woensdag 3 juli 2013

Việt Nam : Tù nhân ‘đòi nhân quyền’ ở Xuân Lộc

Tù nhân ‘đòi nhân quyền’ ở Xuân Lộc


Cập nhật: 14:10 GMT - thứ hai, 1 tháng 7, 2013

Cổng vào nhà tù Xuân Lộc
Cổng vào nhà tù Xuân Lộc ở Đồng Nai
Nhiều tù nhân ở một trại giam thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đã đồng loạt nổi dậy vào trưa ngày 30/6 để phản đối cái mà họ cho là ‘cách đối xử vô nhân đạo’ đối với tù nhân.
Nơi xảy ra vụ nổi loạn là phân trại số 1 của Trại giam Xuân Lộc, hay còn được gọi là Trại Z30A, thuộc sự quản lý của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, tức Tổng cục 8, Bộ Công an.
Đây là nơi giam giữ nhiều tù nhân chính trị từng bị kết tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ hoặc ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ như Trần Huỳnh Duy Thức, Phan Ngọc Tuấn, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Ngọc Cường, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Võ Minh Trí và nhạc sỹ Việt Khang.

Trật tự 'vãn hồi'

Cho đến trưa thứ Hai ngày 1/7 thì trật tự đã được vãn hồi tại trại Xuân Lộc và nhà chức trách đang điều tra, truyền thông trong nước cho biết.
Không có thông tin gì về thương vong. Giám thị duy nhất bị các tù nhân giữ lại đã rời phân trại an toàn.
Báo chí nhà nước đồng loạt mô tả đây là hành động ‘gây rối’. Con số tù nhân tham gia được đưa tin khác nhau: báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng có ‘hàng trăm’, trong khi theo trang mạng Đồng Nai Online thì chỉ có ‘hàng chục’.
Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục 8, được dẫn lời nói "các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam".
Tướng Oánh phủ nhận tin trên các mạng xã hội nói các phạm nhân phản đối việc bị đánh đập, cắt xén thức ăn của phạm nhân.
Ông nói sẽ có khoảng 10 người "bị xử lý theo quy định của pháp luật".
Theo tường thuật của báo chí trong nước thì vụ nổi loạn xảy ra vào lúc 8h sáng khi các tù nhân đang đá banh. Một số tù nhân đã ném đá vào giám thị, khơi mào cho cuộc nổi dậy.
"Các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp."
Trung tướng Cao Ngọc Oánh
Sau đó các tù nhân đã cùng nhau ‘đập phá hàng rào’ và ‘kéo ra cổng trại gây áp lực với ban quản giáo’.
Cũng theo báo chí trong nước thì một giám thị là Đại tá Hồ Phi Thắng ‘đã chủ động ở lại’ để nghe các tù nhân nêu yêu sách sau khi tất cả các giám thị khác bị yêu cầu rời đi.
Các tù nhân nổi loạn được cho là ‘dùng đá và dùi tự chế’ làm bị thương một giám thị, ‘đập phá cửa nhà ăn để lấy nước uống và dụng cụ nhà bếp làm hung khí’, ‘thu gom màn chiếu để đốt’ và ‘khóa cổng phân trại’ để cố thủ...
Chính quyền đã nhanh chóng điều thêm lực lượng từ các trại giam lân cận và công an huyện, công an tỉnh đến để trấn áp. Đích thân một lãnh đạo của Tổng cục 8 là Thiếu tướng Hồ Thanh Đình cũng đến hiện trường để chỉ đạo xử lý vụ việc.
Báo Thanh Niên dẫn lời Đại tá Thắng, người bị các tù nhân giữ lại, nói ông ‘không bị đe dọa tính mạng, xâm phạm thân thể’.
"Dù là phạm tội thì các phạm nhân cũng cần được đối xử công bằng."
Trần Văn Huỳnh, thân phụ tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức

Trao đổi với BBC, ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức, nói rằng ông không nghĩ hành động của các tù nhân ở trại giam Xuân Lộc là ‘bạo loạn’.
Ông nói rằng yêu sách của các tù nhân là ‘yêu cầu chính đáng’.
“Dù là phạm tội thì các phạm nhân cũng cần được đối xử công bằng,” ông nói và cho biết ông hy vọng các yêu sách của tù nhân sẽ được thương lượng giữa hai bên.


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130701_xuanloc_prison_protest.shtml
Thứ ba 02 Tháng Bẩy 2013

Việt Nam điều tra về vụ nổi loạn ở trại Xuân Lộc

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thanh Phương
Công an Việt Nam thông báo sẽ điều tra về vụ hàng trăm phạm nhân phân trại I, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai nổi dậy ngày 30/06/2013, giữ làm con tin giám thị trại, để đòi thực hiện những yêu sách của họ về điều kiện giam giữ.


Thông tin từ các tù nhân đưa ra hôm Chủ nhật cho biết vụ nổi loạn ở trại giam Xuân Lộc là để phản đối việc ngược đãi, đánh đập tù nhân, cắt xén các phần ăn của tù nhân. Theo báo chí trong nước ngày 02/07/2013, Tổng cục trưởng Tổng cục 8 (Tổng cục Thi hành án và hỗ trợ Tư pháp), tướng Cao Ngọc Ánh đã phủ nhận thông tin nói trên. Quan chức này khẳng định cán bộ trại giam Xuân Lộc vẫn « tôn trọng nhân phẩm, quyền con người » đối với tù nhân. Ông còn cho rằng các phạm nhân cần đầu vụ « gây rối » trong trại giam Xuân Lộc đều là « lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo ».
Về phần tướng Hồ Thanh Bình, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục 8, thì cho biết sẽ « sàng lọc » những người cầm đầu và tham gia vụ nổi loạn, để xử lý theo luật hoặc xử lý theo kỷ luật trại. Đại tá Hồ Phi Thắng, giám thị trại giam Xuân Lộc thì thông báo là công an tỉnh Đồng Nai sẽ khởi tố vụ án « gây rối trật tự, phá hũy tài sản » tại trại giam Xuân Lộc.
Trại giam Xuân Lộc cũng là nơi giam giữ khoảng 10 tù chính trị, trong đó có Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Cường, Phan Ngọc Tuấn, Việt Khang.... Chính Nguyễn Ngọc Cường đã dùng điện thoại di động gọi ra ngoài để thông báo về vụ nổi loạn của phạm nhân trại Xuân Lộc. Anh Cường cùng với bốn tù chính trị khác là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Ngọc Trí ngay trong đêm 30/06/2013, tức là sau vụ nổi loạn, đã bị chuyển sang trại khác.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130702-viet-nam-dieu-tra-ve-vu-tu-nhan-noi-loan-o-trai-giam-xuan-loc

Tù nhân Xuân Lộc 'bạo động vì bóng đá'


Cập nhật: 10:39 GMT - thứ ba, 2 tháng 7, 2013

Cổng vào nhà tù Xuân Lộc
Cổng vào nhà tù Xuân Lộc ở Đồng Nai
Công an Việt Nam nói vụ bạo động ở trại giam Xuân Lộc là do mâu thuẫn khi đá bóng, trong lúc một số tù nhân chính trị được chuyển đi nơi khác.
Nhiều tù nhân ở một trại giam thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đã đồng loạt nổi dậy vào trưa ngày 30/6 để phản đối cái mà họ cho là ‘cách đối xử vô nhân đạo’ đối với tù nhân.
Nơi xảy ra vụ nổi loạn là phân trại số 1 của Trại giam Xuân Lộc, hay còn được gọi là Trại Z30A, thuộc sự quản lý của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, tức Tổng cục 8, Bộ Công an.
'Bóng đá'
Đại tá Hồ Phi Thắng, Giám thị trại giam, bác bỏ thông tin nói ông này bị các tù nhân giữ làm con tin.
"Anh em cán bộ thuyết phục các phạm nhân không được nên với tư cách là giám thị, tôi phải vào thôi," ông Thắng nói với báo Tiền Phong.
Vị đại tá tuyên bố biến cố xảy ra chỉ vì do thi đấu bóng đá.
"Vụ việc xảy ra khi trại đang tổ chức cho phạm nhân thi đấu bóng đá. Tôi khẳng định đây chỉ là sự mâu thuẫn nhất thời giữa các phạm nhân của hai đội bóng đá."
"Mâu thuẫn, xung khắc là chuyện rất bình thường trong bóng đá, ngay cả ở các giải bóng đá chuyên nghiệp vẫn thường xảy ra."
"Tuy nhiên, một số phạm nhân có những bức xúc sẵn lợi dụng cơ hội này để quậy phá," đại tá Thắng giải thích.
Tù nhân chuyển trại
Trong khi đó, một ngày sau khi xảy ra vụ bạo động, ít nhất năm tù nhân chính trị được chuyển khỏi trại giam Xuân Lộc, đưa sang trại Xuyên Mộc, cũng thuộc tỉnh Đồng Nai.
Những người này gồm các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, và Huỳnh Ngọc Trí.
Em trai ông Thức, Trần Huỳnh Duy Tân, nói với BBC rằng gia đình "lo lắng" khi nghe tin vụ bạo động, nên đã lên trại Xuân Lộc hôm 1/7.
"Các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp."
Trung tướng Cao Ngọc Oánh
"Khi lên đó, trại giam họ báo anh Thức đã chuyển về trại Xuyên Mộc."
"Tôi hỏi anh giám thị vì sao chuyển lên đó, có phải vì vụ bạo loạn không, anh ấy bảo không có liên quan mà là do quyết định của Tổng cục," ông Tân nói.
Ông Tân cho biết gia đình được phép gặp ông Thức ở trại Xuyên Mộc vào chiều ngày 1/7.
Theo ông Tân, ông hỏi anh trai mình về cuộc bạo động và được cho biết là do các "tù thường phạm" thực hiện.
Trong lúc bạo động, những người tù tham gia đã "xông vào" chỗ ở của ông Thức và một số tù nhân chính trị khác.
"Họ nói 'các anh là những người có trình độ, kiến thức, mấy anh ra nói chuyện với mấy anh công an ngoài này đi'."
"Anh tôi vừa mới nói đến đó, người quản giáo bảo thôi đừng nói nữa," ông Tân kể.
Tuy vậy, ông Tân cho rằng vụ bạo động là do các thường phạm tiến hành, chứ không liên quan các tù nhân chính trị.

Biểu tình ủng hộ nhạc sỹ Việt Khang tại Oakland, Hoa Kỳ hồi tháng 3/2012
Trại Xuân Lộc là nơi giam giữ nhiều tù nhân chính trị từng bị kết tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ hoặc ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ như Trần Huỳnh Duy Thức, Phan Ngọc Tuấn, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Ngọc Cường, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Võ Minh Trí và nhạc sỹ Việt Khang.
Cho đến trưa thứ Hai ngày 1/7 thì trật tự đã được vãn hồi tại trại Xuân Lộc và nhà chức trách đang điều tra, truyền thông trong nước cho biết.
Không có thông tin gì về thương vong. Giám thị duy nhất bị các tù nhân giữ lại đã rời phân trại an toàn.
Báo chí nhà nước đồng loạt mô tả đây là hành động ‘gây rối’. Con số tù nhân tham gia được đưa tin khác nhau: báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng có ‘hàng trăm’, trong khi theo trang mạng Đồng Nai Online thì chỉ có ‘hàng chục’.
Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục 8, được dẫn lời nói "các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam".
Tướng Oánh phủ nhận tin trên các mạng xã hội nói các phạm nhân phản đối việc bị đánh đập, cắt xén thức ăn của phạm nhân.
Ông nói sẽ có khoảng 10 người "bị xử lý theo quy định của pháp luật".


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130702_xuanloc_prisoners_update.shtml

Chuyển trại một số tù nhân ở Xuân Lộc


Cập nhật: 10:55 GMT - thứ ba, 2 tháng 7, 2013

Media Player

Một ngày sau khi xảy ra vụ bạo động, ít nhất năm tù nhân chính trị được chuyển khỏi trại giam Xuân Lộc, đưa sang trại Xuyên Mộc.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức được chuyển từ Xuân Lộc sang trại Xuyên Mộc
Công an Việt Nam nói vụ bạo động ở trại giam Xuân Lộc là do mâu thuẫn khi đá bóng, trong lúc một số tù nhân chính trị được chuyển đi nơi khác.
Nhiều tù nhân ở một trại giam thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đã đồng loạt nổi dậy vào trưa ngày 30/6 để phản đối cái mà họ cho là ‘cách đối xử vô nhân đạo’ đối với tù nhân.
Nơi xảy ra vụ nổi loạn là phân trại số 1 của Trại giam Xuân Lộc, hay còn được gọi là Trại Z30A, thuộc sự quản lý của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, tức Tổng cục 8, Bộ Công an.
Đại tá Hồ Phi Thắng, Giám thị trại giam, bác bỏ thông tin nói ông này bị các tù nhân giữ làm con tin.
"Anh em cán bộ thuyết phục các phạm nhân không được nên với tư cách là giám thị, tôi phải vào thôi," ông Thắng nói với báo Tiền Phong.
Vị đại tá tuyên bố biến cố xảy ra chỉ vì do thi đấu bóng đá.
"Vụ việc xảy ra khi trại đang tổ chức cho phạm nhân thi đấu bóng đá. Tôi khẳng định đây chỉ là sự mâu thuẫn nhất thời giữa các phạm nhân của hai đội bóng đá."
"Mâu thuẫn, xung khắc là chuyện rất bình thường trong bóng đá, ngay cả ở các giải bóng đá chuyên nghiệp vẫn thường xảy ra."
"Tuy nhiên, một số phạm nhân có những bức xúc sẵn lợi dụng cơ hội này để quậy phá," đại tá Thắng giải thích.
Tù nhân chuyển trại
Trong khi đó, một ngày sau khi xảy ra vụ bạo động, ít nhất năm tù nhân chính trị được chuyển khỏi trại giam Xuân Lộc, đưa sang trại Xuyên Mộc, cũng thuộc tỉnh Đồng Nai.
Những người này gồm các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Nguyễn Ngọc Cường, và Huỳnh Ngọc Trí.
Em trai ông Thức, Trần Huỳnh Duy Tân, nói với BBC rằng gia đình "lo lắng" khi nghe tin vụ bạo động, nên đã lên trại Xuân Lộc hôm 1/7.
"Khi lên đó, trại giam họ báo anh Thức đã chuyển về trại Xuyên Mộc."
"Tôi hỏi anh giám thị vì sao chuyển lên đó, có phải vì vụ bạo loạn không, anh ấy bảo không có liên quan mà là do quyết định của Tổng cục," ông Tân nói.
Ông Tân cho biết gia đình được phép gặp ông Thức ở trại Xuyên Mộc vào chiều ngày 1/7.
Theo ông Tân, ông hỏi anh trai mình về cuộc bạo động và được cho biết là do các "tù thường phạm" thực hiện.
Trong lúc bạo động, những người tù tham gia đã "xông vào" chỗ ở của ông Thức và một số tù nhân chính trị khác.
"Họ nói 'các anh là những người có trình độ, kiến thức, mấy anh ra nói chuyện với mấy anh công an ngoài này đi'."
"Anh tôi vừa mới nói đến đó, người quản giáo bảo thôi đừng nói nữa," ông Tân kể.
Tuy vậy, ông Tân cho rằng vụ bạo động là do các thường phạm tiến hành, chứ không liên quan các tù nhân chính trị.
Trại Xuân Lộc là nơi giam giữ nhiều tù nhân chính trị từng bị kết tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ hoặc ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ như Trần Huỳnh Duy Thức, Phan Ngọc Tuấn, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Ngọc Cường, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Võ Minh Trí và nhạc sỹ Việt Khang.
Cho đến trưa thứ Hai ngày 1/7 thì trật tự đã được vãn hồi tại trại Xuân Lộc và nhà chức trách đang điều tra, truyền thông trong nước cho biết.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten