zaterdag 24 augustus 2013

Việt Nam : Ngành chăn nuôi phá sản: cứu chữa cách nào

Ngành chăn nuôi phá sản: cứu chữa cách nào

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-21
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Một trại nuôi gà công nghiệp
Một trại nuôi gà công nghiệp
AFP

Nghe bài này

Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi trong bối cảnh thị trường suy giảm người nuôi bỏ nghề, có thể dẫn tới nhiều thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam.
Chăn nuôi nhỏ lẻ không tồn tại
Khi sức mua suy giảm trên thị trường ảnh hưởng tình hình kinh tế nói chung, ngành chăn nuôi ở Việt Nam càng lộ ra những căn bệnh kinh niên của mình. Các loại thịt đưa ra thị trường có giá thành cao hơn khu vực, hơn nữa vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, nên hầu như không thể xuất khẩu mà thị trường còn tiêu thụ một lượng không nhỏ thịt nhập khẩu .
Bà Nguyễn Thị Lạc, một nhà chăn nuôi gia cầm có nhiều kinh nghiệm ở ngoại thành Saigon nhìn nhận tình hình rất khó khăn cho những người chăn nuôi tư nhân.
“ Đầu ra lệ thuộc quá nhiều vào thị trường mấy anh công ty lớn cũng không chủ động được đầu ra, đâm ra khó khăn lắm. Hiện nay những người chăn nuôi nhỏ, những người chăn nuôi tư nhân hầu như người ta không nuôi nữa, tại vì giá thị trường lên xuống bất chợt, liên tục hai, ba năm nay giá thì đều dưới giá thành. Do đó người nuôi tư nhân chịu không xiết phá sản hầu hết, chỉ còn duy trì những người nào nuôi cho công ty thì còn là do cái tiền công đó thôi. Thị trường hiện nay quá khó khăn như vậy lại thêm chuyện thịt gà nhập từ nước ngoài về nữa. Thị trường trong nước khó lắm không ổn định mà hiện nay cũng chưa thấy chính sách gì để bảo trợ.”
Hiện nay những người chăn nuôi nhỏ, những người chăn nuôi tư nhân hầu như người ta không nuôi nữa, tại vì giá thị trường lên xuống bất chợt, liên tục hai, ba năm nay giá thì đều dưới giá thành.
Bà Nguyễn Thị Lạc
Là một thành phần của nền kinh tế tiểu nông, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng phát triển theo kiểu hộ chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ với hàng triệu đơn vị. Những trang trại chăn nuôi lớn có qui trình khép kín, phần lớn nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài. Các đại công ty nước ngoài đầu tư vào chăn nuôi cũng chiếm lĩnh thị phần quan trọng về sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thịt và trứng gia cầm, thịt heo….
Nuôi bò sữa nhỏ lẻ trong các hộ gia đình. Photo BaHoat/vietlinh
Nuôi bò sữa nhỏ lẻ trong các hộ gia đình. Photo BaHoat/vietlinh

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, năm 2012 sản lượng thịt heo hơi đạt 3.160.000 tấn, thịt gia cầm 730.000 tấn, thịt trâu bò khoảng 380.000 tấn. Tình hình chăn nuôi suy giảm nghiêm trọng trong năm 2013 nhưng chưa có số liệu công bố, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giảm tổng đàn từ 10% tới 28%  trong nửa đầu năm nay.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội nhận định chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam đầy bất cập mà lãnh vực chăn nuôi là một thí dụ:
“Trên trận địa chăn nuôi thì đã để cho các nhà đầu tư nước ngoài khống chế thị trường về thức ăn chăn nuôi và từ đó tạo nên nhiều sức ép đối với người nông dân, cũng như bản thân họ tổ chức chăn nuôi ở Việt Nam và biến nông dân thành những người làm gia công cho họ và đặt mức giá rất thấp. Tất cả những việc đó nó gây thiệt hại cho người nông dân, ngành chăn nuôi bây giờ đang thực sự sống dở chết dở và tương lai hết sức đáng lo ngại.”
Liên kết với các doanh nghiệp
Vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp trong đó có ngành chăn nuôi được đề ra từ năm 2011, nhưng đến nay mới rục rịch chuẩn bị sau khi chính phủ phê duyệt đề án tổng thể hồi đầu tháng 7 vừa qua.
Để giải quyết nhược điểm cơ cấu chăn nuôi nhỏ lẻ theo kinh tế hộ gia đình thì phải có giải pháp như thế nào. Chuyên gia khoa học chăn nuôi Nguyễn Thanh Sơn ở Việt Nam nhận định:
Theo đó các hộ nông dân bây giờ phải liên kết lại với nhau, hoặc phối hợp liên kết với doanh nghiệp để nằm trong chuỗi giá trị sản xuất. Còn nếu nông dân cứ chăn nuôi nhỏ lẻ đơn phương như hiện nay thì rất khó để tham gia thị trường tốt hơn được.
Ông Nguyễn Thanh Sơn
“ Việc tổ chức lại sản xuất trong đó có cơ cấu lại các phương thức chăn nuôi, thì hộ gia đình cũng là đối tượng mà chính phủ hết sức quan tâm. Tôi được biết Bộ NN-PTNT đang xây dựng chính sách hỗ trợ trong đổi mới chăn nuôi nông hộ. Theo đó các hộ nông dân bây giờ phải liên kết lại với nhau, hoặc phối hợp liên kết với doanh nghiệp để nằm trong chuỗi giá trị sản xuất. Còn nếu nông dân cứ chăn nuôi nhỏ lẻ đơn phương như hiện nay thì rất khó để tham gia thị trường tốt hơn được.”
Theo chuyên gia Nguyễn Thanh Sơn, chăn nuôi liên kết, chăn nuôi gia công trên thực tế đã được thực hiện ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Tuy nhiên mô hình này cũng cần được sửa sai hoàn thiện. Ông nói:
“ Ví dụ các hộ nông dân có đất, có vốn có thể liên kết với các doanh nghiệp trong nước ngoài nước để sản xuất kinh doanh chăn nuôi đặc biệt lĩnh vực chăn nuôi lợn chăn nuôi gà. Nhưng có điều hiện nay mô hình chăn nuôi gia công với các doanh nghiệp nước ngoài thì cũng cần xem xét lại ở chỗ lợi ích đôi bên đảm bảo sự phát triển bền vững. Ở các mô hình chăn nuôi gia công hiện nay thực ra người chăn nuôi còn bị thua thiệt nhiều.”
Chăn nuôi gia công cho doanh nghiệp lớn của nước ngoài có thể là một giải pháp cho một số người chăn nuôi đủ điều kiện, như phải có đất, có vốn bác tỷ để đầu tư chuồng trại. Mô tả tình hình khó khăn hiện nay ngay cả trong chăn nuôi gia công bà Nguyễn Thị Lạc phát biểu:
“ Do chi phí hiện nay cao quá mà giá khoán của công ty thì không thay đổi, thành ra lợi tức của người nuôi cho công ty giảm đi vài chục phần trăm, ít nhất là 30% so với trước đây. Nhưng mà có một thuận lợi là được chăn nuôi liên tục với công ty, được bảo đảm đầu vào đầu ra, không giàu nhưng cũng được.”
Bà Nguyễn Thị Lạc trình bày lý do tại sao nhiều người chăn nuôi có vốn, có kinh nghiệm, có kỹ thuật nhưng vẫn không thể tự tổ chức chăn nuôi mà phải đi theo hình thức liên kết gia công. Bà nói:
“ Muốn tự nuôi khép kín từ khâu con giống cho đến sản phẩm giết mổ sau chăn nuôi, thì vừa đòi hỏi vốn vừa đòi hỏi kỹ thuật…nhiều lắm, chúng tôi làm không nổi, chúng tôi vốn nhiều lắm là vài tỷ để làm cái trại thôi, chứ còn khép kín hoàn toàn từ con giống đến sản phẩm sau chăn nuôi phải có vài trăm tỷ thì mới làm nổi.”
Theo bà Nguyễn Thị Lạc mô hình chăn nuôi gia công có thể sẽ phát triển ngày một lớn ở Việt Nam khi càng ngày càng có thêm công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, bên cạnh các đại công ty đã có mặt lâu nay của Thái Lan, Malaysia, Indonesia….
Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Lạc có thể là một kinh nghiệm về tái cơ cấu cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Nhưng đa phần những hộ chăn nuôi gia đình có qui mô rất nhỏ, từ vài ngàn con tới chục ngàn con, so với qui mô 100.000 con của trại bà Lạc.
Việc liên kết các hộ chăn nuôi gia đình với nhau đầy phức tạp, cần hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao kiến thức chăn nuôi khoa học và cấp tín dụng nông nghiệp ưu đãi cho các hộ chăn nuôi hợp tác hóa. Hãy chờ xem những tín hiệu tái cơ cấu trong lãnh vực chăn nuôi của ngành Nông nghiệp Việt Nam được khởi sự như thế nào.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten