maandag 12 augustus 2013

Miến Điện mừng lễ tưởng niệm ngày "4 số tám"

Miến Điện mừng lễ tưởng niệm ngày "4 số tám"


Hàng chục ngàn người dân Miến Điện tưởng niệm ngày khởi đầu ( ngày 8/8/1988) của cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ được dân chúng Miến biết đến dưới tên “4 số tám"
Hàng chục ngàn người dân Miến Điện tưởng niệm ngày khởi đầu ( ngày 8/8/1988) của cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ được dân chúng Miến biết đến dưới tên “4 số tám"
AFP

Ngày 7 tháng 8 vừa qua cả chục ngàn người dân Miến Điện đã tập trung ở Rangoon, cử hành lễ tưởng niệm ngày khởi đầu của một cuộc tranh đấu đòi tự do dân chủ cách đây đã 25 năm.  Ngày trọng đại được dân chúng Miến biết đến dưới tên “4 số tám’ vì xảy ra vào ngày mùng 8 tháng Tám năm 1988. Hôm đó các tập thể sinh viên, thanh niên và dân chúng đã cùng nhau đứng dậy đòi tự do, và bị chính quyền quân sự đàn áp. Cuộc đàn áp kéo dài cả tháng trời, giết chết hơn 3,000 người, nhưng được mọi người công nhận là bước khởi đầu cho phong trào tranh đấu buộc chính phủ Miến phải đổi mới chính trị. Ngay sau buổi lễ, Đài Á Châu Tự Do chúng tôi Phỏng vấn ông Moethee Zun, một trong hai thủ lĩnh chủ chốt của phong trào sinh viên Miến Điện 1988.
RFA: Ông có thể cho chúng tôi biết vì sao ông đến dự buổi lễ kỷ niệm 25 năm phong trào dân chủ 8888?
Moethee Zun: Tôi đến để tranh luận những yêu sách chính trị mà chúng tôi đã đưa ra trong cuộc nổi dậy 1988.
RFA: Có nhiều buổi lễ kỷ niệm sự kiện này, ông định như thế nào?
Moethee Zun: Tôi đã đi dự lễ tưởng niệm ở Bago, thăm nhà những người bạn từ hồi 1988, thăm gia đình những người đã mất trong cuộc nổi dậy. Hôm qua và hôm nay  tôi dự lễ ở Yangoon, ngày mai tôi đi Mandalay và dự ngày cuối cùng ở đó.
Ngày mùng 8 tháng Tám năm 1988. Hôm đó các tập thể sinh viên, thanh niên và dân chúng đã cùng nhau đứng dậy đòi tự do, và bị chính quyền quân sự đàn áp. Cuộc đàn áp kéo dài cả tháng trời, giết chết hơn 3,000 người
RFA: Sau 1988 ông đã thăm Miến Điện hai lần, ông đã bàn luận những gì với bạn bè và đồng sự? Ông dự định gì trong tương lai?
Moethee Zun: Chúng tôi bàn nhiều chuyện lắm. Chúng tôi bình phẩm những yêu sách của chúng tôi hồi 1988, và cố hòan thành nó hôm nay, như là làm cho cuộc sống dân chúng tốt hơn, xây dựng một xã hội và một quốc gia tốt hơn. Chúng tôi chưa thấy cái mà chúng tôi đã yêu sách. Dân chúng, xã hội và chính phủ đang đối diện nhiều thách thức. Chúng tôi đang bàn với nhau làm sao vượt qua các thách thức đó. Những ngày tưởng niệm này là cơ hội để làm điều đó.
RFA: Với tư cách là thủ lĩnh sinh viên, ông thấy cuộc nổi dậy 1988 có ảnh hưởng thế nào đến sự đổi thay của Miến Điện?
Moethee Zun: Chúng tôi đã yêu sách những thay đổi dân chủ hồi 1988 theo yêu cầu của đất nước, nhưng mà những điều đó chưa xong. Chúng ta đã ở dưới chế độ độc tài 26 năm trước 1988 và 25 năm sau đó. Đó là một  thời kỳ đen tối hơn 50 năm. Một điều mà chúng ta rút ra từ đó là mọi người ý thức về dân chủ, quyền con người, sự cần thiết phải kiến tạo hòa bình và xây dưng liên bang (Miến Điện). Những con người đó hôm nay đến đây để thảo luận, một thành quả của chúng ta sau những năm dài khổ đau.
Ngoài ra, chúng tôi cũng phỏng vấn Tiến sĩ Hla Kyaw Zaw của   Đảng cộng sản Miến Điện về vai trò của đảng này trong cuộc nổi dậy 1988. Bà là con gái của vị lãnh đạo sau cùng của đảng cộng sản Miến, tướng Hla Kyaw Zaw sống ở Trung quốc. Sau đây là những điểm chính của cuộc phỏng vấn:
Tiến sĩ Hla Kyaw Zaw: Chúng tôi đã nghĩ đến việc thay đổi quan niệm của đảng từ năm 1980, đầu tiên là hệ thống đa nguyên trong đảng. Chúng tôi đã xây dựng hệ thống đó vào hội nghị lần thứ ba của đảng vào năm 1985. Đảng cộng sản Miến đã gửi thư đến các tổ chức và nhà chính trị trong nước kêu gọi đứng lên hưởng ứng cuộc nổi dậy 1988 lật đổ chính quyền của ông Nay Win. Chúng tôi đã tổ chức các chi bộ trong các thành phố, cũng như làm tất cả để chuẩn bị tham gia khi phong trào bùng nổ.
(Năm 1988) Chúng tôi không bao giờ cho rằng chúng tôi đã thất bại mà đó chỉ là thất bại tạm thời. Mặc dù chúng ta đã không lật đổ được chế độ quân phiệt nhưng chúng ta cũng thu được nhiều thứ từ cuộc đấu tranh lúc ấy
Tiến sĩ Hla Kyaw Zaw
Tháng tám năm 1988, khi cuộc nổi dậy lan rộng ra trên cả nước, chúng tôi đã có hai cuộc đấu tranh vũ trang tại Mongyan và Kutkai. Tại Mongyan  cuộc chiến đấu bắt đầu vào tháng chín và dân chúng rất ủng hộ chúng tôi. Do hai trận đánh đó mà lực lượng quân đội chính phủ đã chuyển lên miền Bắc và Đông Bắc của bang Shan.
Nhiều đồng chí của chúng tôi đã đi đầu trong trận đánh, nhiều người bị giết, bị bắt, và chết trong tù. Chúng tôi không bao giờ cho rằng chúng tôi đã thất bại mà đó chỉ là thất bại tạm thời. Mặc dù chúng ta đã không lật đổ được chế độ quân phiệt nhưng chúng ta cũng thu được nhiều thứ từ cuộc đấu tranh lúc ấy. Bấy giờ chúng ta có nhiều tổ chức chính trị, trong đó có Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Cho Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi và Nhóm Thế Hệ 88.
Chế độ quân sự của Tổng thống Saw Maung đã kiểm sóat đất nước sau năm 1988. Điều đó là do chúng ta thiếu sự lãnh đạo một cách có hệ thống và việc chuẩn bị của chúng ta cũng không đầy đủ.
Theo quan điểm của tôi thì có hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những người muốn thay đổi chút ít hệ thống quân phiệt. Những người khác thì cho là có con đường khác cho đất nước. Cuộc cải tổ có thể được thực hiện nếu những ông tướng chịu chia sẻ quyền lực và nếu họ làm gì đó cho mọi người hài lòng. Để được như vậy chúng ta phải gây sức ép lên quân đội. Nếu chỉ có sức ép từ bên trong quốc hội thì không đủ mà cần từ bên ngòai nữa. Điều tôi muốn nói là tất cả các tổ chức cần làm việc với nhau trong một không gian dân sự. Chúng ta có thể giảm vai trò của quân đội nếu đất nước có hòa bình.
Hiến pháp 2008 được viết để bảo vệ chế độ quân phiệt. Họ đã thành lập một ủy ban để tu chính Hiến pháp, nhưng mà đó là để trình diễn thôi. Chúng ta phải gây sức ép lên quân đội đến khi họ thấy rằng phải chia sẻ quyền lực.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten