maandag 19 augustus 2013

Việt Nam : Kêu gọi thành lập đảng Dân chủ Xã hội

Kêu gọi thành lập đảng Dân chủ Xã hội

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-18



Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này


Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM
Infonet

Nghe bài này
Dư luận tại Việt Nam hiện đang chú ý đến thông tin một đảng  mới được khởi xướng bởi ông Lê Hiếu Đằng. Ông này từng là phó tổng thư ký UB TW Liên Minh Các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa Bình Việt Nam, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1989 đến năm 2009.
Lý do nào để ông này đưa ra ý tưởng đó và cơ sở của việc hình thành nên một đảng mới như thế ra sao?
Muốn cho một xã hội phát triển
Ông Lê Hiếu Đằng: Sở dĩ tôi suy nghĩ phải thành lập một đảng chính trị mới song song cùng với Đảng Cộng sản vì trong bất cứ sự phát triển của xã hội nào cũng cần phải có những ý kiến khác nhau mới tích cực được. Chứ còn chỉ một chiều, một đảng toàn trị thì không thể nào xã hội phát triển. Do đó việc hình thành một đảng chính trị mới mà đảng này có nguồn gốc quá khứ chứ không phải bỗng nhiên nó có: tức trước đây Việt Nam có ba đảng, ngoài năm 1946 còn có những đảng như Quốc Dân Đảng, Đảng Đại Việt … Thế nhưng hai đảng Dân chủ và Đảng Xã hội bị Đảng Cộng sản bức tử, giải tán một cách ngang nhiên; bây giờ tôi muốn khôi phục lại nhưng không phải Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội một cách hình thức; mà làm phải làm thật có tính chất đối lập.
Trong bất cứ sự phát triển của xã hội nào cũng cần phải có những ý kiến khác nhau mới tích cực được. Chứ còn chỉ một chiều, một đảng toàn trị thì không thể nào xã hội phát triển
Ông Lê Hiếu Đằng
Có người đặt vấn đề tình hình đã chín muồi chưa?
Ý của tôi thế nào gọi là tình hình chín muồi. Theo tôi tình hình cũng đã chín muồi rồi; tức xã hội Việt Nam về kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa quá xuống cấp. Lo ngại nhất là vấn đề kinh tế và giáo dục. Về vấn đề độc lập, ngoài vấn đề Biển Đông ra không hiểu sao Nhà nước Việt Nam để cho Trung Quốc vào tràn lan nhất là ở các vùng chiến lược như Tây Nguyên, thậm chí kể cả Cà Mau, dưới dạng những nhà thầu kinh tế nhưng thực chất là những vùng Trung Quốc họ hình thành nên khu vực riêng của họ mà dân Việt Nam không vào được. Tôi thấy đó là tình hình hết sức nghiêm trọng. Do đó tôi nghĩ phải có một đảng chính trị mới làm vai trò đối lập.
Tôi cũng nói thêm ý này nữa cho rõ: tôi chủ trương đảng này hoạt động trong vòng hợp pháp chứ không phải bí mật. Tất nhiên khi có chủ trương như vậy chúng ta phải làm từng bước như vận động, rồi đến có nhiều người tán thành.
Có người nói chưa chín muồi. Thế nào là chưa chín muồi? Chúng ta phải tác động đến xã hội dân sự, tác động để cho tình hình chín muồi phải bụ ra, những ‘cái mưng mủ’ phải bục ra mới được. Chứ còn chờ thì biết đến bao giờ mới chín muồi; nếu mình không hành động, không làm. Do đó theo tôi nhân thời cơ góp ý hiến pháp, nhân tình hình kinh tế- xã hội quá xuống cấp; nhất là dựa vào khát vọng của nhân dân Việt Nam về rất nhiều vấn đề, tôi đặt vấn đề như vậy.
Gia Minh: Ông vừa đề cập sơ lược đến chủ trương và tên gọi của đảng là Dân chủ Xã hội, hẳn nhiên ông cũng nghĩ đến những tôn chỉ chính của Đảng?
Ông Lê Hiếu Đằng: Thật ra tôi mới nghĩ thôi; nhưng sỡ dĩ tôi chọn tên Đảng Dân chủ Xã hội vì trước đây tại Việt Nam có hai đảng đó, nay nhập chung thành Đảng Dân chủ Xã hội. Hiện nay hệ thống dân chủ xã hội trên thế giới là hệ thống tương đối tiến bộ. Ở Pháp có Đảng Xã hội, và nhất là ở các nước Bắc Âu, hay những nước khác… Tôi nghĩ mình sẽ nằm trong hệ thống chung như vậy thì sẽ có sự giúp đỡ tích cực của quốc tế, của thời đại. Như thế sẽ tăng cường sức mạnh; nhưng nội lực vẫn là nhân dân Việt Nam. Khuynh hướng dân chủ- xã hội là khuynh hướng tiến bộ hiện nay. Ngay Mác trong thời kỳ già ông ta cũng chuyển qua hướng dân chủ xã hội trong đường lối quốc tế rồi. Nói thật các vị lãnh đạo chỉ học thời kỳ Mác trẻ là đấu tranh giai cấp… mà không nghiên cứu thời kỳ già của ông ta.
Sỡ dĩ tôi chọn tên Đảng Dân chủ Xã hội vì trước đây tại Việt Nam có hai đảng đó, nay nhập chung thành Đảng Dân chủ Xã hội. Hiện nay hệ thống dân chủ xã hội trên thế giới là hệ thống tương đối tiến bộ. Ở Pháp có Đảng Xã hội, và nhất là ở các nước Bắc Âu, hay những nước khác
Ông Lê Hiếu Đằng
Người ta phải từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà theo xu hướng tiến bộ dân chủ xã hội đó là bảo vệ nhân quyền, dân quyền, bảo vệ môi trường; tức cho con người và vì con người. Rõ ràng đó là mục tiêu nếu có Đảng Dân chủ Xã hội phải xây dựng trên cơ sở đó.
Gia Minh: Ông thấy đã có những thành phần có thể tham gia Đảng Dân chủ Xã hội như thế trong xã hội chưa?
Ông Lê Hiếu Đằng: Tôi nghĩ có cơ sở: có những đảng viên Đảng Cộng sản mà tôi biết ( bạn bè tôi) có người cương quyết ra khỏi đảng, có người giấy sinh hoạt đảng chuyển về địa phương họ bỏ trong ngăn kéo, không sinh hoạt. Trên thực tế có người đã ra khỏi đảng như ông Phạm Đình Trọng, anh Kha Lương Ngãi, phó tổng biên tập Báo Sài Gòn Gải Phóng trước đây, và một số người mà tôi biết được cũng khá đông tán thành việc hình thành đảng chính trị mới. Tôi nghĩ thành phần này không phải ít.
Tại sao tôi có ý kiến như thế? Thật ra tôi hoạt động trong hệ thống mặt trận trên 20 năm, tôi biết trong hệ thống chính trị của Việt Nam thì Mặt Trận hay Quốc hội chỉ là hình thức thôi, những công cụ được công khai hóa. Và với yếu tố không được, cấm đa nguyên- đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng Cộng sản chứ chưa được thể chế hòa thành văn bản luật pháp nào cả. Do đó chúng ta phải sống và làm việc theo luật pháp; có nghĩa những gì luật pháp không cấm thì chúng ta làm. Đó là quyền công dân của chúng ta. Và điều này phù hợp với xu thế phát triển. Việt Nam có điều kỳ cục là hòa nhập với thế giới, tham gia những định chế quốc tế để chủ yếu lấy phần lợi, trong khi để lấy phần lợi về nhân quyền, dân quyền cho người dân thì lờ đi; đổi mới về mặt kinh tế mà không đổi mới về mặt chính trị. Có một xã hội dân chủ thực sự với những đảng đối lập, theo tôi nghĩ đó là điều rất lành mạnh.
Gia Minh: Cám ơn ông.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/new-ini-part-sdp-solut-08182013054424.html

Đã đến lúc “phá xiềng”!

Mặc Lâm- RFA
2013-08-17



Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này


ho-ngoc-nhuan
Cựu DB/VNCH đối lập Hồ Ngọc Nhuận
photo hoangquang1.worlpress.com

Sau khi ông Lê Hiếu Đằng nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt nam Tp.HCM tung ra liên tiếp ba bài viết tuyên bố cần phải thành lập một đảng đối lập tại Việt Nam mà ông là người sáng lập, để làm đối trọng với chế độ độc đảng hiện nay, ông Hồ Ngọc Nhuận, một trí thức nổi tiếng từng hoạt động công khai trong chính phủ Sài Gòn với vai trò của một dân biểu đối lập và sau năm 1975 ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ quan trọng của chính quyền mới, đã tung bài viết mang tên Phá Xiềng đang tạo sôi nổi trong dư luận. Mặc Lâm phỏng vấn đặc biệt với ông để tìm hiểu thêm vấn đề quan trọng này.
Mặc Lâm:
"Thưa ông sau khi ông Lê Hiếu Đằng viết liên tiếp ba bài nói về sự bức thiết phải thành lập một đảng đối lập với cái tên gợi ý là Đảng Dân chủ Xã hội. Ngày hôm nay ông cũng có bài viết với tên gọi “Phá Xiềng” chẳng những ủng hộ quyết định của ông Lê Hiếu Đằng mà còn bổ túc thêm nhiều ý tuởng cho sự hình thành đảng này. Xin ông cho biết lý do chính của việc cần thiết phải thành lập đảng đối lập này là gì?"

"Chế độ này không dân chủ"

Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Chế độ này không có dân chủ. Anh thấy không, người ta lấy dân chủ người ta làm độc trị, độc quyền, độc đoán, đủ thứ hết trọi! Nhưng không có dân chủ thì không thể có lối thoát được. Và điều này thật sự ra những người nào yêu nước, những người có lòng, họ đã khổ sở đề nghị lâu rồi nhưng không ai nghe. Nếu mà dân chủ thì người ta sợ người ta mất. Ông Đằng đặt vấn đề cũng từ lâu rồi vì đây là lối thoát. Lối thoát cho những người đương cầm quyền mà còn là lối thoát cho dân mình, không còn cách nào khác. Hơn nữa, cái này cũng lâu đời rồi. Từ xưa đến giờ tất cả những nước đã phát triển thì tốt nhất là áp dụng dân chủ. Khi mà dân chủ được thì mọi người đều có dân chủ, mọi người mới hợp lực lại. Đâu có ai cản lại được đâu, có ai nói ngược lại đâu, có ai nói phải nói trái được đâu mà  nói phải nói trái thì tối thiểu là bị ém, bị trù, bị dập. Tức là nói nôm na có dân chủ mà không có đối lập thì  kể như là cụt chứ không phải cuội nữa mà nó là độc tài."
Mặc Lâm:
"Ông đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền hiện nay ông nhận thấy nền dân chủ của nuớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có gì đáng để phân tích hay không và đặc biệt vai trò của Đảng Cộng sản đối với nền dân chủ pháp trị mà chính phủ luôn hô hào vận động có điều gì cần phải bàn luận hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Họ cứ nói là còn đảng còn mình nên quyết bảo vệ đảng. Một ngày nào đó, không sớm thì muộn, có thể họ ở lâu lắm, nhưng một ngày nào đó họ cũng ra đi nhưng là một sự tan nát ê chề bởi vì dân đâu có chịu! Nhiều đời lắm rồi, từ thời còn vua chúa kìa, dân mình không phải là dân không có tiếng nói. Luôn luôn có tiếng nói. Vua chúa ngày xưa cũng để cho dân nói. Cái chế độ cũ cũng để cho dân nói. Còn giờ đây không cho người ta nói thì làm sao mà góp ý và xây dựng đất nước được? Cho nên điều tâm đắc nhất của tôi từ xưa đến giờ là dân chủ mà muốn dân chủ là phải có 2,3 đảng. Người ta đâu có đòi phá mấy ổng, người ta đòi nói chuyện với mấy ổng một cách rất là tử tế và mấy ổng tử tế nói chuyện với người ta. Mà nói chuyện thì phải bình đẳng, bình quyền."

So sánh hai chế độ

Mặc Lâm:
"Trong chế độ cũ ông từng là một dân biểu chọn vai trò đối lập, đồng thời cũng là giám đốc chính trị của nhật báo Tin Sáng có từ trước năm 1975. Giữa hai chế độ thì trong thâm tâm ông, ông có nhận xét như thế nào về nền dân chủ pháp trị trước đây và nền pháp trị của chế độ mới, nếu so sánh một cách công bằng, thưa ông?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Thật sự cái luật của chế độ mới bây giờ đâu phải là pháp trị mà là đảng trị. Họ thâu tóm tất cả trong tay họ hết. Chế độ này họ muốn cai trị nhưng họ không có luật. Họ không có luật thì làm sao ra luật được. Cái ông đảng này ổng thâu tóm hết rồi ổng “úm ba la” nay ổng làm cái luật này, mai ổng làm luật kia. Còn những cái mà ổng cho là quyền của dân thì ổng ghi trong hiến pháp thì ổng để đó. Ổng không dám làm luật vì nếu ổng làm luật, dẫu cho họ có nắm hết quyền hành từ Quốc hội cho đến đủ thứ đi nữa thì một ngày nào đó tối thiểu cũng mở cửa chút đỉnh. Còn cái này cũng không phải pháp trị mà cũng không pháp quyền nữa mà nó là đảng trị. Đảng trị từ đầu đến cuối. Đảng ta là đảng cầm quyền. Cầm quyền một mình nên đi tới độc quyền. Vậy thôi.
Còn chế độ cũ, tôi là một dân biểu đối lập trong chế độ đó. Tại sao ở chế độ cũ người ta cho đối lập? Từ hồi mới 75, mấy ổng nói với tôi là đây là kiểu thực dân mới nên nó mới áp dụng như vậy để nó coi là có dân chủ".
Đã có dân chủ thì phải có đa nguyên, có người này người khác chẳng hạn, không phải là tốt tuyệt đối đâu. Nó cũng có mặt này, mặt khác nhưng dưới chế độ cũ, tôi là dân biểu đối lập nhưng tôi làm báo được, mặc dầu tôi bị đóng cửa tới đóng cửa lui, rồi tôi bị tịch thâu tới, tịch thâu lui và sau cùng tôi bị đóng cửa hẳn năm 72. Đóng tờ này tôi lại làm tờ khác. Nói với anh Mặc Lâm, ngay cả bậc thầy của chúng ta trong làng báo là ông thầy Nguyễn An Ninh chẳng hạn, ổng từ Pháp về và viết những bài bằng tiếng Pháp. Hồi xưa dưới cái thời cai trị của thực dân nó cũng để cho người mình nói chuyện. Mặc dầu nó cũng bắt nhốt ổng và sau cùng ổng phải chết ở Côn đảo.
Thú thật ra bây giờ chế độ dân chủ ở M, ở Anh, ở Pháp hay ở Âu châu chẳng hạn, nó cũng có những đàn áp...bởi vì đây thật sự là đấu tranh mà! nhưng đấu tranh dân chủ ít ra phải có tiếng nói của dân, ít ra phải có tiếng nói của báo chí. Còn đằng này ổng tóm thâu hết. Cả cái suy nghĩ, cái tình cảm ổng cũng muốn làm chủ.
Anh Đằng ảnh nói đúng đó. Dưới chế độ cũ mấy ông làng văn cũ vô trong này hồi sau 75 chẳng hạn tôi còn tặng sách của mấy ổng mà ở ngoài đó mấy ổng không in được. Còn ở trong này in thả giàn. Tất cả những  sáng tác của thời gọi là thực dân, gọi là đủ thứ... tại sao những sáng tác đó có giá trị để đời còn bây giờ thú thật mấy ổng tặng thưởng này, tặng thưởng kia mà dân có ai đọc đâu?
Học sinh thì bị bắt học, thật tội nghiệp cho con cháu chúng ta quá. Nó bị nhồi nhét, nó bị một chế độ ngu dân. Cho nên nói thì nhiều lắm, anh Mặc Lâm ơi nhưng mà nói thì đâu có phải đả phá hay tranh đấu với mấy ổng đâu. Mấy ổng mạnh quá mà. Bao nhiêu lực lượng ở trong tay, còn lâu lắm nhưng nhất định mấy ổng không chịu, mấy ổng sợ."

Sẽ đàn áp đảng viên Cộng Sản?

Mặc Lâm:
" Như ông vừa nói, đảng Cộng sản còn đang rất mạnh, có biết bao nhiêu lực lượng trong tay, như vậy khi một đảng đối lập mới được hình thành với cái tên Đảng Dân chủ Xã hội chắc chắn sẽ bị chính quyền chống phá mãnh liệt và sự mãnh liệt ấy có thể dẫn đến đổ máu. Ông có dự báo câu chuyện có thể dẫn đến mức độ tồi tệ như vậy hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Thât sự ra đâu có ai làm gì mấy ổng đâu mà đổ máu? Tất nhiên là mình bất bạo động mà. Vả lại tôi bây giờ, như anh Mặc Lâm có hỏi hồi nãy đó là vấn đề sức khỏe. Những ông già như chúng tôi thì làm cái gì mà đổ máu? Tất nhiên là bịt miệng thôi. Tôi chỉ làm đảng đối lập thôi chứ có làm gì đâu và không như các  đảng đối lập ở các nước làm loạn để họ đàn áp đẫm màu được?
Nếu họ đàn áp đẫm máu thì chuyện này rất là lạ lùng, quái dị nhưng tôi hy vọng ở tuổi trẻ. Thời nào cũng vậy hết, không có tuổi trẻ thì không làm ăn gì được hết. Và tôi hy vọng cả những ông đảng viên, thật sự như ông Đằng ổng nói đó, có nhiều người  chuyển sinh hoạt đảng đâu đó thì cũng không thèm. Con số âm thầm đó là bao nhiêu? Số đó đông lắm vì họ uất ức, họ nghẹn ngào, buồn tủi vì bị cấy lý tưởng thời còn trai trẻ. Họ vì dân vì nước mà bị người ta phản bội. Con số nguời đó thật tình đấu tranh, dấn thân, vào tù ra khám. Đó là thật sự những người đảng viên Cộng sản yêu nước họ cũng là những người đấu tranh kiên cường".
Mặc Lâm:
"Ông có cho rằng vì không thể im lặng nhìn một lực lượng nổi lên chống lại sự độc đảng của mình nên đảng cộng sản sẽ ra tay đàn áp, bắt bớ những người tham gia vào đảng Dân Chủ Xã Hội hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Có thể là bắt bớ người nhưng có ai làm gì đâu mà bắt bớ. Thật sự ra là họ bắt những người trong nội bộ đảng vì họ đã đứng ra không chấp nhận đảng nữa và lập cái đảng mới. Điều này tôi rất mong từ lâu rồi. Nói cách này thì họ ngại nhưng không có gì đáng ngại đâu, không phải là diễn tiến tự sụp đổ đâu mặc dù đúng là một hình thức đó, tự sụp từ bên trong.
Nếu họ bắt một người đảng viên cộng sản ly khai thì họ tự đục một cái lỗ hổng. Bắt nhiều người cộng sản ly khai thì họ đục thêm nhiều cái lỗ như vậy. Bắt nhiều người như vậy trong cùng một cái đảng của họ mà không còn chấp nhận họ nữa thì cứ cho họ tự phá con thuyền của họ".
Mặc Lâm:
"Để bắt đầu xây dựng một đảng đối lập trong bối cảnh hiện nay ông nghĩ bộ phận nào trong xã hội sẽ được kêu gọi và gây dựng làm thành phần nòng cốt?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Tôi tin rằng với nòng cốt của đảng mới này như ông Đằng hô hào và kêu gọi. Ông ấy hỏi tại sao chúng ta là những người đảng viên cảm thấy mình hổ thẹn với tiền nhân, với con cháu vì bị phản bội; Nếu mình cứ tiếp tục làm thêm như vậy thì chính mình cũng là người phản bội. Ổng có kêu gọi những người bạn đó và tôi cũng kêu gọi những người đó. Bởi những người đó, đúng ra là một bộ phận của người cng sản muốn công khai đấu tranh ôn hòa, đấu tranh dân chủ để mà xây dựng đất nước, thế thôi."
Mặc Lâm:
"Nếu vượt qua được bước đầu thành lập đảng mà không bị bắt bớ hay đàn áp vì theo như ông nói Đảng Cộng sản sẽ không dại gì mà tự đục thuyền của mình bằng cách bắt bớ đảng viên ly khai, như vậy buớc kế tiếp Đảng Dân Chủ Xã hội mà cốt cán là thành phần đảng viên ấy sẽ làm điều gì với đảng Cộng sản hiện nay?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Nếu họ không làm chuyện đó vì họ nghĩ như vậy là tự đục thuyền thì chỉ còn một cách là ngồi lại với nhau, thử nói chuyện. Ông Đằng có nói rất rõ là ổng thách mấy ổng nói chuyện thẳng với ổng. Ổng thách cả ông đầu sỏ của tuyên huấn của đảng Cộng sản về lý luận nói chuyện với ổng. Chứ đâu có nói đấu võ đâu! Nói ra điều này ai cũng ngại nhưng mà đối với đảng Cộng sản thật sự mà thấy tình hình thực tế dân tình không cho phép mấy ổng làm chuyện cũ nữa. Không chuyên quyền nữa thì mấy ổng phải nghe."
Mặc Lâm:
"Xin cám ơn ông Hồ Ngọc Nhuận đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này."

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/time-to-break-the-chains--itw-w-ho-ngoc-nhuan-08172013090117.html

Vào Đảng, Bỏ Đảng

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-08-15
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

000_Del439721-305.jpg
Từ trái qua: Chủ tịch Trương Tấn Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bỏ phiếu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội hôm 17/1/2011.
AFP photo



Tờ báo The Epoch Times, được cho là gần gủi với phong trào Pháp Luân Công tại Trung quốc có hẳn một góc nhỏ để công bố số đảng viên đảng cộng sản Trung quốc rời khỏi đảng.
Trong bài viết mới nhất của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên lâu năm của đảng cộng sản Việt Nam có câu “tôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng (giấy sinh hoạt bỏ vào ngăn kéo). Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới”.
Trong suốt lịch sử Việt Nam hiện đại, không có một tổ chức chính trị nào ngự trị vũ đài chính trị của đất nước một cách tòan diện và dài lâu như đảng cộng sản. Đó là một tổ chức chính trị chặt chẽ, có sức hấp dẫn từ những năm đầu thế kỷ 20.
Sức hấp dẫn ấy đến từ những lý tưởng công bằng xã hội, từ nỗi niềm mong ước giải quyết tòan diện các vấn đề của xã hội lòai người. Sự hấp dẫn cộng sản còn mạnh mẽ hơn nữa sau khi thí nghiệm đầu tiên được thực hiện tại nước Nga và các quốc gia phụ thuộc của nó, nơi mà thông tin ít ỏi được mang ra làm khơi gợi trí tò mò.
Bức màn sắt đã sụp đổ. Thí nghiệm cộng sản đầu tiên đã thất bại một cách rõ ràng, khó có lời biện hộ mang tính thuyết phục. Chỉ còn lại trên trần gian này những thí nghiệm cộng sản, biến thái với thời gian, trong cuộc hôn nhân đầy sóng gió của nó với kinh tế thị trường.
Khoảng năm 2011 thì tôi thấy tình hình không ổn. Chính sách không ổn, thực tế không ổn, sự quản trị không ổn của một đảng duy nhất, nên tôi làm đơn xin ra khỏi đảng.
- Một đảng viên
Một cán bộ giảng dạy có bằng Tiến sĩ, là đảng viên cộng sản dạy đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, đang rời khỏi đảng cho chúng tôi biết,
“Khoảng năm 2011 thì tôi thấy tình hình không ổn. Chính sách không ổn, thực tế không ổn, sự quản trị không ổn của một đảng duy nhất, nên tôi làm đơn xin ra khỏi đảng.”
Ngoài những lý do của sự hấp dẫn cộng sản là mong ước về công bằng xã hội đã đề cập bên trên, sự hấp dẫn của đảng cộng sản Việt Nam còn có lý do từ một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà bao lâu nay Đảng đã rất thành công trong việc duy trì tính chính danh của mình. Từ cuộc đấu tranh đó đảng biện minh cho ngôi vị độc tôn của mình. Tuy nhiên lý do biện minh đó cũng đang bị thách thức. Một trong những thủ lĩnh phong trào sinh viên tại các thành thị miền Nam trước 1975 là Huỳnh Kim Báu nói với đài Á châu tự do,
Chuyện công lao quá khứ với hiện tại là hai phạm trù khác nhau. Anh có thể có công với quá khứ nhưng bây giờ có tội với tương lai. Không thể xét đoán công với tội mà cả dân tộc này chịu sự cai trị của Đảng suốt đời như vậy. Trong khi đó dân tộc, đất nước có trước Đảng. Trước khi là một Đảng viên thì là người Việt Nam đã, cái đó là điều hiển nhiên cho nên không thể lấy lập luận đó để bảo vệ.”
Sự bất hợp lý của mô hình cai trị độc đảng đó được người giảng viên đại học đang rời khỏi đảng nêu rõ,
“Cái đa đảng nó làm cho nhiều trường phái đấu tranh với nhau, từ đó chọn ra cái tốt nhất cho đất nước, chứ kiểu độc tôn là hoàn toàn không ổn.”
Người giảng viên này cũng nói về sự khủng khiếp hiện tại ở Việt Nam khi chứng kiến sự cấu kết giữa đảng nắm quyền và các nhóm lợi ích, hiện đang chi phối xã hội.
Những đảng viên nông dân, một lực lượng quan trọng của đảng cộng sản, không có những lý luận về quản trị như trên, chắc là cũng không hiểu lý tưởng cộng sản ở những năm đầu thế kỷ 20 như thế nào, nhưng họ hòan tòan ý thức được là đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản hiện nay là không cần thiết, khi cuộc sống của họ bị đe dọa bởi các nhóm lợi ích. Một nữ đảng viên ở làng Trịnh Nguyễn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, vì không chấp nhận giao đất cho các công ty, đã bị khai trừ khỏi đảng, bà nói với chúng tôi về chuyện đó không chút luyến tiếc,
Cái đa đảng nó làm cho nhiều trường phái đấu tranh với nhau, từ đó chọn ra cái tốt nhất cho đất nước, chứ kiểu độc tôn là hoàn toàn không ổn.
- Một đảng viên
“Bao năm phấn đấu vào đảng, nhưng nay họ làm sai, tôi không cần nữa. Bây giờ cần dân hơn cần Đảng. Thân mình mình phải lo, chứ khi người ta lo đến mình là mình toi rồi.”
Sự hấp dẫn của chủ nghĩa đã không còn nữa, cho nên đảng cộng sản phải lấy tư lợi ra để thu hút người vào đảng. Ông Lưu Hiểu Ba, người bất đồng chính kiến nổi tiếng đang bị cầm tù tại Trung Quốc viết rằng động cơ xin vào đảng của thanh niên Trung Quốc chỉ là tư lợi.
Người anh em của đảng Trung quốc là đảng Việt Nam cũng có cùng phương pháp. Người cán bộ giảng dạy ở TP HCM nói tiếp về nguyên nhân tại sao anh vào đảng,
“Lúc ấy tôi muốn lấy một học bổng trong chương trình liên kết với Đại học Curtin bên Úc, mà muốn như thế thì phải là đảng viên đảng cộng sản.”
Bỏ qua ý tưởng tư lợi, thì sự ham mê cống hiến có lẽ cũng là lý do của nhiều trí thức trẻ, với hòai bão được cống hiến, được làm khoa học, và trong một thời điểm lãng mạn nào đó của cuộc đời, nghĩ rằng đảng cộng sản sẽ giúp mình thực hiện hòai bão ấy. Khi được hỏi anh nhìn nhận như thế nào về cảm tình của giới trẻ có học thức hiện nay đối với đảng cộng sản, anh trả lời ngay lập tức là không hề có.
Nếu cách đây mấy mươi năm người cộng sản Nam Tư Milovan Djilas có nói:
"Nếu ở tuổi hai mươi mà không vào đảng thì là người không tim, nhưng đến tuổi 40 mà còn ở trong đảng lại là người không có trí."
Thì nay có lẽ giới trẻ Việt Nam không cần đến sự chênh lệch đến 20 năm để quyết định.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten