donderdag 18 juli 2013

Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc xử vụ kiện Trung Quốc của Philippines

Tòa trọng tài LHQ xử vụ kiện Trung Quốc


Cập nhật: 08:20 GMT - thứ tư, 17 tháng 7, 2013

Biểu tình chống Trung Quốc tại Philippines
Philippines đã đâm đơn lên Tòa trọng tài LHQ từ tháng 1/2013

Philippines cho hay Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc bắt đầu xem xét đơn kiện của nước này về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Giới chức Philippines nói rằng Tòa trọng tài ở La Haye đã bắt đầu tiến trình xét xử hôm thứ Ba 16/7.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói tại một cuộc họp báo rằng hội đồng trọng tài theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển gồm 5 thành viên đã họp thông qua một số quy định trước khi xem xét khiếu nại của Manila, vốn được nộp cho Tòa trọng tài từ hồi tháng 1/2013.
Tòa án này là cơ quan hành pháp được thành lập thể theo Phụ Lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Lúc đó Philippines giải thích rằng họ "đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc" nên quyết định nhờ LHQ phán xét.
Hành động của Manila đã khiến Bắc Kinh lên tiếng phản đối. Người phát ngôn Hồng Lỗi nói: "Trung Quốc không đồng ý với với hành động đi ngược lại với thỏa thuận trước đó."
Tuy nhiên, Philippines lại được ủng hộ của nhiều nước như Mỹ, châu Âu và một số quốc gia láng giềng như Việt Nam, vốn trông chờ một giải pháp lâu dài cho tranh chấp Biển Đông.

Khiếu nại của Philippines

Trong lá đơn của mình, Philippines cho rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông, cũng như việc nước này đơn phương xâm chiếm nhiều đảo và bãi cạn trong khu vực là đi ngược lại Công ước LHQ về Luật biển và không có giá trị pháp lý.
Công ước về Luật biển 1982 đã được 160 quốc gia ký kết, trong đó có cả Trung Quốc và Philippines.
Nếu như Tòa trọng tài tuyên bố có thẩm quyền xét xử thì tòa này sẽ bắt đầu điều tra và phán quyết có thể là yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền của Philippines.
Tuy nhiên chưa ai có thể nói chắc kết quả tiến trình này sẽ là thế nào.
Trung Quốc vốn nhiều lần phản đối việc mang tranh chấp quanh bãi cạn Scarborough ra tòa quốc tế, nói đây là chủ đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines.
Tình hình quanh bãi cạn mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham căng thẳng từ năm ngoái, khi Bắc Kinh gửi nhiều tàu thuyền tới đây.
Tháng 6/2012, Manila đã phải rút tàu của mình về và Trung Quốc gần như đã giành kiểm soát bãi Scarborough.


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/07/130717_philippines_china_tribunal.shtml

Mỹ ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc


Cập nhật: 06:11 GMT - thứ sáu, 15 tháng 2, 2013

Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Ông John Kerry mới nhậm chức ngoại trưởng hồi đầu tháng
Tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được dẫn lời nói Mỹ hoàn toàn ủng hộ việc Philippines tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ tại tòa quốc tế.
Báo chí Philippines cho hay ông John Kerry đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario, vào tối thứ Tư 13/2, trong đó hai ông bàn việc phát triển quan hệ "mạnh hơn và sâu hơn" giữa Mỹ và Philippines.
Hai lĩnh vực quan hệ được nhấn mạnh là an ninh và quốc phòng.
Trong một thông cáo, Bộ trưởng del Rosario nói ông đã báo cho ông Kerry biết về kế hoạch mang tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế thuộc Công ước LHQ về Luật Biển (Unclos).
Ông John Kerry được nói đã “ngỏ ý ủng hộ nỗ lực của Philippines trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền bằng pháp lý".
Ngoại trưởng Philippines nói ông đã nhấn mạnh với người đồng nhiệm Hoa Kỳ về "tầm quan trọng của sáng kiến này đối với sự ổn định trong tương lai của khu vực nói riêng cũng như đối với tính hiệu quả của luật pháp quốc tế nói chung".
Theo ông del Rosario, ông Kerry tỏ ra rất tán thành Unclos và là một trong những người mạnh mẽ ủng hộ cho công ước này tại Thượng viện Mỹ.
"Ngoại trưởng Kerry là động lực cho một nghị quyết của Thượng viện nhằm giải quyết tranh chấp ở biển Tây Philippine (Biển Đông) một cách hòa bình."

Không đàm phán đa phương

Quyết định mang Trung Quốc ra tòa trọng tài Unclos của Philippines đã nhận nhiều phản ứng trái chiều.
Việt Nam đã lên tiếng ủng hộ quyền của các nước được tìm kiếm dàn xếp bất đồng tại tòa quốc tế.
"Ngoại trưởng Kerry là động lực cho một nghị quyết của Thượng viện nhằm giải quyết tranh chấp ở biển Tây Philippine (Biển Đông) một cách hòa bình."
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
Một số nước Asean khác, nhất là những nước không liên quan trực tiếp tới tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, giữ thái độ im lặng hoặc khuyến cáo rằng hành động của Philippines có thể "làm phức tạp hóa tình hình".
Trung Quốc trong khi đó vẫn khẳng định chỉ đàm phán song phương với các nước có liên quan.
Ông del Rosario cho biết cuộc đàm thoại của ông và John Kerry còn đề cập tới nhiều chủ đề chiến lược quan trọng, "đặc biệt trong an ninh và quốc phòng".
Hai bên dường như đã thống nhất sẽ tăng cường hợp tác để nâng cao năng lực của Philippines trong bảo vệ lãnh thổ và người dân.
Các khía cạnh hợp tác sẽ được chú trọng là hiện diện định kỳ của quân Mỹ tại Philippines, tập trận chung và nâng cao năng lực.
Hai bên cũng thống nhất nỗ lực đẩy mạnh quan hệ Mỹ-Asean.


Thêm về tin này

EU nói 'Trung Quốc nên ra tòa án LHQ'


Cập nhật: 13:57 GMT - thứ bảy, 16 tháng 2, 2013

Tổng thống Philippines Benigno Aquino (trái)
Tổng thống Philippines Benigno Aquino nhiều lần bày tỏ lập trường "cứng rắn" về chủ quyền trước Trung Quốc
Một nhóm các nhà lập pháp của EU đang viếng thăm Philippines nói với giới chức nước này rằng Bắc Kinh nên tham gia quá trình trọng tài quốc tế về phân xử tranh chấp biển đảo mà Manila đã đề xuất trước Liên hợp quốc, theo truyền thông nước này.
Hôm thứ Sáu, hãng tin Philippines đưa tin người đứng đầu phái đoàn của Liên minh châu Âu đang thăm Manila nói EU "ủng hộ" lập trường của quốc gia Đông Nam Á đưa các tranh chấp biển đảo ra tòa án quốc tế.
"EU đứng về phía của Philippines," chủ tịch phái đoàn Werner Langen được hãng thông tấn Philippines dẫn lời nói, liên quan đề xuất của Manila.
Mặc dù EU được cho là "không thiên vị" về bất cứ phía nào trong cuộc tranh chấp biển đảo liên quan Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan ở khu vực Biển Đông, hãng tin của Philippines nói:
"Các nghị viên quốc hội EU nói họ tin rằng hành động pháp lý của Philippines là một "động thái tốt" nhằm đảm bảo một giải pháp hòa bình cho các xung đột."
Hãng tin của Philippines hôm 15/2/2013 tiếp tục dẫn lời trưởng phái đoàn lập pháp EU, Werner Langen, nói:
"Tất cả các quốc gia thành viên của EU có lợi ích khi tuyên bố rằng thông qua việc tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, chúng ta giải quyết các vấn đề này cũng như giải quyết vấn đề về các tài nguyên thiên nhiên...
Được cho là hậu thuẫn đề xuất của Manila đưa việc giải quyết tranh chấp đi theo các khuôn khổ pháp lý quốc tế như Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS), vị trưởng đoàn được trích lời nói thêm: "Con đường được lựa chọn... thông qua trọng tài quốc tế là cách thức để đạt điều đó.
"Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận điều này vì nó đưa cả hai bên tới... một giải pháp."
"Tất cả các quốc gia thành viên của EU có lợi ích khi tuyên bố rằng thông qua việc tuân thủ các thỏa thuận quốc tế, chúng ta giải quyết các vấn đề này cũng như giải quyết vấn đề về các tài nguyên thiên nhiên"
Trưởng đoàn lập pháp EU
Cũng hôm thứ Sáu, nhiều báo của Philippines đăng tải ý kiến của tân ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông John Kerry "ủng hộ" lập trường của Manila.
Hãng tin của Philippines dẫn lời ngoại trưởng nước này, Albert Del Rosario, nói về quan điểm của tân Ngoại trưởng Kerry:
"Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hậu thuẫn quyết định của chính phủ Philippines vào tháng trước đưa các tranh cãi với Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn ở Biển Hoa Nam ra trước tòa án của LHQ, nhấn mạnh nhu cầu giải quyết các xung đột nóng lâu dài một cách hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế."

'Trung Quốc phản ứng'

Trước đó, Trung Quốc đã có phản ứng phản đối việc Philipines đưa tranh chấp biển đảo ra tòa trọng tài quốc tế, và gọi đây là động thái 'đi ngược thỏa thuận' hai bên.
Hôm 31/1/2013, Trang China Daily dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói tại một họp báo ở Bộ này: "Trung Quốc không đồng ý với với hành động đi ngược lại với thỏa thuận trước đó."
Theo trang này, Trung Quốc đã ký Tuyên bố về quy tắc ứng xử chung trên Biển Đông với các thành viên khác của ASEAN vào năm 2002.
Theo đó, bất cứ tranh chấp trên biển nào đều phải giải quyết thông qua đàm phán thân thiện có sự tham gia trực tiếp của quốc gia liên quan.
Ông Hồng Lỗi cho biết "Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết tranh chấp với Philipines thông qua đàm phán song phương nhằm đảm bảo thuận lợi cho quan hệ hai bên, cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực".
Tuy nhiên ông này cũng khẳng định Trung Quốc có "chủ quyền không tranh cãi với đảo Nam Sa và vùng biển lân cận".
Bản đồ đường "lưỡi bò" của Trung Quốc
Bản đồ đường "lưỡi bò" của TQ bị nhiều quốc gia trong khu vực và quốc tế phản đối

Hôm 23/1/2013, cũng người phát ngôn này đã yêu cầu Philipines "tránh bất kỳ hành động nào có thể làm phức tạp vấn đề," sau khi Ngoại trưởng Del Rosario tuyên bố chính phủ nước ông quyết định đưa tranh chấp chủ quyền Biển Đông ra Tòa án Trọng tài một ngày trước đó.
Tòa án này là cơ quan hành pháp được thành lập thể theo Phụ Lục VII của Công ước LHQ về Luật biển.
Ở một diễn biến song phương đầu năm nay, liên quan quan hệ Philippines với Nhật Bản, quốc gia Đông Á đang bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku, Manila đã tiếp nhận và tuyên bố "bổ sung trong vòng 18 tháng" 10 tàu tuần tra mới mà Tokyo tặng nhằm đối trọng với Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Còn trong một bình luận từ trước với BBC nhân dịp đánh dấu 54 năm công hàm ngoại giao của cựu thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền 12 hải lý của nước này vào năm 1958, một chuyên gia luật pháp quốc tế của Pháp bình luận:
"Trung Quốc thường không có xu hướng, chủ trương đưa ra tòa án quốc tế những vấn đề tranh chấp biển đảo ở những điểm mà nước này cảm thấy có thể bất lợi, tuy nhiên họ lại có các chiến lược đa động thái nhằm tuyên truyền các lập trường của họ và tranh thủ mọi diễn đàn để ghi dấu ấn quốc tế những gì có lợi cho họ nhất," chuyên gia này nói với BBC Việt ngữ.


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten