woensdag 21 augustus 2013

Khói hương gây bệnh viêm phổi

Thứ ba, 20/8/2013 08:20 GMT+7

Khói hương gây bệnh viêm phổi

Thắp hương cúng có thể tạo ra chất ô nhiễm không khí trong nhà, gây nên bệnh viêm phổi cho con người.

Ảnh minh họa: Flickr
Ảnh minh họa: Flickr.
“Thắp hương cúng là một trong những nét văn hóa phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên nó có thể tạo ra chất ô nhiễm không khí, gây nên tình trạng viêm phổi ở con người”, các nhà nghiên cứu từ Đại học University of North Carolina, Mỹ, cho biết.
“Đánh giá mối nguy hiểm của việc thắp hương cúng ở Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE)” là nghiên cứu công bố tháng này trên tạp chí Science of The Total Environment. Nghiên cứu được thực hiện bởi Rebecca Cohen, nghiên cứu sinh thạc sĩ khoa môi trường và kỹ thuật (ESE) cùng đồng tác giả Kenneth G. Sexton, giáo sư dịch tễ học Karin B. Yeatts.
Trong nhiều công trình trước đây, Yeatts và đồng nghiệp đã có nghiên cứu liên quan đến khói hương và một số vấn đề sức khỏe bao gồm mắt, mũi, cổ họng, kích ứng da, triệu chứng hô hấp, trong đó có bệnh hen suyễn, đau đầu, bệnh tim mạch và những thay đổi trong cấu trúc tế bào phổi.
Ô nhiễm không khí trong nhà là một trong những mối quan tâm về sức khỏe của con người. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính hơn một triệu người chết mỗi năm do mắc bệnh mãn tính về đường hô hấp (COPD), chủ yếu là kết quả của việc tiếp xúc với chất gây ô nhiễm từ bếp lò và lò sưởi. Đốt hương giải phóng các chất ô nhiễm tương tự, bao gồm carbon monoxide (CO).
Trong nghiên cứu này, giới khoa học đã xác định và đo đạc các loại hạt bụi và khí phát ra từ hai loại hương thường sử dụng trong nhà ở UAE như khí CO, SO2, NOx, formaldehyde. Việc thử nghiệm được thực hiện trong hơn ba giờ, khoảng thời gian trung bình khi hương được đốt lên trong một buồng thiết kế đặc biệt tương tự phòng khách điển hình của UAE.
Các tế bào phổi đặt trong phòng để tiếp xúc với khói, sau đó ủ 24 giờ để các hạt xâm nhập, tác động lên tế bào. Kết quả, phản ứng gây viêm đã diễn ra, một dấu hiệu của bệnh hen suyễn và các vấn đề hô hấp khác, tương tự như tế bào phổi tiếp xúc với khói thuốc lá.
Hương được đốt hàng tuần trong 94 % hộ gia đình ở UAE như một văn hóa để tỏa hương thơm vào trang phục, không khí và để loại bỏ mùi thức ăn. Do con người dành tới 90% thừoi gian ở trong nhà, nên ô nhiễm không khí trong nhà trở thành mối quan ngại ngày càng tăng.
Các nhà khoa học đề nghị triển khai hệ thống thông gió tốt hơn tại UAE khi thắp hương, chẳng hạn như mở một cửa hoặc cửa sổ để cải thiện luồng không khí. Họ cũng đề nghị sử dụng các thiết bị đốt điện để thay thế cho than.
Lê Hùng
 
 
 
Thứ ba, 9/7/2013 16:04 GMT+7

Tuổi thọ giảm vì ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí khiến uổi thọ trung bình của người dân ở phía bắc Trung Quốc ngày nay thấp hơn 5,5 năm so với tuổi thọ của người dân ở phía nam.

Trung-Quoc-1373357178_500x0.jpg
Khẩu trang đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của dân thành thị Trung Quốc do không khí bẩn. Ảnh: boston.com.
Michael Greenstone, một giáo sư của Viện Công nghệ Massachusetts tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp thu thập dữ liệu về mức độ ô nhiễm không khí và tuổi thọ trung bình của người dân tại 90 thành phố ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1981 tới 2000. Họ nhận thấy mật độ hạt siêu nhỏ PM2,5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) trong không khí ở miền bắc cao hơn 55% so với miền nam, trong khi tuổi thọ trung bình của người dân ở miền bắc Trung Quốc thấp hơn 5,5 năm so với người dân ở miền nam, AP đưa tin.
Nhóm nghiên cứu cho rằng tuổi thọ trung bình ở miền bắc thấp hơn do hoạt động đốt than đá ở đây diễn ra mạnh mẽ trong nhiều thập niên qua, khiến nồng độ bụi PM2,5 tăng vọt.
Bụi PM2,5 là một mối lo đối với giới chuyên gia y tế, bởi chúng có thể chui sâu vào phổi và gây nên các bệnh về hô hấp.
Trong suốt 30 năm - từ 1950 tới 1980 - chính phủ Trung Quốc cung cấp than đá miễn phí cho các hộ gia đình và nhà máy ở phía bắc sông Hoài (sông lớn thứ ba tại Trung Quốc) và dãy núi Tần Lĩnh để người dân sưởi ấm. Bắc Kinh thực hiện chính sách này vì nhiệt độ ở khu vực phía bắc sông Hoài rơi xuống mức rất thấp trong mùa đông.
Chủ trương phát than đã miễn phí để lại tác động rất lâu dài, bởi ngày nay người ta vẫn thấy nhiều hệ thống lò sưởi bằng than đá ở miền bắc Trung Quốc. Than đá không còn là mặt hàng miễn phí, song chính phủ vẫn trợ giá. Vì thế tỷ lệ người dân dùng than đá để sưởi vẫn khá lớn.
Francesca Dominici, giáo sư bộ môn thống kê sinh học của trường Y tế công cộng Harvard tại Mỹ, cho rằng chính sách phát than đá miễn phí của Trung Quốc đã tạo ra một môi trường lý tưởng để các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về tình trạng ô nhiễm không khí.
"Chúng tôi không thể tạo một môi trường như thế trong phòng thí nghiệm", bà nói.
Minh Long


http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/tuoi-tho-giam-vi-o-nhiem-khong-khi-2845213.html

 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten