zaterdag 13 juli 2013

Việt Nam thua Singapore 100 năm về kinh tế, nhưng kém 500 năm về Dân chủ và Nhân quyền

Sunday, July 14, 2013

Việt Nam thua Singapore 100 năm về kinh tế, nhưng kém 500 năm về Dân chủ và Nhân quyền

QLB  

Singapore là một đảo quốc nhỏ bé gần như bao bọc bờ Trời và Nước, hoàn toàn không có tài nguyên gì đáng kể, đến cả nước cũng phải nhập khẩu, vậy mà tiêu chuẩn đánh giá cuộc sống GDP per Capita của họ đứng thứ 4 trên thế giới! Cầm tấm Hộ chiếu của Singapore có thể đi khắp thế giới và dành được sự tôn trọng của mọi người.
Nói về Singapore là người ta nói về Lý Quang Diệu, người đã làm nên một kỳ tích đưa đất nước Singapore có được ngày hôm nay. Với thiện chí của mình ông Lý Quang Diệu đã sang Việt Nam nhiều lần góp ý chân tình với lãnh đạo Việt Nam... Song mỗi lần gặp lãnh đạo Việt Nam thì tình cảm của ông dành cho Việt Nam thêm nguội lạnh, đến lần sau khi gặp Chính phủ của Phan Quang Khải  thì ông đã nhận ra sự thật: Cộng Sản không dễ gì từ bỏ quyền lực của họ ngồi trên đầu nhân dân!

Những năm gần đây đã có vài lần phát biểu của ông công khai lên án chế độ cộng sản ở Việt Nam... Cùng trong một khối Asean, song Việt Nam thua kém Singapore hàng trăm năm về kinh tế và vài trăm năm về nền dân chủ và một xã hội có nhân quyền!

Trần Ái quốc

Phát biểu gây xôn xao của ông Lý Quang Diệu  

Ở tuổi ngoài 80, ông Lý Quang Diệu vẫn là chính trị gia có ảnh hưởng lớn
Ảnh: AFP

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu vừa có phát biểu gây xôn xao dư luận châu Á. Trong đó, một mặt ông ca ngợi nền chính trị Singapore, mặt khác chỉ trích cái mà ông gọi là "chính trị đồng tiền".

"Chính trị đồng tiền"

"Ở nhiều nước châu Á, "chính trị đồng tiền" đơn giản là "thuật ngữ được mã hóa" của việc mua lá phiếu để nắm quyền. Và sau khi có được quyền lực, người ta tìm cách thu hồi "chi phí", cộng thêm một ít lợi nhuận để mua phiếu tiếp trong vòng tới". Đó là nguyên văn lời cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, hiện giữ chức Bộ trưởng cố vấn trong nội các của con trai ông, Thủ tướng Lý Hiển Long, tại buổi tiệc tối mừng quốc khánh thứ 43 (ngày 9.8) với cử tri khu vực Tanjong Pagar.

Ông Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng Singapore năm 1959, khi hòn đảo này còn là thuộc địa của Anh, rồi sáp nhập vào Malaysia, cho đến khi chính thức tách riêng thành nước Cộng hòa Singapore năm 1965. Ông giữ ghế Thủ tướng đến năm 1990. Năm 2004, con trai ông lên giữ chiếc ghế này. Quốc hội Singapore có 84 ghế thì có đến 82 ghế thuộc về các thành viên đảng Nhân dân hành động (PAP) do ông Lý thành lập năm 1954 và ông Lý "con" đang nắm chức Tổng thư ký. Dù sắp bước sang tuổi 85 vào tháng tới, ông Lý vẫn là một gương mặt chính trị có thể làm lu mờ các gương mặt khác trong nước và vẫn rất năng động trên chính trường thế giới.

"Một trong những vấn đề mà các nước này đang đối mặt là những người nắm quyền muốn giữ lấy đồng tiền cho riêng mình. Vì vậy, họ loại trừ những người trẻ tuổi tài năng muốn tham gia vào nhóm của họ. Kết quả là không có nhân tài trong các đảng chính trị đang tồn tại" - ông Lý nói tiếp về hậu quả của những thể chế chính trị bị "bóng ma" đồng tiền ngự trị - "Bầu cử không đưa được vào chính phủ nhóm lãnh đạo hạng nhất, mà chỉ là nhóm hạng ba, hay nhóm hạng B, hạng C, kéo đất nước đi xuống trong vòng 3-4 năm... Hãy nhìn Thái Lan, Philippines, Việt Nam.... các nhóm thay phiên nhau cầm quyền chỉ đẩy đất nước vào tình trạng ngày một rối rắm thêm". Ông Lý Quang Diệu cũng tự tin nói rằng: "Tại sao những vấn đề như vậy không xảy ra ở Singapore? Vì không có "chính trị đồng tiền" ở đây! Và chúng ta có một nhóm hạng A lãnh đạo đất nước!". Các phát biểu của ông được tường thuật chi tiết trên báo Today, nhật báo của tập đoàn truyền hình MediaCorp của Singapore, và được báo chí nhiều nước châu Á đăng lại.

Singapore tự tin

Ông Lý giải thích thêm: "Ở Singapore, chúng ta chọn lựa ứng cử viên kỹ càng. Năm này qua năm khác, thông qua bầu cử, chúng ta thấy được chất lượng của những nghị sĩ quốc hội, trình độ học vấn, năng lực của họ. Sức trẻ của họ luôn được vun đắp, và chúng ta có một đội ngũ lãnh đạo có đủ phẩm chất đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng cao hơn của xã hội". Đồng thời trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra ở Mỹ, và nhiều khả năng ở châu Âu và Nhật Bản, ông Lý vẫn có đủ tự tin nói rằng Singapore đã có những "vùng đệm", những "yếu tố hấp thụ cú sốc suy thoái" giúp nước này chẳng bị ảnh hưởng mấy trong tình hình ảm đạm chung. Đó là hai "cỗ máy" kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ có thể bù đắp mức sụt giảm nhập khẩu của Mỹ và châu Âu đối với hàng hóa của khu vực Đông Nam Á. Đó là những lao động nước ngoài trình độ thấp bị mất việc chứ không phải người Singapore. Đó là những vùng đất mới mà Singapore đang vươn đến như Nga và Trung Đông. Đó là hai sòng bạc tổng hợp trị giá trên 5 tỉ USD mỗi cái, là nhà máy sản xuất tấm thu năng lượng mặt trời trị giá 4,5 tỉ USD đang xây dựng mà khi vận hành sẽ thu hút lượng lao động rất lớn. "Bởi vậy, khi kinh tế Mỹ đi xuống, chúng ta không bị ảnh hưởng nặng nề như lần kinh tế Mỹ suy thoái trước đây", ông Lý khẳng định, cho dù một tuần trước đó, chính phủ nước này đã hạ mức dự đoán tăng trưởng năm 2008 xuống còn 4-5% (từ mức 4-6% trước đó).

"Tại sao chúng ta đứng ngoài các vấn đề toàn cầu được? Bởi có một chính phủ biết lập trước những kế hoạch, nhìn thấy trước, tính toán trước và đưa ra những quyết định đúng đắn trước. Vâng, sẽ có một cuộc suy thoái diễn ra trên toàn thế giới. Nhưng chúng ta đã và đang có đủ những sự đầu tư để vượt qua", ông Lý tự tin.

Một trung tâm tài chính sạch

Singapore áp dụng một cơ chế toàn diện chống rửa tiền, chống tài trợ cho khủng bố để đảm bảo tiền phi pháp không thâm nhập được các định chế tài chính.

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trợ lý Giám đốc điều hành Ngân hàng trung ương Singapore, ông Lee Boon Ngiap, cho biết ngân hàng trung ương (tên chính thức là Cơ quan Tiền tệ Singapore - MAS) sẽ hỗ trợ các định chế tài chính thực hiện các quy định của nhà nước để "Singapore luôn là một trung tâm tài chính sạch."

Tại hội thảo về tội phạm tài chính do MAS tổ chức ngày 12/7, ông Lee khẳng định MAS cam kết hợp tác đầy đủ với cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống tội phạm xuyên quốc gia. Theo ông Lee, trong ba năm qua, MAS đã áp dụng một cơ chế toàn diện trong việc chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố để đảm bảo tiền phi pháp không thâm nhập được các định chế tài chính ở "Đảo quốc Sư tử."

Trong giai đoạn 2010-2012, MAS đã tiến hành 108 cuộc thanh tra việc thực hiện quy định chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố tại các định chế tài chính, đồng thời tiến hành xử lý nhiều định chế tài chính thực hiện không đầy đủ các quy định.

Theo luật pháp Singapore, cá nhân phạm tội rửa tiền phải nộp phạt tối đa 500.000 SGD (đôla Singapore), tương đương 396.000 USD, và bị tù tối đa 7 năm. Mức phạt đối với các công ty lên tới 1 triệu SGD, khoảng 792.000 USD.

Singapore cũng đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm đảm bảo tính hợp nhất của trung tâm tài chính cũng như bảo vệ uy tín của ngành ngân hàng tư nhân, trong đó, các tội danh liên quan tới thuế được coi là tội hình sự.

Đảo quốc này cũng đã tăng cường hợp tác quốc tế trong các hoạt động chống tội phạm thuế liên quốc gia, với hoạt động gần đây nhất là ký Công ước hỗ trợ hành chính trong các vấn đề về thuế và mở rộng hoạt động trao đổi thông tin với 11 đối tác trên thế giới.

Ngành tài chính và ngân hàng đóng góp khoảng 12% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm và sử dụng 5,5% lực lượng lao động 3,36 triệu người tại "Đảo quốc Sư tử".
Tổng hợp
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten