dinsdag 20 augustus 2013

Gần 800 trí thức VN kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng

VN đã sẵn sàng cho hệ thống đa đảng?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-08-20



Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này


Cảnh sát đặc biệt vũ trang đứng gác trước các biểu ngữ của đảng cộng sản VN
Cảnh sát đặc biệt vũ trang đứng gác trước các biểu ngữ của đảng cộng sản VN
AFP

Nghe bài này
Sự kiện một số nhân sĩ trí, thức, đảng viên cộng sản Việt Nam công bố vận động thành lập đảng Dân chủ Xã hội được dư luận rất quan tâm. Kính Hòa trò chuyện cùng ông Hoàng Duy Hùng, Nghị viên thành phố Houston, Texas, người cũng có nhiều quan tâm đến tình hình chính trị xã hội Việt Nam.
Chưa có dấu hiệu chấp nhận đối lập
Kính Hòa: Một số nhân sĩ trí thức, trong đó có một đảng viên cộng sản là ông Lê Hiếu Đằng công bố vận động thành lập một đảng mới là Dân chủ xã hội để làm đối trọng với đảng cộng sản, với tư cách một người có quan tâm nhiều đến Việt Nam, ông nghĩ về việc này thế nào?
Hòang Duy Hùng: Tôi thì rất ủng hộ cho việc thành lập đảng dân chủ xã hội, nhưng mà tôi tin là đảng cộng sản Việt Nam sẽ bắt bớ vì họ chưa chấp nhận đối lập, và nội bộ của họ cũng chia rẽ không thuần nhất như trước, nên khi có sự xuất hiện một đảng đối lập họ sẽ sợ bị bể, họ chưa có chuẩn bị. Điều thứ hai là chắc chắn không chỉ có một mình ông Lê Hiếu Đằng, cho nên đảng cộng sản sẽ tìm xem thế lực nào đằng sau đó. Trước mắt họ sẽ để yên để tìm hiểu nhưng rồi họ sẽ không để yên đâu.  Có nhiều người bảo nhóm ông Đằng là đối lập cuội, nhưng tôi cho là không phải như vậy, họ là những người có tâm với đất nước, họ muốn thay đổi. Trong đảng cộng sản có nhiều phe và phe đang cầm quyền không thích chuyện này.
Nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị thì có khả năng xảy ra việc trả thù đẫm máu. Những người đảng viên cộng sản về hưu hoặc không nắm quyền biết điều đó và họ muốn ngồi lại với nhau thành một khối để có thể tạo sự chuyển tiếp ôn hòa
Hòang Duy Hùng
Câu hỏi đặt ra là bao giờ VN có đối lập thật sự! Chuyện đối lập sẽ phải đến thôi mà vấn đề là khi nào. Cần phải có chuyện ý thức của nhà cầm quyền về chuyện đó, như kinh nghiệm Miến Điện cho thấy khi ông Theinsein chấp nhận chuyện đối lập. Việt Nam có lẽ cần có một nhà lãnh đạo ôn hòa lên cầm quyền.
Ông Hoàng Duy Hùng, Nghị viên thành phố Houston, Texas
Ông Hoàng Duy Hùng, Nghị viên thành phố Houston, Texas

Còn nếu cứ đàn áp hòai thì sẽ đưa đến sự xáo trộn. Nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị thì có khả năng xảy ra việc trả thù đẫm máu. Những người đảng viên cộng sản về hưu hoặc không nắm quyền biết điều đó và họ muốn ngồi lại với nhau thành một khối để có thể tạo sự chuyển tiếp ôn hòa.
Kính Hòa: Thưa ông trong việc tuyên bố thành lập đảng Dân chủ xã hội này có chuyện khác với việc cụ Hòang Minh Chính tuyên bố phục họat đảng Dân chủ trước đây là có đề cập đến những đảng viên cộng sản. Phải chăng việc này có thể làm giảm cái rủi ro bị đàn áp không?
Nhà cầm quyền cộng sản hiện chưa có dấu hiệu nào chấp nhận đối lập, nên nếu họ thấy cái đảng này lớn mạnh đe dọa đến đảng cầm quyền của họ thì họ sẽ đàn áp.
Hòang Duy Hùng
Hòang Duy Hùng: Học cái kinh nghiệm của ông Hòang Minh Chính nên họ khôn khéo hơn. Có những người dường như chỉ muốn đấu tranh lật đổ, cực đoan, thì như vậy chỉ tạo cái cớ cho đảng Cộng sản đàn áp. Hiện giờ trong nước không có lực lượng nào đủ mạnh, cho nên nếu để một cái cớ nhỏ cho người cộng sản họ đàn áp thì là một thiệt hại lớn vô cùng. Cho nên những người như ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận rất khôn khéo kêu gọi những người cựu cộng sản, hoặc những người đã về hưu, như vậy bớt đi cái gai nhọn tạo cớ cho cộng sản đàn áp.
Tuy nhiên như tôi đã nói là nhà cầm quyền cộng sản hiện chưa có dấu hiệu nào chấp nhận đối lập, nên nếu họ thấy cái đảng này lớn mạnh đe dọa đến đảng cầm quyền của họ thì họ sẽ đàn áp.
Kính Hòa: Trong lịch sử sụp đổ của các đảng cộng sản thì không có một đảng nào tách ra từ đảng cộng sản lúc sự cầm quyền của họ đang mạnh mà thành công phải không thưa ông?
Hòang Duy Hùng: Vâng đúng vậy.
Kính Hòa: Vậy nếu lần này mà đảng Dân chủ xã hội thành công thì đó là một trường hợp đặc biệt của Việt Nam?
Hòang Duy Hùng: Vâng, nếu một đảng cộng sản thóai thân, hay là tách ra làm hai làm ba, vì mâu thuẫn quyền lợi, vì ý thức hệ, thậm chí vì mâu thuẫn chiến thuật cũng được nữa, thì tôi tin là sự tách ra đó là có thực, vì cái ý thức hệ cộng sản không còn như xưa nữa. Nếu thành công thì đây là trường hợp đầu tiên sự tách ra thành công từ nội bộ cộng sản,
Kính Hòa: xin cám ơn ông Hòang Duy Hùng.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-vn-ready-mult-party-08202013073652.html

Gần 800 trí thức VN kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng

Gần 800 nhà trí thức tại Việt Nam hôm qua đã ký thỉnh nguyện thư trên mạng kêu gọi chấm dứt chế độ độc đảng và tổ chức bầu cử tự do.

000_Hkg4448557-305.jpg
Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tại Hà Nội ngày 12 tháng 1 năm 2011.
AFP PHOTO / HOANG DINH Nam


Thỉnh nguyện thư này, phác họa một bản hiến pháp khác, được phổ biến trên nhiều trang blog nổi tiếng hôm thứ Ba để đáp ứng việc đảng CSVN yêu cầu dân chúng góp ý về những khoản tu chính hiến pháp.
Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, thuộc trong số cựu viên chức cao cấp ký tên trong thỉnh nguyện thư, cho biết Hiến pháp năm 1992 được đề ra vào những năm đầu của chính sách đổi mới, do đó không con phù hợp với hiện tình đất nước. Cho nên bản hiến pháp như đề nghị trong thỉnh nguyện thư là tốt hơn văn kiện hiện giờ; và điều tốt nhất là Việt Nam phải có hệ thống đa đảng trong lúc này.
Theo bà Nguyễn Thu Nga, nhân viên tại một văn phòng ở Hà Nội, thì diễn tiến vừa nói rất trọng hệ cho hệ thống chính trị Việt Nam; người CS phải chấp nhận thỉnh nguyện thư này thay vì chống lại trí thức.
Bản Hiến pháp đề nghị trong thỉnh nguyện thư cũng kêu gọi đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thay vì Cộng hòa XHCNVN, đồng thời thực hiện tam quyền phân lập giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Mặc dù nhà cầm quyền cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của công chúng về đề nghị tu chính hiến pháp, nhưng những vấn đề như bầu cử đa đảng, quyền tư hữu đất đai của người dân bị loại khỏi tiến trình tham khảo ý kiến.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/proposal-new-constitution-causes-stir-in-vn-01232013141336.html

Đa đảng và độc đảng

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Bích chương của đảng cộng sản Việt Nam khắp trên đường phố
Bích chương của đảng cộng sản Việt Nam khắp trên đường phố
AFP

Nghe bài này
Ngay sau khi có những bài viết của ông Lê Hiếu Đằng đưa ra chủ trương thành lập một chính đảng công khai đối lập với đảng  Cộng Sản Việt Nam, cuộc tranh luận về vấn đề đó trở nên sôi nổi tại Việt Nam.
Lý luận chống
Thông thường khi có những ý kiến, bài viết công khai đối lập lại với đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, một số cơ quan ngôn luận của hệ thống Nhà Nước lên tiếng phản bác.
Trường hợp mới nhất là đối với bài viết của ông Lê Hiếu Đằng ‘Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…’ được công khai trên trang mạng Bô xít hồi tuần rồi.  Bài viết được cho nhằm tính sổ cuộc đời này của ông nêu lại quá trình của một người có thâm niên 45 tuổi đảng cộng sản như bản thân ông. Tuy nhiên nay ông nhận thấy có những sai lầm và muốn có thay đổi mà một trong những đổi thay đó là phải chấm dứt sự độc quyền cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước phải đa nguyên- đa đảng theo hướng dân chủ- xã hội.
Hôm chủ nhật ngày 18 tháng 8, báo Quân đội Nhân dân có bài viết của tác giả Trọng Đức tựa đề ‘Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh”’. Tác giả nêu ra 4 điểm để phản biện lại nội dung bài viết của ông Lê Hiếu Đằng mà tác giả cho là cổ xúy cho một vấn đề không mới tại Việt nam là ‘đa nguyên, đa đảng’.
Đâu có phải cứ đa nguyên đa đảng là tự nó đã có dân chủ? Đa đảng đối lập tại VN lúc này có đúng như các nhà dân chủ đã vẽ ra là sẽ làm cho đất nước dân chủ hơn, phát triển hơn, đời sống nhân dân tốt đẹp hơn? Hay sẽ diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định
Trọng Đức/báo QĐND
Tác giả Trọng Đức biện luận ‘Đâu có phải cứ đa nguyên đa đảng là tự nó đã có dân chủ? Đa đảng đối lập tại Việt Nam lúc này có đúng như các nhà dân chủ đã vẽ ra là sẽ làm cho đất nước dân chủ hơn, phát triển hơn, đời sống nhân dân tốt đẹp hơn? Hay sẽ diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, đỗ vỡ nền kinh tế như đã xảy ra ở một số nước mà người gánh chịu không ai khác chính là nhân dân.”
Bài viết của tác giả Trọng Đức tựa đề ‘Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh”’ đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 18/08/13
Bài viết của tác giả Trọng Đức tựa đề ‘Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh”’ đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 18/08/13

Phản biện
Trong hai ngày qua trên các trang mạng xuất hiện một số bài viết phản biện lại bài của tác giá Trọng Đức trên báo Quân Đội Nhân dân. Một trong số đó là bài của Trung Nghĩa phản biện lại từng điểm mà tác giả Trọng Đức của tờ Quân Đội Nhân dân nêu ra. Tác giả Trung Nghĩa tỏ rõ sự buồn cười và làm phì cười trong bài viết của Trọng Đức như đưa ra trường hợp của một tù hình sự để bác chuyện cá nhân ông Lê Hiếu Đằng kể chuyện được cho ra đi thi khi đang bị cầm tù vì lý do chính trị; cũng như cách lập luận ngây ngô khi giải thích về mối quan hệ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Tác giả Trung Nghĩa còn cho rằng việc Trọng Đức nói ‘Quốc hội Việt Nam do toàn thể nhân dân Việt Nam bầu ra để thay mình thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy, quyết định của Quốc hội thể hiện tâm tư, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân’. Đây là điều mà tác giả Trung Nghĩa cho là sai sự thật. Thế rồi tác giả Trung Nghĩa còn dùng những lập luận khác để bác bỏ điều mà Trọng Đức của báo Quân Đội Nhân dân gọi là truyền thống ngoại giao mềm mỏng; cũng như ý kiến trên báo Quân đội Nhân dân về tam quyền phân lập.
Điều 69 của Hiến pháp năm 1992 ghi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật
Ông Phạm Đình Trọng
Bên cạnh đó là những bài viết về ý kiến của giáo sư Vũ Minh Giang, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, khi trả lời BBC cho rằng chưa có đủ căn cứ pháp luật cho sự ra đời của những chính đảng mới.
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM

Nhà văn Phạm Đình Trọng cho rằng ông giáo sư trong hội đồng lý luận trung ương ấp úng, quanh co; nói rất dài mà chỉ đưa ra một nội dung rất ngắn mà nhà văn Phạm Đình Trọng cho là hồ đồ; đó là chưa có căn cứ pháp lý cho việc thành lập chính đảng mới.
Ông Phạm Đình Trọng nhắc lại là người dân được làm mọi việc khi pháp luật không cấm. Ông nêu ra lại điều 69 của Hiến pháp năm 1992 ghi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền được hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật. Ông giải thích hội và đảng là hai cách gọi khác nhau của một tổ chức chính trị. Ông còn nêu ra điều 52 của Hiến pháp năm 1992 qui định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; hơn 3 triệu công dân có quyền lập đảng Cộng sản vậy số còn lại hơn 80 triệu cũng có quyền lập ra những đảng chính trị của họ.
điều 52 của Hiến pháp năm 1992 qui định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; hơn 3 triệu công dân có quyền lập đảng Cộng sản vậy số còn lại hơn 80 triệu cũng có quyền lập ra những đảng chính trị của họ
Ông Phạm Đình Trọng
Luật sư Nguyễn Lệnh, trên Dân Luận, nhắc lại điều 4 trong Hiến pháp năm 1980 và điều 4 trong Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1980 với điều 4 qui định đảng CS là lực lượng duy nhất lãnh đạo đất nước, lãnh đạo xã hội; nhưng điều 4 trong Hiến pháp năm 1992 không còn chữ ‘duy nhất’ nữa và còn thêm ‘mọi tổ chức của đảng CS hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.’
Vị luật sư này đặt vấn đề do quốc hội vẫn chưa ban hành Luật về tổ chức đảng chính trị nên không biết thể lệ thành lập một đảng chính trị là thế nào. Theo luật sư Nguyễn Lệnh phải chăng điều 4 hiến pháp năm 1992 chính là căn cứ pháp lý để để một lực lượng khác không phải đảng CS Việt Nam có thể tiến hành thành lập một đảng chính trị trên nguyên tắc ‘áp dụng pháp luật tương tự’ mà đảng CS Việt Nam đang hoạt động cho đến khi có Luật về tổ chức đảng và thể lệ thành lập đảng.
Ủng hộ
Blogger Nguyễn Thiện Nhân, người có bài viết góp ý xây dựng cương lĩnh Đảng Dân chủ Xã hội do ông Lê Hiếu Đằng chủ xướng, nói rõ những căn cứ để có thể hình thành ra một đảng chính trị đối lập tại Việt Nam như sau:
Trong Hiến pháp có cho người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội. Trên tinh thần hiến pháp người dân có quyền lập hội, mà trong lập hội có đảng phái chính trị
Blogger Nguyễn Thiện Nhân
Tất nhiên theo tinh thần luật, cán bộ nhà nước các cơ quan nhà nước chỉ được phép làm những điều luật pháp cho phép; còn người dân được phép làm những gì luật pháp không cấm. Trong Hiến pháp có cho người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội. Trên tinh thần hiến pháp người dân có quyền lập hội, mà trong lập hội có đảng phái chính trị.
Đảng phái chính trị ở đây tất nhiên chưa bàn đến việc có chấp chính hay không; tức tham gia vào việc quản lý quyền lực nhà nước hay không; nếu như không tham gia vào quyền lực quản lý nhà nước mà chỉ là một đảng sinh hoạt để thể hiện tiếng nói, quan điểm thì tinh thần hiến pháp không cấm.
Nhưng trong thực tế nhà nước, chính phủ cũng như đảng Cộng sản Việt Nam không nói cụ thể về vấn đề này, cũng như chưa được luật hóa về vấn đề này.
Sau này nếu như Đảng Dân chủ Xã hội mà có đi đến việc thành lập phải đụng đến vấn đề pháp luật; sẽ có những tranh luận một bên cho rằng chiếu theo pháp luật là được phép, và một bên cho rằng chưa có luật. Phía nhà nước lúc nào cũng cho rằng chưa luật hóa và không được phép.
Nhiều nhận định cho rằng đảng Cộng sản Việt Nam lúc này chắc chắn sẽ chặn đứng việc hình thành một đảng chính trị đối lập hoạt động công khai tại Việt Nam; tuy nhiên sự ngăn cản đó sẽ không thể kéo dài được lâu.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten