zondag 14 juli 2013

Nhân quyền sẽ tiếp tục cản trở quan hệ Mỹ-Việt

Thứ sáu 12 Tháng Bẩy 2013

Nhân quyền sẽ tiếp tục cản trở quan hệ Mỹ-Việt

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (Reuters)
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (Reuters)

Phạm Trần / Thanh Phương
Khi tiếp chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Nhà trắng vào ngày 25/07/2013 tới, tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ bàn về việc củng cố quan hệ đối tác giữa Washington với Hà Nội.


Chủ tịch Trương Tấn Sang có thể sẽ một lần nữa thuyết phục tổng thống Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và chấp nhận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng cả hai hồ sơ này đều bị vấn đề nhân quyền cản trở. Từ Washington, nhà báo Phạm Trần nhận định.

Nhà báo Phạm Trần, Washington DC
 
12/07/2013
 
 

Từ đối tác đến đồng minh



Cập nhật: 11:54 GMT - thứ sáu, 12 tháng 7, 2013

Chủ tịch VN Trương Tấn Sang, và Tổng thống Mỹ Obama
Mỹ - Việt cần cân nhắc yếu tố TQ trong quan hệ song phương, theo tác giả
Tòa Bạch Ốc vừa loan báo Tổng thống Barack Obama sẽ đón Chủ tịch Trương Tấn Sang vào ngày 25-7 tới đây.
Tin này gây ít nhiều ngạc nhiên cho một số dân cử trong Quốc hội Mỹ, những tổ chức bảo vệ nhân quyền và cộng đồng người Mỹ gốc Việt vì tình hình nhân quyền tại Việt Nam gần đây xấu đi với bắt giam, xử án nhiều người có quan điểm bất đồng với Hà Nội.
Mới nhất là việc tuyên án tù hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha; vụ bắt luật sư Lê Quốc Quân và nhà báo Trương Duy Nhất.
Vụ xử Lê Quốc Quân đã lên lịch ngày 9-7, giờ chót Hà Nội cho hoãn lại với lý do chánh án ốm đột xuất. Ngay sau đó tin Tổng thống Barack Obama gửi lời mời đến Chủ tịch Trương Tấn Sang được loan báo.
Đây là dấu chỉ Việt Nam chiều ý Hoa Kỳ để hy vọng nâng quan hệ hai nước lên mức cao hơn, cũng như giúp Hà Nội cân bằng quan hệ với Bắc Kinh.
Quan hệ Việt-Trung những năm qua trở nên căng thẳng khi Trung Quốc muốn xác định chủ quyền lãnh hải bằng đường lưỡi bò kéo dài xuống tận Malaysia, bao gồm hết biển Đông Việt Nam và Tây Philippines.
Động thái của Trung Quốc làm các nước ASEAN và cả Hoa Kỳ quan ngại. Tổng thống Obama đã đề xuất chiến lược chuyển trọng điểm, tái cân bằng lực lượng quân sự để ngăn chặn Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng và kiểm soát biển Đông, là thủy lộ chính từ Đông Á qua biển Ấn Độ, tới Trung Đông.
Đây là một thay đổi chính sách mang tính chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực kể từ năm 1975.
Một lần nữa địa chính trị vùng Đông nam Á lại trở nên nóng, tuy không có bom rơi, súng nổ mà là tấn công kinh tế của Trung Quốc đối với các quốc gia trong vùng, trong đó Việt Nam phải chống đỡ nhiều nhất vì ở sát bên cạnh.
Ngày nay bối cảnh là với một Trung Quốc ít cộng sản tính hơn nửa thế kỷ trước, không còn ào ạt xuất khẩu súng đạn, xuất khẩu chính sách cải cách ruộng đất, hợp tác xã, thay vào đó là đổ tiền và các sản phẩm mà sức mạnh của nó có thể đánh sập nền kinh tế của Việt Nam.

'Trung Quốc thay đổi'

Thời Chiến tranh Lạnh, với chủ trương ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông Nam Á, Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam qua cuộc chiến với kết thúc là chiến thắng về phía cộng sản.
Lý giải lịch sử của giai đoạn này có hai hướng. Một khuynh hướng cho rằng Hoa Kỳ đã thất bại trong mục tiêu ngăn chặn làn sóng đỏ.
Nhận định khác coi sự kiện năm 1972 khi Tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc bắt tay với Mao Trạch Đông thì cuộc chiến ngăn chặn cộng sản không còn là mục tiêu nữa.
Với Thông cáo chung Thượng Hải 1972, hai nước đã đặt phát triển quan hệ Mỹ-Trung tập trung vào trao đổi thương mại.
"Vụ xử Lê Quốc Quân đã lên lịch ngày 9-7, giờ chót Hà Nội cho hoãn lại với lý do chánh án ốm đột xuất. Ngay sau đó tin Tổng thống Barack Obama gửi lời mời đến Chủ tịch Trương Tấn Sang được loan báo."
Từ hơn ba thập niên qua, công ty Mỹ đổ vào Trung Quốc hàng năm cả trăm tỉ đô-la. Đổi lại, người dân Mỹ có hàng tiêu dùng với giá thật rẻ.
Nhờ đầu tư quốc tế và thị trường tiêu dùng khắp thế giới, nền kinh tế Trung Quốc nay có tổng sản lượng quốc gia chỉ thua Hoa Kỳ. Theo dự đoán, con số này sẽ vượt Mỹ trong vài năm tới.
Một Trung Quốc phát triển đã vươn ra các châu lục tạo ảnh hưởng, không phải quân sự, mà về kinh tế.
Quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Đức và đặc biệt với Hoa Kỳ là quan hệ tài chính, thương mại đa chiều đan xen chằng chịt với nhau. Sẽ không thể có chiến tranh nóng với Trung Quốc, ngay cả chiến tranh kinh tế cũng khó, vì nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng xấu toàn cầu.
Điều mà giới lãnh đạo tài chánh, các nhà đầu tư không bao giờ muốn.

'Ai quan trọng hơn'

Việc giải quyết những tranh chấp biển Đông vì thế sẽ không thể thiếu Hoa Kỳ vì nơi đó vừa là nguồn tài nguyên năng lượng, lương thực, vừa là huyết mạch vận chuyển hàng hoá đường biển.
Nhìn dưới góc độ giao thương, sau khi bắt tay nhau thì quan hệ Mỹ-Trung trở nên quan trọng hơn quan hệ Mỹ-Việt.
Năm 1973 Mỹ đã đồng ý rút khỏi Việt Nam, không muốn tiếp tục đối đầu bằng chiến tranh với Trung Quốc. Năm 1974 Mỹ làm ngơ để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.
Cuối năm 1978 Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và quan hệ Việt-Trung trở nên cực xấu với cuộc chiến biên giới, mà Mỹ đứng ngoài.
Hoa Kỳ đã không mở ra quan hệ ngoại giao với Việt Nam cho đến năm 1995, sau khi quan hệ Việt-Trung đã được bình thường hoá.
Từ bốn thập niên qua, quan hệ Mỹ-Trung đã trở thành trọng tâm của chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Các tổng thống Mỹ, từ sau Richard Nixon, trừ Jimmy Carter, đều có những chuyến thăm viếng chính thức Trung Quốc khi làm lãnh đạo Hoa Kỳ.
Dù còn những khác biệt về cơ chế chính trị, hai nước ngày nay đã trở thành đối tác không thể thiếu nhau trong quan hệ tài chính, thương mại.

'Điều kiện đồng minh'

Quan hệ Việt Trung
Quan hệ Mỹ - Việt chịu tác động ở việc VN thoát khỏi ảnh hưởng của TQ và hội nhập dân chủ, theo tác giả
Nhưng Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không là đồng minh vì nhiều khi còn bùng lên những căng thẳng, như vụ sinh viên nổi dậy đòi dân chủ ở Thiên An Môn 1989 bị đàn áp, vụ máy bay Mỹ ném bom đại sứ quan Trung Quốc ở Belgrade 1999, vụ va chạm trên không giữa máy bay quân sự Mỹ và Trung Quốc năm 2001 trong không phận gần đảo Hải Nam.
Trong vùng Đông nam Á, Hoa Kỳ đã có những đồng minh lâu đời là Nhật, Nam Hàn, Thái Lan và khối ASEAN, trong đó Việt Nam là một quốc gia hội viên.
Tuy quá khứ là kẻ thù, từ hai thập niên qua Hoa Kỳ đã mở rộng quan hệ với Việt Nam và muốn phát triển lên mức như đang có với các nước ASEAN.
Tổng thống Obama là lãnh đạo Mỹ thứ hai đón tiếp lãnh đạo Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc. Người tiền nhiệm, Tổng thống George W. Bush đã đón Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
Với vị trí địa chính trị của Việt Nam và sự quan trọng của quan hệ Mỹ-Trung, quan hệ Mỹ-Việt cũng sẽ chỉ ở mức đối tác chứ chưa thể trở thành đồng minh của Hoa Kỳ như nhiều nước khác trong vùng.
Ít nhất là cho đến khi Việt Nam nhất quyết tách khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và hội nhập chính trị với các quốc gia tự do, dân chủ trong vùng.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco.


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/07/130712_buivanphu_sang_us_visit.shtml

Nguyên thủ Mỹ-Việt sẽ bàn về nhân quyền


Cập nhật: 06:03 GMT - thứ sáu, 12 tháng 7, 2013

Chủ tịch Việt Nam TrươngTấn Sang
Ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ lần đầu tiên với tư cách chủ tịch nước
Chính phủ Hoa Kỳ ra thông cáo nói Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày 25/7 tại Nhà Trắng.
Thông cáo của Thư ký Báo chí Nhà Trắng viết: "Tổng thống [Obama] sẽ nhân cơ hội này thảo luận với Chủ Tịch Sang làm thế nào để củng cố hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước trong các vấn đề chiến lược của khu vực và tăng cường hợp tác với khối Asean".
Thông cáo cho biết thêm rằng ông Obama mong muốn thảo luận với ông Sang các chủ đề "nhân quyền, các thách thức đang nảy sinh như thay đổi khí hậu, và tầm quan trọng của việc hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tiêu chuẩn cao".
Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ vào tuần cuối tháng Bảy. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông trong cương vị chủ tịch nước, và ông Sang là chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam thăm đất nước cựu thù.
Năm 2007, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã có chuyến thăm 'lịch sử' kéo dài gần một tuần tới Hoa Kỳ.
Có tin cho hay lần công du này, ông Trương Tấn Sang cũng sẽ thăm Canada.
Việc thông cáo ngắn gọn của Tòa Bạch Ốc đặt nhân quyền lên hàng đầu trong các chủ đề thảo luận cho thấy nước chủ nhà trông đợi một sự giải thích từ phía Chủ tịch Việt Nam về các cáo buộc vi phạm trong lĩnh vực vẫn được coi là còn nhiều khác biệt này.
Hà Nội bị chỉ trích vì đã bắt và cầm tù nhiều nhà hoạt động một cách ôn hòa, thời gian gần đây là các blogger bất đồng chính kiến.

Bước đột phá?

Một số nhà quan sát chính trị Đông Nam Á, như Murray Hiebert và Phoebe De Padua từ tổ chức Sumitro Chair for Southeast Asia Studies thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington DC, cho rằng chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là một phần trong chiến dịch ngoại giao của lãnh đạo Việt Nam.
Gần đây ông chủ tịch đã đi thăm Trung Quốc và Indonesia, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu được đánh giá cao tại Diễn đàn an ninh Shangri-La ở Singapore.
Hai nhà nghiên cứu trên nhận định trong một bài viết: "Việc lãnh đạo Việt Nam đua nhau đưa ra các ý tưởng và cạnh tranh về độ uy tín không phải là điều dở cho các nước đối tác, trong đó có Hoa Kỳ".
Tuy nhiên, họ cũng cho rằng đề xuất hình thành quan hệ đối tác chiến lược chưa thực hiện được vì một số lý do.
Một trong các lý do đó, theo Hiebert và De Padua, là cánh bảo thủ trong Đảng CSVN không muốn đi quá xa với Hoa Kỳ vì lo ngại làm phật lòng Trung Quốc.
Thứ hai, tại Mỹ các dân biểu đang tăng áp lực lên chính phủ đòi phải đề cập với phía Việt Nam về tình trạng nhân quyền, mà họ cho là đang xấu đi.
Một số học giả như Giáo sư Carlyle Thayer từ Canberra, Úc châu, cho rằng "nhân quyền phải là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ, nhưng không nên trở thành trọng tâm làm kìm hãm tiến bộ trong hợp tác ở những lĩnh vực khác".
Thế nhưng cũng có người như Phó Giáo sư Jonathan London từ City University of Hong Kong thì cho rằng nhân quyền là một trong những rào cản trong quan hệ Việt-Mỹ.
Ông London nói Việt Nam cần có bước đột phá trong quan hệ với Hoa Kỳ, và để làm điều này thì Đảng CSVN phải có những đổi thay thực sự.
Ông nói thay đổi hữu hiệu nhất mà lãnh đạo Việt Nam có thể làm là "cho phép toàn dân tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước một cách công bằng, chấm dứt đàn áp, và phát triển thể chế dân chủ ở trong nước".

Tăng nỗ lực

Trong khi đó, một dân biểu lâu nay tích cực vận động cho nhân quyền Việt Nam kêu gọi Mỹ nỗ lực hơn nữa để khuyến khích chính phủ Hà Nội tôn trọng nhân quyền.
Dân biểu theo công hòa từ tiểu bang Virginia, ông Frank Wolf, chỉ trích chính quyền Obama là đã làm tình hình nhân quyền ở Việt Nam 'tồi tệ hơn'.
Ông Wolf mạnh dạn nhận định rằng chính sách đối với Việt Nam của Mỹ "đã làm tất cả người dân Việt Nam và người Mỹ gốc Việt quan tâm tới nhân quyền và tự do tôn giáo thất vọng".
Việt Nam được chính quyền ông Bush cho ra khỏi danh sách các quốc gia gây quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo (CPC) năm 2006 vì cho là đã có nhiều tiến bộ.
Dân biểu Wolf nhận định rằng tình hình ở Việt Nam đã trở nên tồi tệ hơn, ông dẫn nguồn kênh ABC News cho hay chỉ riêng năm 2013 đã có “hơn 50 người bị kết tội và bỏ tù trong các phiên xử chính trị".
Theo ông, không chỉ không giúp giải quyết được vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ còn lặng thinh không bênh vực những tiếng nói chỉ trích các vi phạm đó.


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten