng là tượng trưng của Nhật Bản, huy trưng của Thiên hoàng là biểu tượng của Hoàng thất. Năm 1867, xác định Hoàng huy là quốc huy của nước Nhật Bản.
3. Quốc hoa
Quốc hoa Nhật Bản
Quốc hoa Nhật Bản
Hoa anh đào từ lâu đã được coi là quốc hoa của Nhật Bản bởi tinh thần võ sĩ đạo của loài hoa này. Hoa anh đào gắn liền với câu chuyện vô cùng bi thương, gắn liền với dũng sĩ Samurai anh dũng của đất nước Phù Tang xinh đẹp. Theo truyền thuyết kể lại, hoa anh đào được sinh ra từ thanh kiếm của một Samurai sau khi Samurai này dùng chính thanh kiếm đó để kết liễu sinh mạng mình tại vùng núi Phú Sĩ. Người Nhật Bản còn có câu nói nổi tiếng gắn liền với loài hoa xinh đẹp này. “ Nếu là hoa, xin là hoa anh đào. Nếu là người, xin là võ sĩ đạo”. Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì giống như hoa anh đào, người võ sĩ sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại.
4. Quốc tửu
Xuất hiện từ khoảng 200 năm về trước, Sake là loại thức uống chuyên dành cho các nghi lễ của Thần giáo. Hiện nay, Sake đã trở thành quốc tửu của Nhật Bản.
Quốc tửu Nhật Bản
Quốc tửu Nhật Bản
Nguyên liệu để làm rượu Sake là gạo, mốc vàng, men bia và nước, không khác mấy kiểu làm rượu của người Việt nhưng việc lựa chọn loại gạo, men, nguồn nước, cách ủ… mới là yếu tố quyết định đối với chất lượng của rượu Sake. Hiện nay, người ta ước tính có khoảng 10.000 loại rượu Sake được sản xuất tại Nhật Bản. Trong hầu hết các vật dụng để uống rượu Sake đều có hình mặt trăng, là một trong những biểu tượng quan trọng của Thần Giáo. Theo truyền thống, khi uống Sake cũng phải cần có vật dụng và nghi lễ riêng. Rượu Sakê thường được đun nóng đựng trong vò hoặc lọ bằng gốm. Sakê thường được uống trong những dịp tao nhã như ngắm trăng, xem tuyết, ngắm hoa Anh đào….
5. Quốc điểu
Loài chim biểu tượng cho Nhật Bản là chim trĩ (pheasant-キジ). Có nguồn gốc ở Nhật Bản, loài chim này được coi là gần gũi với con người từ thời cổ đại và được công nhận là Quốc điểu vào năm 1947. Chúng sống trong rừng tạp cách xa nơi sinh sống của con người. Đặc trưng chính của chúng:  con đực  mặt đỏ, thân xanh đen, đuôi dài; con mái thì  có màu nâu sáng điểm chấm đen,  con cái nhỏ hơn và có đuôi ngắn hơn con đực.
Quốc điểu Nhật Bản
Quốc điểu Nhật Bản
Vào mùa thu và mùa đông chúng là đối tượng của săn bắn và từ thời cổ chúng đã được coi là thức ăn có giá trị. Chúng cũng thường được dùng làm quà mừng đám cưới.
Trong các loài chim chúng được coi là đẹp nhất bởi nỗi buồn trong tiếng gọi tìm nhau của con đực và con cái. Vì thế chúng đã trở thành biểu tượng trong waka và haiku diễn tả các cảm xúc về tình yêu.

Tags: ,
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten