dinsdag 9 juli 2013

Nestle và Danone nói họ sẽ giảm giá sữa bột trẻ em tại Trung Quốc

TQ điều tra sữa ngoại 'bị làm giá'


Cập nhật: 11:09 GMT - thứ năm, 4 tháng 7, 2013

Các vụ bê bối sữa nhiễm độc khiến người tiêu dùng Trung Quốc quay sang các nhãn sữa nước ngoài
Hai hãng thực phẩm khổng lồ Nestle và Danone nói họ sẽ giảm giá sữa bột trẻ em tại Trung Quốc.
Thông tin được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc tiến hành điều tra cáo buộc các nhà sản xuất sữa bột trẻ em nước ngoài "làm giá".
Nhu cầu tiêu thụ sữa bột nước ngoài tăng vọt tại Trung Quốc sau các bê bối sữa nhiễm độc khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào sữa nội.
Chi nhánh của Nestle, Wyeth Nutrition, sẽ giảm giá tới 20%. Danone nói đang hợp tác với cuộc điều tra và chuẩn bị đưa ra đề án giảm giá.
Nestle cũng nói thêm rằng hãng sẽ không tăng giá đối với bất kỳ sản phẩm nào mới trong vòng năm sau.
"Wyeth Nutrition luôn tôn trọng và luôn tuân thủ pháp luật Trung Quốc, và đang tích cực hợp tác với cuộc điều tra chống độc quyền trong công ty," hãng tin AFP trích lời công ty.
Theo một số ước tính, các nhãn hiệu nước ngoài hiện chiếm khoảng một nửa doanh số sữa bột trẻ em ở Trung Quốc.
Nestle, Danon, Mead Johnson Nutrition và Abbott Laboratories nằm trong số các hãng đang bị giới chức Trung Quốc điều tra.

Bê bối sữa nhiễm độc

Trong vài năm qua, Trung Quốc phải đối diện với một loạt các bê bối liên quan tới sữa bột trẻ em.
Hồi năm 2008, sáu bé sơ sinh thiệt mạng do suy thận nặng và khoảng 300 ngàn em khác bị sỏi thận sau khi uống sữa bột nhiễm độc.
Nhu cầu tăng vọt từ Trung Quốc khiến nhiều nơi trên thế giới phải hạn chế lượng sữa hộp mỗi khách hàng được mua
Sữa công thức từ một số hãng sữa lớn của Trung Quốc đã được đưa đi xét nghiệm và bị phát hiện có chữa melamine, một chất phụ gia tạo cảm giác sữa giàu protein hơn.
Hồi tháng 12/2011 và 7/2012, hai công ty Trung Quốc đã phải thu hồi sữa bột trẻ em có hàm lượng aflatoxin cao, là chất gây ung thư do nấm trong thức ăn của bò gây ra.
Hồi năm ngoái, một công ty khác phải thu hồi sản phẩm do phát hiện được lượng thủy ngân "cao bất thường" trong sản phẩm sữa bột trẻ em chính của hãng.
Những vụ bê bối trên khiến người tiêu dùng Trung Quốc quay sang các nhãn hiệu nước ngoài, đẩy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này trên toàn cầu lên cao.
Các phân tích gia nói tuy bị điều tra nhưng các nhãn hiệu sữa nước ngoài sẽ vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng.
"Khó có chuyện các hãng trong nước qua mặt được Danone và Nestle trong vài năm tới," Jon Cox, phân tích gia từ Kepler Cheuvreux nhận xét.
"Cần mất một thời gian nữa, bởi vấn đề là người tiêu dùng không tin tưởng vào sản phẩm, chứ không phải là không có sự cạnh tranh từ các hãng trong nước," ông nói thêm.
Nhu cầu tăng vọt từ Trung Quốc khiến một số quốc gia đã phải giới hạn lượng sữa mỗi khách hàng được mua.
Hong Kong, nơi đầu tiên đưa ra mức hạn chế, đã không cho phép khách hàng mua quá hai hộp sữa công thức trong một ngày. Những ai vi phạm có thể phải đối diện với hai năm tù và phạt tiền 64.500 đô la.
Các nước ngoài Á châu cũng đã áp dụng các biện pháp tương tự.
Chẳng hạn các nhà bán lẻ tại Úc và Anh hạn chế số lượng hộp sữa bán cho mỗi khách hàng trong một ngày.


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten