vrijdag 30 augustus 2013

Thành tỷ phú Trung Quốc nhờ... bông vải Việt Nam

Thứ sáu, 30/8/2013 17:40 GMT+7

Thành tỷ phú Trung Quốc nhờ bông Việt Nam

Tận dụng chênh lệch giá cả, hãng dệt may Texhong đã lãi lớn khi mua bông từ Việt Nam và bán lại sản phẩm về Trung Quốc. Cổ phiếu tăng vọt cũng giúp tài sản nhà sáng lập công ty - Hong Tianzhu chạm mốc một tỷ USD.
Cổ phiếu hãng dệt may Texhong (Trung Quốc) đã tăng hơn gấp 5 trong 12 tháng qua, khiến tài sản của người đồng sáng lập kiêm cổ đông lớn nhất - Hong Tianzhu chạm mốc một tỷ USD, theo Bloomberg. Hong năm nay 45 tuổi và sở hữu 62% cổ phần trong Texhong.
Trung Quốc là nước nhập khẩu và tiêu thụ bông lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các hãng dệt may nước này đã bị "ảnh hưởng nghiêm trọng" bởi chính sách mua bông trong nước của Chính phủ. Mục đích là bảo vệ người nông dân khi giá giảm do nguồn cung thế giới tăng, theo Hiệp hội Dệt may quốc gia Trung Quốc. Chính sách trên đã khiến giá bông Trung Quốc cao hơn Việt Nam tới 75%.
Hong-Tianzhu-1377854499.jpg
Hong Tianzhu - nhà sáng lập hãng dệt Texhong. Ảnh: Bloomberg.
Dennis Lam – chuyên gia phân tích tại DBS Vickers Hong Kong (Trung Quốc) nhận xét: "Texhong mở rộng sản xuất ra nước ngoài khá sớm, nhất là tại Việt Nam. và đã tận dụng được sự chênh lệch giá cả".
Thành lập năm 1997, Texhong điều hành 11 nhà máy tại Trung Quốc và 4 tại Việt Nam. Hãng tập trung sản xuất spandex - một loại sợi tổng hợp nổi tiếng co giãn tốt, thường dùng làm trang phục thể thao và đồ lót. Texhong cũng tận dụng rất tốt lợi thế nhân công giá rẻ tại Đông Nam Á.
Trong báo cáo tài chính 2012, Texhong cho biết: "Về việc mua các nguyên liệu thô, đặc biệt là bông, chúng tôi vượt trội các công ty cùng ngành về kết quả kinh doanh do đã mạnh dạn tận dụng chênh lệch giá cả trong nước và nội địa năm 2012". Việt Nam hiện chiếm khoảng một nửa công suất sản xuất của hãng.
Lợi nhuận của Texhong đã tăng gấp ba lên 73 triệu USD trong nửa đầu năm 2013, theo báo cáo của hãng nộp lên sàn chứng khoán Hong Kong đầu tháng 8. Doanh thu cũng tăng 8,5% lên 588,2 triệu USD. Công ty hiện có hơn 1.600 khách hàng và 83% doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc. Các khách hàng lớn nhất của hãng đều đến từ Quảng Đông, Giang Tô và Chiết Giang – trung tâm sản xuất của nước này.
Hồi tháng 6, Hong tiết lộ kế hoạch tiếp theo của ông là xây nhà máy tại Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay năm 2014. Mục đích là giảm chi phí nguyên liệu thô, thuế nhập khẩu và các rào cản thương mại khác.
Thùy  Linh
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten