woensdag 7 augustus 2013

Thương nhân Trung Quốc vơ vét sữa ngoại

Thứ sáu, 12/4/2013 13:55 GMT+7

Thương nhân Trung Quốc vơ vét sữa ngoại

Tầng lớp trung lưu phát triển và tâm lý e ngại sữa nội sau scandal nhiễm melamine năm 2008 đã khiến nhu cầu hàng nhập ngoại của Trung Quốc ngày một tăng mạnh.
> Doanh nghiệp sữa điên đảo vì melamine
> Thương gia Trung Quốc mua gom hồ đào Mỹ
Các hãng bán lẻ tại Anh được yêu cầu hạn chế bán sữa bột của hai công ty lớn nhất nước, sau nhiều bằng chứng cho thấy sản phẩm này đang được mua hàng loạt để xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc. Nhu cầu sữa ngoại tại nền kinh tế số hai thế giới hiện rất cao. Tầng lớp trung lưu phát triển đã hỗ trợ đáng kể cho thị trường sữa Trung Quốc thời gian gần đây.
Danone, hãng sản xuất hai loại sữa nổi tiếng Aptamil và Cow & Gate, đã đề nghị các siêu thị hạn chế người mua chỉ được lấy hai hộp 900 gram mỗi lần. Asda, Sainsbury's, Tesco và Morrisons đã chấp nhận yêu cầu này và các hãng bán lẻ cũng được kỳ vọng sẽ làm theo.
Quy mô thị trường sữa Trung Quốc lên tới 30 tỷ USD mỗi năm. Ảnh: AFP
Người dân Trung Quốc vẫn rất e ngại sữa bột trong nước. Ảnh: AFP
Danone cho biết việc này nhằm ngăn một số cá nhân mua sữa trẻ em hàng loạt vì mục đích thương mại. Trong một số trường hợp, sữa được gửi sang nước ngoài cho người thân, tuy nhiên, phần lớn là để rao bán trên mạng.
Sữa công thức nhập ngoại là sản phẩm rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Nhất là sau scandal sữa nhiễm melamine năm 2008 khiến 6 trẻ sơ sinh thiệt mạng và hơn 300.000 trẻ khác mắc bệnh. Ba công ty sữa hàng đầu Trung Quốc đã bị phát hiện có chứa chất này.
Sự việc trên khiến cả ngành công nghiệp sữa Trung Quốc xuống dốc nặng nề khi hàng nghìn bà mẹ chuyển sang dùng hàng nhập ngoại. Việc kinh doanh của một số cửa hàng thực phẩm online tại Anh như British Corner Shop gần đây cũng tăng vọt.
Danone cho biết việc hạn chế sẽ khiến sản phẩm của họ không bị khan hiếm. Hãng cho biết: “Chúng tôi hiểu rằng nhu cầu tăng mạnh là do hoạt động xuất khẩu không chính thức sang Trung Quốc. Danone rất xin lỗi vì sự bất tiện này. Chúng tôi biết rằng phần lớn mọi người chỉ mua một hộp mỗi lần thôi. Vì vậy, hy vọng ảnh hưởng lên người dân Anh sẽ được giảm thiểu”.
Richard Dodd, Giám đốc Truyền thông và Chiến dịch tại Hiệp hội Bán lẻ Anh cho biết: “Rất nhiều hãng bán lẻ đang hạn chế lượng sữa được mua theo yêu cầu của nhà sản xuất. Việc này là cần thiết để đảm bảo ai cũng có thể tiếp cận sản phẩm”.
Một doanh nhân trên Sky News cho biết các khách du lịch và du học sinh Trung Quốc thường mang cả thùng carton sữa về từ nước ngoài. Những hộp sữa ở Anh có giá khoảng 10 bảng (321.000 đồng) thường được bán gấp đôi hoặc gấp ba tại các website Trung Quốc.
Ông cũng tiết lộ có ba dạng đối tượng mua sữa. Thứ nhất là du học sinh và sinh viên gửi vài hộp về cho người thân. Hai là các công ty nhỏ và vừa như ông. Cuối cùng là các hãng lớn mua trực tiếp từ nhà phân phối cho siêu thị.
Bắc Kinh đã cố trấn an người dùng rằng sữa bột Trung Quốc hiện rất an toàn và được kiểm tra gắt gao. Tuy vậy, việc điều tiết, thanh tra lỏng lẻo vẫn khiến người dân e ngại.
Hồi đầu năm, dân Trung Quốc đại lục cũng đổ xô mua sữa tại Hong Kong, khiến chính quyền đặc khu này phải hạn chế lượng sản phẩm họ được mang về mỗi lần. Chính sách trên đã được áp dụng sau nhiều lời phàn nàn về nguồn cung thiếu hụt và giá sữa tăng cao.
Tuy vậy, hãng thực phẩm lớn nhất thế giới - Nestle lại tuyên bố các sản phẩm của hãng không bị ảnh hưởng và sẽ không áp đặt giới hạn lên việc mua hàng.
Thùy Linh (theo Guardian/Fox News)
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten