maandag 19 augustus 2013

Làng nghề thay đổi và thách thức

Làng nghề thay đổi và thách thức

Làng nghề truyền thống Việt Nam đã có từ hàng trăm năm, gắn liền với bản sắc dân tộc. Giờ đây, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa với thế giới, những làng nghề này cũng bắt đầu chuyển mình để thích nghi với nhịp sống mới đang dần dần xâm nhập vào cuộc sống của những người dân ở đây.
Việt Hà phóng viên RFA
2009-07-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Ngũ Hành Sơn có nghề tạc tượng đá
Ngũ Hành Sơn có nghề tạc tượng đá
Dolinh, RFA


Vậy những thay đổi nào đang diễn ra tại đây, và những thách thức nào mà các làng nghề đang phải đối mặt trong thời đổi mới? Việt Hà tìm hiểu và tường trình
Phát triển

Sự chuyển mình của Làng nghề

Theo thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện Việt Nam có 2790 làng nghề, riêng ở Hà có 1,160 làng nghề. Rất nhiều trong số này đã có hàng trăm năm tuổi, có làng nghề đã 1,000 năm tuổi như làng nghề nổi tiếng Bát tràng.
Những làng nghề này giờ đây đang chuyển mình trong thời kỳ kinh tế hội nhập. Những thay đổi này vừa mang lại những điểm tích cực cho các làng nghề vừa mang lại những thách thức trong quá trình phát triển.

Theo thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện Việt Nam có 2790 làng nghề, riêng ở Hà có 1,160 làng nghề. Rất nhiều trong số này đã có hàng trăm năm tuổi, có làng nghề đã 1,000 năm tuổi như làng nghề nổi tiếng Bát tràng.


Mở cửa, hội nhập, các làng nghề Việt Nam có cơ hội giới thiệu các sản phẩm của mình với khách nước ngoài. Đó là các sản phẩm truyền thống như thủ công mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ. Đây chính là những mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua, mà phần nhiều có xuất xứ từ các làng nghề truyền thống trong cả nước.
Điều này giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, đời sống kinh tế của người dân được cải thiện. Ông  Vũ Quốc Tuấn, chủ tịch hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết:
Vũ Quốc Tuấn: Bây giờ bình quân thu nhập nông thôn, những lao động có nghề tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ thì có thu nhập gấp 2 lần hoặc hơn 2 lần so với làng thuần nông.
Có tiền, người dân các làng nghề xây dựng lại nhà cửa khang trang hơn, và đóng góp để sửa sang đường xá, các công trình công cộng trong làng, khiến bộ mặt các làng nghề được đổi mới.

Mở cửa, hội nhập, các làng nghề Việt Nam có cơ hội giới thiệu các sản phẩm của mình với khách nước ngoài. Đó là các sản phẩm truyền thống như thủ công mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ. Đây chính là những mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua,


Hội nhập cũng giúp các nghệ nhân, những người sản xuất ở các làng nghề Việt Nam được tiếp xúc với những kỹ thuật mới, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, và bớt đi những vất vả cho họ trong quá trình sản xuất. Anh Tô Thanh Sơn, một nghệ nhân làm gốm tại làng Bát Tràng, Hà Nội, thành viên hội nghệ nhân thành phố cho biết:
Tô Thanh Sơn: những người làm lò hộp không làm được nữa, các lò thủ công, họ chuyển sang lò ga, hiện chúng tôi chuyển sang đốt lò ga tiết kiệm năng lượng, hiện có hơn 600 lò ga cả nhỏ lẫn lớn. Đỡ tốn nhiên liệu, thu hồi hàng hoá tỉ lệ cao hơn.
Thì đó là chương trình tiết kiệm năng lượng của thành phố hỗ trợ làng nghề.
Việc chuyển sang đốt lò ga như vậy cũng giúp làm giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho người dân.

Các lò thủ công, họ chuyển sang lò ga, hiện chúng tôi chuyển sang đốt lò ga tiết kiệm năng lượng, hiện có hơn 600 lò ga cả nhỏ lẫn lớn. Đỡ tốn nhiên liệu, thu hồi hàng hoá tỉ lệ cao hơn.
Anh Tô Thanh Sơn


Hội nhập mà không mất bản sắc

Tuy nhiên, cùng với những thay đổi tích cực, các làng nghề cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những thách thức đầu tiên là việc duy trì bản sắc làng nghề, hội nhập mà không đánh mất bản sắc riêng.
Mặt trái của cơ chế thị trường là sự hội nhập một số những sản phẩm văn hoá không phù hợp với cuộc sống của nhưng người dân ở đây, ảnh hưởng đến đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục, các giá trị gia đình và làng xã.
Mặt khác nữa là quá trình đô thị hoá với quan điểm tấc đất tấc vàng. Ở một số nơi, người dân khi có tiền, xây nhà, bán đất rầm rộ cho những người từ địa phương khác đến. Sự phát triển này  không có quy hoạch từ chính quyền địa phương, đã làm xấu đi bộ mặt làng xã.

Tuy nhiên, cùng với những thay đổi tích cực, các làng nghề cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những thách thức đầu tiên là việc duy trì bản sắc làng nghề, hội nhập mà không đánh mất bản sắc riêng.


Sự phát triển sản xuất tại các làng nghề cũng khiến môi trường bị ô nhiễm. Theo báo cáo hồi đầu năm nay của  Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì các làng nghề ở Hà nội hàng ngày xả nước thải hoàn toàn chưa qua xử lý vào các con sông như sông  Nhuệ, sông Đáy khiến các con sông này trở nên ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngoài ra còn những ô nhiễm khác trong làng nghề như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nhiệt độ. Cũng theo báo cáo này thì tuổi thọ của người dân tại các làng nghề ô nhiễm giảm 10 tuổi so với tuổi thọ trung bình của cả nước.

Sự mai một của làng nghề

Có một số làng nghề ngày một mai một do sản phẩm của họ không dùng để xuất khẩu được, trong khi đó trong nước lại không có nhu cầu cao, hoặc những làng nghề sản xuất theo mùa vụ. Nhận xét về tình trạng này, anh Tô Thanh Sơn nói:

Hiện nay tình hình chung về hiệp hội làng nghề Việt nam thì 60% là có chiều hướng xu thoái nặng, nguyên nhân là có những nghề là mùa vụ chứ không truyền thống, ví dụ mùa mưa đan nón, cuối năm đi nặn tò he để bán cho du khách và cho các cháu.


Tô Thanh Sơn: Hiện nay tình hình chung về hiệp hội làng nghề Việt nam thì 60% là có chiều hướng xu thoái nặng, nguyên nhân là có những nghề là mùa vụ chứ không truyền thống, ví dụ mùa mưa đan nón, cuối năm đi nặn tò he để bán cho du khách và cho các cháu. Tức là họ vừa làm đồng rồi lại về nhà làm thêm.
Nói đến vấn đề mai một làng nghề truyền thống, không thể không nói đến hiện tượng các nghệ nhân đang dần lớn tuổi, trong khi các thanh niên trẻ giờ đây đang dời bỏ làng quê để ra thành phố kiếm tìm một cuộc sống mới hiện đại, với thu nhập cao hơn.
Ông Vũ Quốc Tuấn, chủ tịch hiệp hội làng nghề Việt Nam nói:
Vũ Quốc Tuấn: nghệ nhân thì đấy là một điều đáng lo vì nghệ nhân hầu hết là 70, 80 tuổi cả rồi, lâu nay mình ít quan tâm đến đời sống của họ.

Nói đến vấn đề mai một làng nghề truyền thống, không thể không nói đến hiện tượng các nghệ nhân đang dần lớn tuổi, trong khi các thanh niên trẻ giờ đây đang dời bỏ làng quê để ra thành phố kiếm tìm một cuộc sống mới hiện đại, với thu nhập cao hơn.

Có thực trạng là ở nông thôn Việt Nam bây giờ phần lớn là người đứng tuổi, trong làng nghề cũng vậy, có những làng nghề do tình hình kinh doanh không phát triển, thu nhập bị giảm sút nên thanh niên không mặn mà lắm với việc theo các nghề cũ ở các làng nghề, mà họ đi các nơi khác.
Hồi năm ngoái, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được chính phủ giao xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam từ nay đến năm 2020 với một khoản đầu tư trên 11,000 tỷ đồng. Mục đích của dự án này là nhằm quy hoạch vùng nguyên liệu, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Việt Nam hy vọng với việc thực hiện dự án này, những vấn đề lớn còn tồn tại ở các làng nghề sẽ được giải quyết, đồng thời giúp người làm nghề có thể sống ổn định và gìn giữ được những nét văn hoá độc đáo của làng nghề.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Changes-and-challenges-of-Vietnam-craftvillages-07202009163256.html

Việt Nam thiếu chế độ đãi ngộ xứng đáng cho nghệ nhân

Theo Unesco, nghệ nhân là các báu vật nhân văn sống. Ở Việt Nam, việc nhìn nhận, phong tặng danh hiệu cho các nghệ nhân cũng còn tương đối mới mẻ.
Việt Hà phóng viên RFA
2009-09-08
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này


Trong luật di sản văn hóa sửa đổi vừa được quốc hội thông qua năm nay, cũng có phần đề cập đến các nghệ nhân.  Nhà nước
Người thợ làng đá Non Nước
Người thợ làng đá Non Nước. Photo Dolinh RFA
thừa nhận những đóng góp to lớn của họ đối với đời sống văn hóa, xã hội và kinh tế của đất nước. Trong thực tế, việc phong tặng nghệ nhân và chế độ đãi ngộ dành cho họ ra sao?

Nghệ nhân văn hóa phi vật thể và nghệ nhân mỹ nghệ

Luật di sản văn  hóa của Việt Nam ghi rõ nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ, và có công bảo vệ, phổ biến, truyền dạy di sản văn hóa. Nhưng trong thực tế việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân cũng như các chế độ đãi ngộ dành cho họ lại cho thấy nhiều vấn đề.
Luật di sản văn  hóa của Việt Nam ghi rõ nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ, và có công bảo vệ, phổ biến, truyền dạy di sản văn hóa.
Theo tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, phó cục trưởng cục di sản văn hóa, bộ văn hóa thể thao và du lịch, việc xét duyệt danh hiệu nghệ nhân có một số tiêu chí cơ bản. Một là phải có tài năng xuất sắc, thể hiện ở kiến thức mà nghệ nhân nắm giữ, như các bài bản hay trình độ kỹ thuật mà họ thể hiện. Hai là, phải có vai trò xứng đáng với cộng đồng, tức là họ phải có tài năng, nhưng phải có sự cống hiến, tham gia vào đới sống văn hóa cộng đồng.
Ở Việt Nam, có hai loại nghệ nhân. Một là các nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Hai là các nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Đối với các nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, hay còn gọi là các nghệ nhân làng nghề thì danh hiệu nghệ nhân hoặc là do tự phong , hoặc là qua các cuộc thi do địa phương tổ chức. Anh Tô Thanh Sơn, một nghệ nhân gốm sứ ở làng Bát tràng kể về quy chế thi để được phong tặng danh hiệu này như sau:
Tô Thanh Sơn: phải qua thi trước hiệp hội gốm sứ, trước dân làng, giống như hội thi ở các làng khác như vật trâu, phải có các ban ngành quay phim chụp ảnh. Thành phố họ về, rồi các trường mỹ thuật, rồi các người trong ban nghệ nhân, các chú các anh là những người có uy tín trong các giới về chấm, quay phim, bình luận. Phải được thành phố công nhận, do đồng chí Chủ tịch, PHó Chủ tịch ký đấy là nghệ nhân.
Ở Việt Nam, có hai loại nghệ nhân. Một là các nghệ nhân trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Hai là các nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.
Theo anh Sơn cho biết thì các cuộc thi như vậy mới được làm thí điểm tại Hà nội vào năm 2003 và cứ định kỳ 2 năm 1 lần. Còn những nghệ nhân làng nghề từ trước năm 2003 thì là do các làng xã hoặc ban ngành nào đó tự phong cho nhau.
Anh Sơn cũng cho biết những cuộc thi để phong tặng danh hiệu như vậy mới chỉ làm thí điểm lần đầu tại Hà nội và vẫn chưa được tổ chức lại kể từ lần cuối vào năm 2006.
Việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân ở Việt Nam nhiều khi trùng lắp. Theo giáo sư Tô Ngọc Thanh, chủ tịch hội văn nghệ dân gian Việt nam thì sau khi hội khởi xướng việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian vào năm 2003 thì những đơn vị khác cũng đồng loạt bung ra các ‘nghệ nhân’.
Ví dụ liên minh các hợp tác xã Việt nam thì tổ chức trao tặng danh hiệu nghệ nhân bàn tay vàng. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thì ban tặng Nghệ nhân Hà nội. Rồi Bộ Văn hóa thể thao và du lịch thì có quy chế phong tặng nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú trong ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Nhưng  mà bây giờ nghệ nhân nhân dân thì có được bảo hiểm y tế không, hàng thánh có được hưởng phụ cấp không, rồi họ được tôn vinh trong cộng đồng thế nào. Những chuyện như thế không cụ thể gì hết.
GS Tô Ngọc Thanh

Nhiều loại hình văn hóa và nghề truyền thống bị mai một

Thế nhưng việc phong tặng danh hiệu cao quý không đi cùng với việc được đãi ngộ tương ứng. Giáo sư Tô Ngọc Thanh giải thích:
Tô Ngọc Thanh: chúng ta cần phải cụ thể hóa, tức là định lượng hóa, các chủ trương. Ví dụ nhà nước đã có danh hiệu nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú, thế thì sử dụng hai cái danh hiệu như là nghệ sĩ, nhà giáo, và thầy thuốc là tốt rồi, nhưng  mà bây giờ nghệ nhân nhân dân thì có được bảo hiểm y tế không, hàng thánh có được hưởng phụ cấp không, rồi họ được tôn vinh trong cộng đồng thế nào. Những chuyện như thế không cụ thể gì hết.
Nghệ nhân Tô Thanh Sơn ở làng Bát tràng cho biết về những đãi ngộ mà một nghệ nhân như anh được hưởng như sau:
Tô Thanh Sơn: Hiện nay tôi là hội viên hội nghệ nhân thành phố Hà Nội, thì cũng được nhà nước đãi ngộ là trong những lần triển lãm thì được giảm giá, hỗ trợ tiền vận chuyển để đi xa triển lãm.
Thứ hai là hàng năm thì cũng có dịp đi thăm các làng nghề, học tập giao lưu với các làng nghề khác khoảng 2 hay 3 ngày. Hiện nay thì chẳng có gì ngoài mấy điều đó cả. Không có lương, bảo hiểm không.
Việc thiếu chế độ đãi ngộ xứng đáng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều loại hình văn hóa truyền thống, nghề truyền thống bị mai một.
Việc thiếu chế độ đãi ngộ xứng đáng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều loại hình văn hóa truyền thống, nghề truyền thống bị mai một.
Nhiều nghệ nhân không thể sống với nghề của mình. Đã có những nghệ nhân nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh phải chơi nhạc đám ma, đám hội để kiếm sống.
Còn thế hệ trẻ thì không muốn theo học nghề của cha ông vì sợ không kiếm sống được. Có những bộ môn văn hóa truyền thống như hát xoan, hát xẩm, vân vân không kiếm được học trò theo học.
Một số loại hình nghệ thuật truyền thống còn bị biến dạng do không có được sự đào tạo truyền nghề đúng cách từ các nghệ nhân thực sự. Còn ở các làng nghề truyền thống thì những người trẻ tuổi bỏ làng ra đi, và không muốn tiếp tục ở lại làng để học nghề, nối nghiệp của cha ông mình.
Nhiều nghệ nhân không thể sống với nghề của mình. Đã có những nghệ nhân nhã nhạc cung đình Huế được Unesco tôn vinh phải chơi nhạc đám ma, đám hội để kiếm sống.
Hồi giữa năm nay, quốc hội Việt Nam đã thông qua luật di sản văn hóa sửa đổi, trong đó Việt Nam đã công nhận danh hiệu nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú cho cả lĩnh vực văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, cho đến giờ, chế độ đãi ngộ dành cho họ vẫn chưa tương ứng.
Trong khi đó nói như giáo sư Tô Ngọc Thanh, chủ tịch hội văn nghệ dân gian thì các giá trị quý giá của văn hóa truyền thống Việt Nam đang nằm ở bờ vực mai một do các nghệ nhân ngày càng cao tuổi và qua đời dần dần. Có một số thể loại sẽ một đi không trở lại.


Geen opmerkingen:

Een reactie posten