zaterdag 17 augustus 2013

Ông Hồ Ngọc Nhuận cần đổi cách suy nghĩ ! (Ngô Nhân Dụng, California, Mỹ)

Ông Hồ Ngọc Nhuận cần đổi cách suy nghĩ Friday, August 16, 2013 7:19:12 PM









Ngô Nhân Dụng
Người Việt ở khắp thế giới chào mừng cháu Nguyễn Phương Uyên đã được về nhà. Khi ra khỏi nhà tù, cháu đã nghĩ ngay tới những bạn bè cùng lứa tuổi: “Tôi nghĩ hành động của mình nhỏ bé thôi... tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm nữa.”
Cháu có thể yên lòng, rất nhiều người không còn vô cảm nữa; chính cháu góp phần vào hiện tượng chuyển hóa đó. Riêng thái độ bình tĩnh, tự chủ của cháu đã thay đổi nhiều người. Huỳnh Ngọc Chênh thăm cháu trong tù về, đã viết: “...Dường như Phương Uyên đã truyền niềm tin đến cho mọi người. Nên sau đó, Lê Quốc Quyết đã ghi trên facebook: Ði thăm Phương Uyên để động viên tinh thần em và gia đình, không ngờ khi gặp em thì mình được động viên tinh thần nhiều hơn.” Ði thăm cháu ở nhà tù và đi biểu tình trong thị xã Tân An có nhà thơ Hoàng Hưng, có cả những đảng viên cộng sản lâu năm như Huỳnh Kim Báu, Kha Lương Ngãi. Họ không vô cảm được. Và chắc cháu đã được đọc bài của Lê Hiếu Ðằng “tính sổ” với đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Lê Hiếu Ðằng kêu gọi các đảng viên Cộng Sản khác: “Tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi đảng và thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân Chủ Xã Hội?”

Ý kiến của Lê Hiếu Ðằng đã gây tiếng vang rất xa và rộng. Có bài phản ứng của Hà Sĩ Phu về “Con đường Xã hội Dân chủ” và một bài của ông Hồ Ngọc Nhuận hô hào ủng hộ đảng mới. Ðọc bài “Phá Xiềng” của ông Hồ Ngọc Nhuận, tôi muốn cần nêu lên vài ý kiến; khi nghĩ đến các bạn trẻ như Huỳnh Thục Vi, Ðinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, vân vân, đang dấn thân tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do dân chủ. Muốn xây dựng một xã hội tự do dân chủ chúng ta cần suy nghĩ theo lối tự do dân chủ, mà sau khi đọc bài của ông Hồ Ngọc Nhuận tôi cảm thấy mọi người chưa chắc đã thấm phong cách sống dân chủ. Ðiều này cũng dễ hiểu. Những người chưa bao giờ xuống nước thì khó hình dung bơi lội nó thế nào. Nhưng có nhiều điều chúng ta cần xác định rõ ràng về cách sống dân chủ trong khi còn đang tranh đấu thiết lập chế độ dân chủ.

Ông Hồ Ngọc Nhuận hoan nghênh việc vận động thành lập “đảng mới” này với lời lẽ nồng nhiệt biểu lộ tấm lòng thành; như một người đang đi trong sa mạc trông thấy mặt nước long lanh ở phía xa. Và ông kêu gọi mọi người, không riêng gì các đảng viên Cộng Sản, hãy tiến tới đó uống cho hết khát. Ông viết: “Tổ tiên nòi giống đang ủng hộ, cổ võ sự ra đời của đảng Dân Chủ Xã Hội mới. Các đảng chánh trị yêu nước, với các chiến sĩ đã hy sinh hay còn sống, bị bức tử gần đây... đang ủng hộ các bạn. Các tiền bối yêu nước thương dân của mọi thời kỳ, cả các đảng viên Cộng Sản lão thành đã hy sinh hay đang uất nghẹn trước sự phản bội của một phường tham nhũng trục lợi, đang ủng hộ các bạn.” Vân vân. Sau khi nói đến “tổ tiên nòi giống,” những “chiến sĩ đã hy sinh,” “Vong linh hằng vạn thanh niên nam nữ” đang cổ võ, ủng hộ đảng mới, ông Hồ Ngọc Nhuận còn kể thêm: “Hằng vạn gia đình nạn nhân các đợt cải cách, cải tạo... Hằng vạn gia đình nạn nhân chết tức chết tưởi, trên biển trên bờ... Toàn thể nông dân... Lực lương các anh chị em công nhân... Các ngư dân và gia đình các ngư dân... Hàng hàng lớp lớp học sinh sinh viên... Các nhà kinh doanh, những người dân làm ăn lương thiện... hàng ngũ trí thức, nghệ nhân, văn nghệ sĩ, báo chí trên cả nước... Các chức sắc và nam nữ tín đồ các tôn giáo đang khao khát tự do hành đạo...” Tất cả những lớp người đó, ông Hồ Ngọc Nhuận viết, “đang ủng hộ các bạn, đang thúc giục các bạn, đang hối thúc các bạn, đang khẩn thiết kêu gọi các bạn, đang mong chờ các bạn, đang thúc bách các bạn,” vân vân.

Những lời kêu gọi nhiệt thành đó rất đáng ngợi khen. Chỉ thiếu một điều ông Hồ Ngọc Nhuận chưa cho biết, là “Ðảng Dân Chủ Xã Hội mới” mà ông cổ võ nó sẽ làm cái gì? Tất nhiên, chuyện đáng khen là có người đề nghị thành lập đảng trong khi chính quyền Cộng Sản hiện không chấp nhận cho một đảng thứ hai nào xuất hiện. Riêng việc đưa ra cái tên Dân Chủ Xã Hội, khác với chủ trương chuyên chế của đảng Cộng Sản, đã đáng hoan nghênh rồi. Nhưng người dân cần biết cái đảng này sẽ làm gì. Nhất là, cần biết nó sẽ làm gì nếu lên nắm quyền thay thế đảng Cộng Sản. Làm sao có thể hô hào tất cả các tầng lớp dân chúng như trên có thể ào ào ủng hộ một đảng mới, chỉ vì thấy cái tên mới?

Thiếu sót đó, chắc vì tác giả bài “Phá Xiềng” chưa có kinh nghiệm sống trong một thể chế tự do dân chủ, chưa có thói quen suy nghĩ theo lối sống tự do dân chủ. Trong một xã hội dân chủ, mỗi đảng phái chinh phục cử tri bằng những chương trình hành động nếu họ được nắm quyền, chứ không chỉ dựa trên một cái tên hay một khẩu hiệu. Hiện giờ chỉ mới thấy ông Lê Hiếu Ðằng mới chỉ nói muốn “thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân Chủ Xã Hội”. Nói “chẳng hạn” nghĩa là chưa chắc chắn. Mới có thế mà đã kêu gọi tất cả mọi người ủng hộ, cả người còn đang sống lẫn người đã khuất, thì hơi vội vàng.

Ông Hồ Ngọc Nhuận còn viết một câu nghe đáng lo ngại; ông tuyên bố: “Ðứng vào hàng ngũ đảng Dân Chủ Xã Hội là yêu nước.” Những người phải nghe đài và đọc báo Nhân Dân qua nhiều năm hay bắt chước cái lối nói “ăn trùm” như vậy. Một thủ đoạn của các đảng cộng sản là thấy những gì tốt đẹp của nhân loại thì dùng vơ vào tất cả làm của mình, hô khẩu hiệu rồi dần dần biến thành thói quen khi nói năng. Anh có yêu nước không? Có? Vậy chính anh ủng hộ đảng tôi rồi? Anh có muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng hay không? Nói có tức là anh đã học tập nghị quyết đại hội đảng tôi rồi!

Trong một xã hội tự do dân chủ người ta không sống, không suy nghĩ theo lối trùm lấp đó. Một đảng chính trị không có tham vọng bao gồm tất cả mọi người, những người yêu nước, người đạo đức, người chồng chung thủy, người vợ đảm đang, những người lái xe cẩn thận, đánh răng mỗi ngày, biết ăn uống điều độ không mập phì, vân vân. Phải nghĩ rằng trong tất cả các đảng chính trị khác cũng có những người tôn trọng các giá trị chung của nhân loại. Mỗi đảng phân biệt với đảng khác bằng chương trình lập pháp, chứ không phải là vì đảng này yêu nước, đảng kia không. Các chương trình hành động này phản ảnh khát vọng hay quyền lợi của các nhóm dân chúng, mỗi đảng thu hút các “nhóm lợi ích” khác nhau. Mà trong mỗi đảng, chính các nhóm này cũng không hoàn toàn đồng ý với nhau tất cả mọi chuyện. Chính họ cũng phải thỏa hiệp với nhau khi ủng hộ cùng một đảng. Thí dụ, một đảng chính trị có thể thu hút những người chống phá thai, cùng những người đòi giảm thuế. Hai nhóm theo đuổi hai mục tiêu khác nhau, họ nương vào nhau để chiếm đa số phiếu cho đảng, nhưng trên các vấn đề khác họ có thể trái nghịch nhau. Mỗi nhóm lợi ích có thể thay đổi từ đảng này sang đảng khác, tùy thời gian và chương trình tranh cử của các đảng. Không một đảng chính trị đứng đắn nào dám nói: Những người tốt nhất thì vào đảng tôi. Nói như vậy người ta sẽ cười cho. Nói như vậy là không hiểu tinh thần dân chủ.

Trên đây là mấy điều mà các bạn trẻ như Huỳnh Thục Vi, Nguyễn Phương Uyên, Ðinh Nguyên Kha nên biết. Còn rất nhiều khác cần biết nữa. Trong lúc tranh đấu thiết lập một xã hội dân chủ tự do chúng ta cần sống và suy nghĩ theo lối tự do dân chủ.

Nước Việt Nam chúng ta cần nhiều đảng chính trị, họ cần cạnh tranh với nhau, giống như trong thị trường. Mỗi đảng phải trình bày chương trình mình sẽ làm gì, khi cầm quyền. Một khẩu hiệu như Dân Chủ Xã Hội chưa đủ. Ở Việt Nam ông Mai Thái Lĩnh là người đã nghiên cứu và trình bày rất nhiều về các chế độ Dân Chủ Xã Hội trên thế giới. Nhưng một đảng Dân Chủ Xã Hội ở Việt Nam phải cho biết sẽ có các chính sách cụ thể như thế nào, phù hợp với nhu cầu của đất nước.

Chúng ta hiểu hoàn cảnh khó khăn của những người như các ông Lê Hiếu Ðằng, Hồ Ngọc Nhuận. Ðối tượng của họ hiện giờ không phải là tất cả dân chúng Việt Nam. Họ nhắm trước hết vào các đảng viên cộng sản, chỉ cho những người này thấy nếu bỏ đảng vẫn có thể hành động cách khác. Lê Hiếu Ðằng còn đoán “trong một thời gian dài đảng Cộng Sản vẫn sẽ là một lực lượng chính trị mà không có bất cứ lực lượng nào có thể tranh chấp được”. Lời tiên đoán đó cốt để làm cho các lãnh tụ đảng bớt sợ, nhưng không biết họ có tin không?

Nhưng việc kêu gọi các đảng viên cộng sản bỏ đảng, lập đảng mới không phải là phương cách tranh đấu duy nhất. Các bạn trẻ có thể vận động cho một xã hội dân chủ tự do bằng nhiều lối hoạt động khác. Nước ta đang cần những phong trào, mọi phong trào nhằm vào một vài mục tiêu cụ thể. Các blogger đang đòi xóa bỏ các điều luật “bịt mồm bịt miệng”. Các nông dân đang đòi thay đổi luật ruộng đất. Bao nhiêu người đang đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị. Các công nhân đảng muốn tự do lập công đoàn. Còn phải gây một phong trào bãi bỏ chế độ hộ khẩu để dân được tự do cư trú và di chuyển. Cần nhiều phong trào bảo vệ môi trường; vân vân.

Các phong trào đó có những mục tiêu cụ thể, sẽ thu hút được nhiều người. Chính các đảng viên cộng sản cũng có thể tham gia vào các phong trào này. Khi người dân tự do và tự nguyện tham gia, họ sẽ tập sống theo lề thói dân chủ. Tất cả các hoạt động đó sẽ xây dựng nên một xã hội công dân, nền tảng của chế độ dân chủ. Tới một lúc, các phong trào nhỏ tập hợp lại, nếu cần sẽ thành lập một đảng chính trị. Khi nào cụ bà Lê Hiền Ðức, ông Ðoàn Văn Vươn, Tiến Sĩ Nguyễn Quang A họp nhau lại lập một đảng, chắc họ cũng đại diện cho nguyện vọng của nhiều tầng lớp nhân dân. Nhưng không phải cứ ai yêu nước thì phải vào đảng “HÐVA” này! Ngay từ bây giờ, chúng ta đã nhất thiết phải sống theo tinh thần dân chủ. Trong việc xây dựng chế độ dân chủ, những bước đầu mà đi trệch đường sẽ gây hại rất lâu trong tương lai. Vì vậy, tôi mới xin phép khuyên ông Hồ Ngọc Nhuận thay đổi cách suy nghĩ.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=171381&zoneid=7#.Ug-3y_nCS70
 

Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN


Cập nhật: 11:17 GMT - thứ sáu, 16 tháng 8, 2013


Một số nhà hoạt động ở trong nước đang đưa ra lời kêu gọi 'thành lập một đảng mới để thúc đẩy dân chủ, xã hội công dân mạnh lên'.
Ý tưởng thành lập chính đảng mang tên đảng Dân chủ Xã hội được luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM, đưa ra trong một bài viết mới ra vào giữa tháng Tám này.
Trong bài viết tựa đề "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…", ông Lê Hiếu Đằng, người được biết lâu nay với nhiều ý kiến đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa ở trong nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên, đa đảng.
Ông cho hay: "Có thời gian từ 1975 đến 1983 tôi là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định".

Jonathan Head, phóng viên BBC


Giới chức cộng sản tại Việt Nam chừa rất ít khoảng trống cho giới bất đồng, và việc gần 40 blogger đang bị cầm tù là minh chứng rõ ràng.

Chỉ riêng việc đặt câu hỏi về sự độc nắm quyền lực của đảng đã bị coi là tội phạm nghiêm trọng rồi. Cho nên các nhà hoạt động, những người tuyên bố sẽ lập một đảng mới, Đảng Dân chủ Xã hội, đang chấp nhận rủi ro lớn.

Việc hai trong số họ là các thành viên hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc, là tổ chức chính thức được Cộng sản ủng hộ - có thể sẽ đem lại cho họ sự bảo vệ nào đó.

Tuyên bố của họ được đưa ra sau hàng tháng có cuộc tranh luận bất thường về hệ thống chính trị, sau khi đảng cầm quyền lấy ý kiến nhân dân về đề án cải cách bản hiến pháp theo mô hình Liên Xô.

Một nhóm các học giả đã soạn thảo bản kiến nghị kêu gọi có dân chủ đa đảng – mà nay đã thu thập được hàng ngàn chữ k‎ý.

Niềm tin của người dân đối với giới lãnh đạo đất nước đã bị tổn hại do sự quản l‎ý yếu kém đối với nền kinh tế, và Đảng Cộng sản đã bị phân rẽ do cạnh tranh phe phái.

Nhưng vẫn chưa có mối đe dọa thực sự đối với sự cầm quyền của đảng. Đảng mới vẫn mới chỉ là ‎ tưởng – và ngay cả khi nó được thành lập thì cũng khó mà đoán được là đảng mới sẽ được phép hoạt động tới đâu, hay sẽ được cho tồn tại bao lâu.

"Về phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin mà tôi hiểu được có một điều cơ bản là cơ sở hạ tầng (bao gồm cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế, v.v.) như thế nào thì phản ảnh lên thượng tầng kiến trúc như thế đó."
Ông nói tới nay, sau khi cải cách cho phép nhiều thành phần kinh tế thì "một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau, thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ".
"Đó là qui luật tất yếu, vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được, và như vậy điều 4 Hiến pháp hiện nay là vô nghĩa."
Điều 4 của Hiến pháp hiện hành quy định quyền lãnh đạo bao trùm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo ông Lê Hiếu Đằng, "trước sau gì các vị lãnh đạo của Đảng CS phải chấp nhận thách thức này: các Đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với Đảng CS trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm".

Luật không cấm

Luật gia Lê Hiếu Đằng lập luận rằng "chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng [CSVN] chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này".
"Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta," ông khẳng định.
Từ đó, ông Đằng kêu gọi các đảng viên CSVN đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng cùng "tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xã hội".
"Đây là một yếu tố sẽ làm cho xã hội công dân, xã hội dân sự mạnh lên, không có thế lực nào ngăn cản được."
Ông cũng khuyến cáo cuộc đấu tranh phải được thực hiện "với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa, bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực khiêu khích gây chiến tranh".
Vận động thành lập đảng Dân chủ Xã hội
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM Hồ Ngọc Nhuận nói ông và một số người cùng chí hướng đang nỗ lực vận động thành lập đảng mới đối trọng với Đảng CSVN.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ủng hộ ý tưởng trên của ông Lê Hiếu Đằng, một nhân vật đương chức khác của MTTQ Việt Nam cũng ra lời kêu gọi người dân "đứng vào hàng ngũ Đảng Dân chủ Xã hội mới ngày nay".
Ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, nói với BBC chính đảng mới sẽ không nhằm chống đối Đảng CSVN, mà cùng hợp tác để thúc đẩy "xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam".
"Có một đảng thì không thể có dân chủ. Một đảng cầm quyền từ năm nay qua năm khác, nắm hết mọi thứ, mọi tổ chức, thì không thể gọi là có dân chủ."
Ông Nhuận cho rằng các đảng viên CS kỳ cựu như ông Lê Hiếu Đằng đã hết sức "kiên nhẫn" nhưng Đảng CSVN ngày càng tỏ ra "độc đoán, độc tài, chuyên chế".
Đảng Dân chủ Xã hội sẽ "góp sức làm việc, xây dựng dân chủ" với Đảng CSVN.

Phản ứng tích cực

Theo ông Hồ Ngọc Nhuận, nếu như các đảng viên CSVN giống như ông Lê Hiếu Đằng "ở trong Đảng mà chán nản, không muốn tham gia nữa thì thành lập Đảng mới để̀ đối lập với Đảng CSVN và xây dựng nền dân chủ thật sự".
"Chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng [CSVN] chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này."
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Ông cũng cho biết việc thành lập Đảng Dân chủ Xã hội đang còn ở những bước sơ khởi đầu tiên là vận động hình thành, nhưng lời kêu gọi của ông nhận được phản ứng rất tích cực.
"Tôi nghe phản hồi từ nhiều người, cho tới giờ này ai nấy đều tán đồng, ủng hộ, chỉ có một trường hợp phản đối."
Tuy nhiên ông Nhuận cũng nói cần chờ đợi mới biết rõ phản ứng thế nào.
"Chính quyền chưa có phản ứng gì," ông nói.
Việt Nam cũng đã từng có các đảng Dân chủ và Xã hội, tồn tại song song sau 1975 với Đảng Cộng sản, nhưng giải thể năm 1988.
Năm 2006, nhà hoạt động bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính tuyên bố phục hoạt Đảng Dân chủ Việt Nam, nhưng có ý kiến cho rằng nên coi đây là một đảng mới.
Ông Chính qua đời năm 2008.
Cũng đã có một số nỗ lực kêu gọi thành lập chính đảng đối lập ở Việt Nam, và một số đảng cũng tuyên bố ra đời, nhưng chưa có lực lượng nào thực sự tỏ ra có khả năng thách thức Đảng CSVN trong tiến trình chính trị-xã hội ở trong nước.


Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130816_vietnam_new_party.shtml

Công khai thành lập Đảng đối lập - Tại sao? Khi nào?
Tâm-8x (Danlambao) - Tin cho hay, trong những ngày chờ dưỡng bịnh, ông Lê Hiếu Đằng (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM, đảng viên 45 tuổi) đã khẳng khái: “Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam.” Nhiều tín hiệu dư luận đánh giá đây là điều tốt và hồ hởi đón nhận, trong đó có ông Hồ Ngọc Nhuận (nguyên là phó chủ tịch UB Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, UB UB TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi ông cho rằng: “Vận hội mới cho nước nhà đã đến... Một chính đảng mới đang được vận động hình thành, với tên gọi tạm là Đảng Dân chủ Xã hội, do ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên cộng sản với 45 tuổi đảng, khởi xướng. Sẽ có hàng trăm, và rồi đây hàng ngàn đảng viên cộng sản đồng loạt khước từ độc tài toàn trị, thành lập chính đảng mới để đấu tranh công khai với Đảng Cộng sản cầm quyền.”

Công khai thành lập Đảng Dân chủ Xã hội - Nên hay không?

Thực sự mà nói, đón nhận tin này đối với tôi là một niềm vui, phấn khởi, là điều đáng mừng. Dù rằng, sự tuyên bố đó được thốt ra ở vị trí “nguyên là…”, tuy nhiên, tôi cho rằng, việc công khai tuyên bố thành lập “một đảng đối lập” là một bước đi khá phiêu, đầy nguy hiểm, không những cho chính người tuyên bố mà cũng gián tiếp gây nguy hiểm cho những người theo nó ở cả trước mắt lẫn lâu dài. Lý do:

- Thời điểm không thích hợp: Sự công khai tuyên bố thành lập đảng phái, phong trào, mạng lưới... trong thời điểm chế độ toàn trị còn mạnh, đặc biệt, khi chế độ đó có sự ưu đãi ngày một lớn với đội ngũ công an mật vụ, khiến cho giai đoạn “công an trị” được hình thành và hoạt động ngày một ráo riết hơn. Tình hình kinh tế - xã hội tuy có nhiều bất ổn, nhưng nó chưa phải là sự bất ổn đỉnh điểm cần thiết khiến người dân (vốn bị tuyên truyền, sợ hãi, lẫn vô cảm) phải quay lưng lại với chế độ và đến với một Đảng phái mới mà họ chưa biết nó đã làm gì, nó như thế nào, và hoạt động của nó ra sao. Do vậy, sự “công khai tuyên bố thành lập” là bước đi chết ngay trong lòng trứng. Nó khiến người tuyên bố lẫn số người đi theo bị tách ra và đàn áp một cách dễ dàng, khiến cho việc tiến hành các hoạt động tiếp theo nếu diễn ra thì chỉ là manh mún, không có liên kết giữa các chủ thể đảng viên, phạm vi đấu tranh chỉ nằm ở nhà và trên mạng internet. Bài học về phong trào Con đường Việt Nam vẫn còn mới mẻ...

- Tính Đảng dân chủ xã hội gần như không có: Dù tuyên bố một Đảng phái do một cựu Đảng cộng sản khởi xướng có thể đem lại niềm cảm hứng thoát Đảng cho một số người, nhưng nó lại gây ra sự hoài nghi cho nhiều người khác (nhất là những ai đã-đang sống ở chế độ toàn trị). Đặc biệt, một đảng phái ra đời phải trên cơ sở: sự nhận thức về tự do-dân chủ của người dân (1); sự phát triển mạng lưới người tham gia & tiến hành các hoạt động thúc đẩy mục tiêu đề ra trong đời sống chính trị - kinh tế - xã hội (2). Trong khi đó, Đảng Dân chủ Xã hội lại ra đời trên cơ sở “tuyên bố, chủ trương” chứ không phải gắn liền với bất kỳ một hoạt động nào mà nó mang tên cả, nghĩa nôm na là Đảng Dân chủ Xã hội đã “tập chạy trong khi chưa bò được”; nó làm cho Đảng này tồn tại trên “tuyên bố” chứ không phải trong thực tiễn đời sống. Nếu như vậy thì làm sao có thể gây dựng được niềm tin mà thu hút được lực lượng người tham gia, đặc biệt là những Đảng viên Cộng sản chấp nhận bỏ Đảng cũ để gia nhập vào Đảng mới cho được? Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa đều không có thì sự ra đời của tổ chức này không chết yểu thì cũng xem là lạ! Và cho dù ông Lê Hiếu Đằng không có chủ ý đi chăng nữa thì vô tình, với sự ra đời “nhanh chóng” trên cơ sở nền tảng gần như chưa-có-gì-cả sẽ vô tình tạo ra cái bẫy cho những ai đang và đã tìm đến hoạt động đấu tranh dân chủ.

Như vậy, sự ra đời của 1 tổ chức Đảng đối lập với ĐCS Việt Nam là NÊN và thực sự bức thiết. Ví dụ, trong lần trả lời BBC Vietnamese gần đây, Phương Uyên đã thẳng thắn thừa nhận rằng: “Tôi thấy trong lòng mình nhen nhóm lên một nhiệt huyết, cần phải cháy hơn nữa, chưa thể dừng ở đây được...” Tôi tin Phương Uyên nói thành thật những điều đó, nhất là sau những chuyện mà cô gái này đã trải qua. Nhưng sự nhiệt huyết của Uyên, Kha hay những người khác... cần được phát huy, nuôi dưỡng trong môi trường với nhóm người đồng chí hướng với cô, môi trường đó dạy bảo cô nên làm gì, sẽ phải làm gì để bảo vệ bản thân – gia đình khi tiến hành đấu tranh mà, làm giảm bớt sự khó khăn về phía chính quyền. Điều này, sẽ trở thành hiện thực nếu Phương Uyên là một thành viên trong một nhóm người, một phong trào, một mạng lưới đấu tranh... ở cả internet và trong đời sống thực tiễn với phương thức hoạt động phù hợp. Như vậy, quá trình đấu tranh sẽ giúp cô gái này vừa có DŨNG, lại vừa có cả MƯU, tạo điều kiện tốt nhất cho sự tranh đấu về tự do, dân chủ và chủ quyền quốc gia - lãnh hải của mình. Nhưng cái tổ chức mà Phương Uyên sẽ học được cái DŨNG, cái MƯU đó là một tổ chức hoạt động nguyên tắc - kỷ luật và có hệ thống đấu tranh (phương pháp, cách thức) linh hoạt chứ không phải là một tổ chức Đảng mang cái tên mĩ miều nhưng ra đời trên sự tuyên bố nóng vội. Đảng phái nào ra đời, mang tên gì cũng đẹp cả, nhưng khi tuyên bố thành lập, Đảng đó phải có một thời gian dài cùng đấu tranh với người dân, liên kết với mạng lưới blogger, các nhóm, phong trào khác trong nước. Đảng đó phải buộc qua cái quá trình tổ chức, hướng dẫn cho những cá nhân, nhóm người đấu tranh từng bước và đảm bảo sự đấu tranh đó được tiến lên, trưởng thành từng bước về mặt tổ chức lẫn người tham gia.

Sự cần thiết ra đời của một tổ chức 

Sự ra đời của một tổ chức dù trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào thì đó phải là KẾT QUẢ của sự hoạt động và đấu tranh trước đó chứ không phải là sự ngẫu nhiên. Sự đấu tranh và hoạt động trước đó đi từ xác lập từ từ sự HIỆN DIỆN của tổ chức trong một vùng, thu hút một lực lượng nòng cốt nhất định, mở rộng mạng lưới hoạt động và lượng thành viên để hình thành nên 1 tổ chức - Đảng phái có cách thức hoạt động phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh Lịch sử vừa mang tính hệ thống - nguyên tắc - kỷ luật. Điều này giúp xác lập vị trí đứng trong lòng một nhóm dân, một cụm dân, một vùng dân dưới lá cờ chung về mục đích đấu tranh, là trung tâm của sự đoàn kết, hướng về đấu tranh. Đó là nền tảng để tiến trình đấu tranh đi đến thành công trong thực tiễn song song với sự phát triển của tổ chức đó (gắn với sự phát triển của phong trào tự do, dân chủ). Sự ra đời của một tổ chức như thế vừa giúp tránh việc phải đấu tranh lật đổ thể chế xong lại quay sang tranh giành quyền lực đến mức hỗn loạn như ở Ai Cập, hay sự đấu tranh chưa đủ mạnh để lật đổ được thể chế, buộc phải kéo dài và dẫn sang tình trạng chiến sự leo thang, bất ổn xã hội kéo dài như Lybia, vừa tạo động lực mở mang rộng hơn xã hội dân sự (thông qua việc khuyến khích, thúc đẩy các cá nhân, nhóm người hoạt động phản biện, đấu tranh trong xã hội từ thời kỳ thể chế Cộng sản còn tồn tại đến khi chế độ Cộng sản buộc phải chấm dứt).

Dù vậy, mặc cho nền kinh tế có bị suy thoái gần như toàn diện, hay “tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và lòng dân quá bất an cùng bất mãn, các nhóm lợi ích lại vẫn tồn tại một cách đầy thách thức và trở thành những ông vua không ngai trên đầu dân nghèo” tiếp tục diễn ra đi chăng nữa và mức độ ngày càng trầm trọng hơn đi chăng nữa thì chẳng có “mùa xuân” nào ở đất nước Việt Nam vì nó thiếu một điều kiện CẦN. Đó là, nếu ngay bây giờ, các hoạt động đấu tranh dân chủ chỉ mới dừng lại ở mức độ tự phát, lấy tiếng tăm lẫn sự ngây thơ về “tinh thần đối thoại với người Cộng sản” mà không chịu hoạch định một kế hoạch lâu dài, có tính thực tiễn, có phương pháp đấu tranh...

Và điều kiện cần của nó

Nếu xác định con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ ở Việt Nam. Tiến tới thay đổi thể chế chính trị từ độc tài sang đa đảng thì sự tập hợp một lực lượng lớn người cùng nêu lên yêu cầu tự do, dân chủ của mình sẽ buộc nhà cầm quyền phải trả lại quyền lực cho nhân dân. Nhưng muốn làm thế, thì từ ngay bây giờ, các nhóm, các phong trào đấu tranh trong nước trong từng điều kiện khác nhau, với phương pháp đấu tranh khác nhau... phải đảm bảo các điều kiện CẦN và mang tính nguyên tắc như sau:

- Đầu tiên là, tiến hành các hoạt động tuyên truyền nhằm phổ biến các giá trị tự do, dân chủ gắn với nhu cầu, lợi ích thiết thực mà người dân sẽ được hưởng trong từng hoàn cảnh nhất định: Nhiều nhà hoạt động dân chủ hoặc những người kỳ vọng vào tiến trình dân chủ hiện nay trong nước vẫn còn tin rằng, với sự phát triển internet như hiện nay thì chẳng mấy chốc sẽ có một mùa xuân Ả Rập tại Việt Nam. Nhưng họ không biết rằng, sự phát triển của internet chỉ tạo ra một lực lượng tri thức độc lập (được nhà báo Phạm Chí Dũng xem là “nhân tố có thể mang lại thiện cảm với các tổ chức và quốc gia trên thế giới quan tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam”), số lượng tri thức này không nhiều trong tổng số 86 triệu dân, chưa kể nhóm tri thức độc lập vẫn chưa tìm ra một hướng đi chung để có thể “đồng lòng, đồng tâm” đấu tranh với chế độ. Muốn có sự thu hút, thúc đẩy nhu cầu tự do, dân chủ thì phải mở rộng phạm vi tuyên truyền các giá trị này ở các các tầng lớp người chưa (từng đọc các tin bài trên các trang mạng tri thức độc lập) hoặc hạn chế tiếp xúc với internet (đã đọc nhưng chưa có niềm tin với kiểu nguồn đấu tranh trên mạng) ở vùng nông thôn lẫn thành thị. Chính tầng lớp người này (công nhân, nông dân, tri thức, tư thương...) mới chính là lực lượng xuống đường, tạo đủ lực để làm nên một cuộc thay đổi thể chế chính trị ở nước ta. Khi tầng lớp người này vẫn chưa - hạn chế tiếp xúc với các nguồn tin do các tri thức độc lập chủ trì thì mãi mãi, phong trào đấu tranh dân chủ sẽ ở trong các vòng luẩn quẩn. Lên tiếng - bị đe dọa - bắt - tầm soát - ở nhà - internet - lên tiếng - bị đe dọa... Và sự đấu tranh đó chỉ có tính chất “đánh tiếng” cho nhà cầm quyền và thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế chứ nó không đánh động được sự ý thức về quyền tự do - dân chủ (vốn là điều kiện cần để người dân xuống đường) của đại đa số người dân (vốn là điều kiện tiên quyết cho cuộc cách mạng dân chủ). Bài học về sự xuống đường ở Tây Nguyên năm 2001, 2004; vùng Tây Bắc (Mường Nhé, Lai Châu) năm 2010... vẫn còn nóng hổi đấy thôi. Những dân hai vùng này không phải tự nhiên xuống đường mà không có sự thâm nhập, tuyên truyền và chỉ đạo của một tổ chức từ trước đó. Sự nổi dậy và tổ chức nổi dậy này (điển hình là tổ chức FULRO) làm sống dậy “nhu cầu” của nhóm dân khu vực trên. 

Vì thế nên, cần tiếp tục đấu tranh trên mặt trận internet, phản ánh kịp thời hiện trạng tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội - chính trị và các chủ thể chính trị trong nước. Đưa tin diễn biến quá trình đấu tranh công khai của một số nhà hoạt động, blogger và tìm cách bảo vệ cho các cá nhân đó thông qua truyền tin và đấu tranh tiếng nói với nhà cầm quyền (nhất là với lực lượng Công an- Mật vụ). Ví dụ: Lên tiếng về trường hợp bắt bớ, tạm giam phi pháp của công an; cập nhật kiến thức Pháp luật cho những ai đang và đã đấu tranh đấu tranh. Đặc biệt, cần thiết phải thành lập đường dây truyền bá và phổ biến các thông tin, kiến thức về tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của nước nhà đối với bộ phận người dân ở nông thôn lẫn thành thị, chú tâm vào tầng lớp nông dân và công nhân thông qua đội quân tuyên truyền trong dân. Đây là sự “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh” như Phan Châu Trinh và lớp người cùng thời và sau ông (Hồ Chí Minh) đã thực hiện. Hình thành một lớp người hiểu biết về thực trạng đất nước và có nhu cầu đòi hỏi về quyền tự do, dân chủ.

- Thứ hai, trong quá trình đấu tranh, sẽ xuất hiện nhiều nhóm đấu tranh khác nhau, cần tránh sự triệt tiêu mà thay vào đó là sự hợp tác, tìm tiếng nói chung, tiến tới liên kết trong cùng một tổ chức và gắn hoạt động với yếu tố quốc tế: Như những bài trước tôi đã nói, lực lượng người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam gần đây tuy xuất hiện nhiều nhưng lại rơi vào tình trạng lẻ tẻ, manh mún, phân tán, giữa các nhóm, phong trào chưa có sự liên kết nào để cùng nhau hoạt động nhằm tạo ra sự hiện diện trong đời sống – xã hội chỉ là sự hiện diện mang tính chất manh mún, dễ bị phân rã. Điều này không khó nhận ra với Phong trào Con Đường Việt Nam, Khối 8406, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, Nhóm Boxitvn, Tập hợp Thanh Niên Dân Chủ... không có mối liên kết, liên hệ nào, nếu có thì lỏng lẻo, thậm chí đôi khi còn tìm cách bài xích lẫn nhau. Chỉ có Nhóm 258 là bắt đầu nhen nhóm sự hoạt động chung, tạo sự hiện diện và các hành động của nhóm này mang tính nguyên tắc, thực tiễn (yêu cầu xóa bỏ điều 258), trách nhiệm & phổ rộng (gửi đến các tổ chức Quốc tế ở Thái Lan) nhưng vẫn chưa thấy có sự liên kết nào với các nhóm khác. Do mới chỉ là sự nhen nhóm, và sự nhen nhóm này đang gặp phản ứng dập tắt của chính quyền. Nên về lâu dài, nó có phát triển mạnh lên hay không thì đó là một câu hỏi lớn. Tuy nhiên, bài học về tính nguyên tắc - tính thực tiễn và phổ rộng (tổ chức, không gian đấu tranh, nhóm người, phương pháp) trong hoạt động là một bài học lớn cho các nhóm, tổ chức sau này muốn ra đời.

Do vậy, việc tập hợp và đoàn kết lực lượng tri thức trong nước dưới một quan điểm, mục đích đấu tranh chung. Nhất là có tiếng nói chung nhất đối với các vấn đề biển đảo; vấn đề trung quốc; vấn đề tham nhũng; nhóm lợi ích; vấn đề việc làm; môi trường làm việc công nhân; giáo dục - y tế. Bên cạnh đó, nhanh chóng hình thành một các nhóm người tổ chức hoạt động bí mật ở một địa phương nhất định (trọng điểm), tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ từ trong nhân dân. Đưa người đứng đầu trong tổ chức lãnh đạo, đấu tranh theo tôn giáo; dân oan mất đất; các nạn nhân về hành vi lạm quyền của công an; cơ quan chính quyền; trong công nhân... nhằm tạo ra sự liên kết (kể cả đối với các đảng phái, phong trào đấu tranh ở bên ngoài lãnh thổ). Tạo ra tiếng nói chung, niềm tin chung trong đấu tranh loại bỏ chế độ độc đảng tại Việt Nam.

- Thứ ba, cần nhận thức rõ ràng bản chất chế độ tại Việt Nam khác so với Myamar, hay các nước diễn ra mùa xuân Ả rập: Điều mà những ai đã, đang, sẽ tham gia trong con đường đấu tranh hiện nay đó là sự hiểu biết rõ bản chất “độc tài” cộng sản Việt Nam hiện nay, một chế độ mà được blogger Huỳnh Thục Vy đã có một sự đánh giá cực kỳ chính xác: “Độc tài cộng Sản là một dạng độc tài tinh vi và có hệ thống hơn hẳn dạng gia đình trị và quân phiệt. Họ có một mô hình cai trị sắt máu nhưng mị dân đã được kiểm chứng 'tính hiệu quả' trên một diện rộng quốc tế và trong một thời gian dài. Với hệ thống mật vụ đặc trưng của mọi chế độ cộng sản, chính quyền Việt Nam có thể kiểm soát tất cả hoạt động và quan hệ trong xã hội. Sự len lỏi và khống chế toàn bộ xã hội của hệ thống an ninh làm biến dạng mọi mối quan hệ thông thường. Sợ hãi và thiếu niềm tin lẫn nhau làm cho các cá nhân tồn tại rời rạc, thiếu hẳn những gắn kết cộng đồng, đặc biệt là trong những vấn đề liên quan đến chính trị.” Chưa kể, chế độ Cộng sản Việt Nam đã tồn tại qua thời điểm Đông Âu và Liên Xô sụp đổ; nghĩa là nó đã tiếp thu và học được những bài học lớn để tầm soát sự sụp đổ chế độ và cương quyết hơn trong bảo vệ chế độ. Ví như những cuộc diễn tập chống “phản loạn” hằng năm, mà gần đây nhất là cuộc diễn tập quy mô lớn về phương án giải tán đám đông phá rối an ninh trật tự; chống bạo loạn, khủng bố, giải cứu con tin, rà phá bom, mìn, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.trong cuộc vào sáng ngày 16/8, tại nhà máy Đạm Phú Mỹ, KCN Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) do 2 bộ: Công an và Quốc phòng phối hợp với Tập đoàn dầu khí Việt Nam tổ chức. Tránh sự mơ hồ về bản chất chế độ sẽ đem lại phương pháp đấu tranh, cách thức đấu tranh phù hợp không, tránh sự rập khuôn đấu tranh khô cứng từ bên ngoài vào.

Nhìn chung, trước mắt và lâu dài, muốn tập hợp được sức mạnh một lực lượng người thì cần phải làm cho những con người đó nhận thức về nhu cầu tự do - dân chủ của chính mình bằng nhiều hình thức, dưới nhiều nội dung khác nhau. Trong đó, yếu tố tuyên truyền đóng một vai trò hết sức quan trọng trong thời điểm trước khi tuyên bố thành lập Đảng phái đối lập. Vì sự giấu diếm và kiểm duyệt chính là nguyên tắc cơ bản của chế độ toàn trị ở Việt Nam hiện nay (và cũng là yếu điểm của nó), và nó là tảng đá ngăn chặn sự tập hợp lực lượng của các cá nhân, nhóm người đấu tranh dân chủ. Do vậy, đảm bảo từng bước phá được tảng đá về sự kiểm duyệt, giấu diếm của nhà cầm quyền và sự tự kiểm duyệt (vô cảm), chưa nhận thức, tìm thấy nhu cầu về tự do, dân chủ ở một bộ phận lớn người dân. Giúp họ không đứng yên run rẩy, nghĩ về sự lạnh lẽo và nguy hiểm mà buộc họ phải tiến tới, dùng hết sức mình giành giật. Tuyên truyền tự do, dân chủ trong dân là bước đi đầu tiên và xuyên suốt quá trình đấu tranh. Sự đấu tranh này sẽ khiến cho tổ chức đấu tranh ngày càng vững mạnh về chất và lượng. Đảm bảo đến một thời điểm chín mùi (khi khủng hoảng kinh tế, xã hội tác động mạnh mẽ nhất đến ý thức đòi hỏi quyền lợi của người dân - là điều kiện ĐỦ) sự nổi giận của người dân sẽ được dẫn dắt theo đúng hướng (bởi một tổ chức, đảng phái); đưa xã hội đi từ “phản ứng” đến giai điểm “phản kháng” mà theo dự đoán, thời điểm này sẽ là 4-5 năm tới (giai đoạn 2017 và kéo sang năm 2018).

Ngoài ra cần phải lưu ý, trong quá trình đấu tranh, nên tránh kỳ vọng vào sự nổi lên của một cá nhân bất kỳ và coi đó là một lãnh tụ. Điều này, nó khiến cho phong trào đấu tranh phụ thuộc vào “cá nhân - lãnh tụ”, vô hình chung, phong trào được dẫn dắt bởi một người, khiến phong trào dễ lụi tắt nếu như nhà cầm quyền bắt giữ - giết hại “lãnh tụ”, vừa khiến cho thành quả đấu tranh rơi vào tay một cá nhân, làm xuất hiện độc tài phong trào - cầm quyền, rơi vào tình trạng “kẻ độc tài giải phóng chính mình, nhưng lại nô dịch hóa nhân dân.”

Tóm lại, quá trình đấu tranh dân chủ, tự do còn là một quá trình dài, đầy gian khổ lẫn mất mát. Từ đây đến thời điểm mà Đảng Cộng sản phải trao quyền lại cho nhân dân thì chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh ở các nước, nhưng phải xác định phù hợp với lại hoàn cảnh và bản chất chế độ ở Việt Nam. Việc thành lập các Đảng phái phải được xem là kết quả của quá trình đấu tranh, chứ không phải là sự khởi đầu của đấu tranh, nhất là khi ở Việt Nam thời điểm hiện tại phong trào dân chủ tuy có xuất hiện nhiều cá nhân, nhóm... nhưng nó còn yếu và thiếu, tình trạng nghi kỵ lẫn nhau tồn tại, chưa có sự liên kết giữa yếu tố trong nước và nước ngoài. Nhất là các điều Cần có để duy trì sự tồn tại của mình lẫn đặt nền tảng cho sự phát triển như quan điểm tôi nêu trên.

Và phải chăng, những nhà đấu tranh tự do, dân chủ hiện nay (người trẻ tuổi, trung niên, người cao tuổi) phải đọc lại quá trình đấu tranh và hình thành và sự giành thắng lợi của ĐCS Việt Nam từ trước khi các tổ chức Cộng sản đầu tiên có mặt tại Việt Nam, đến khi hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, các giai đoạn đấu tranh từ 1930-1931; 1936-1939; 1939-1945 để thấy rằng sự ra đời của 1 Đảng phái là một quá trình đấu tranh trước đó, chuẩn bị đầy đủ điều kiện CẦN và CÓ chứ không phải là thông qua một lời “tuyên bố, khởi xướng” nhất thời?


 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten