woensdag 24 juli 2013

Lịch sử chiến tranh Triều Tiên

Thứ tư, 24/7/2013 04:13 GMT+7

Lịch sử chiến tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên diễn ra đầy kịch tính, khi vào giữa năm 1950 quân đội của miền Bắc tấn công vũ bão đẩy quân miền Nam đến sát bờ biển, và rồi chỉ vài tháng sau, quân Nam phản công như chớp, đẩy binh sĩ của miền Bắc lên tận biên giới với Trung Quốc.

Năm 1950, khi cộng đồng quốc tế nỗ lực tái thiết sau Thế chiến II, một cuộc xung đột mới nổ ra ở vùng Đông Bắc Á. Cuộc chiến Triều Tiên được đánh dấu bằng những bước ngoặt bất ngờ của lịch sử và số thương vong khổng lồ. Theo các số liệu còn gây tranh cãi ở phương Tây, ít nhất hai triệu dân thường và 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng; số lính Mỹ chết trong trận chiến là 30.000, còn quân đội Hàn Quốc mất 400.000 người. Những số liệu khác, từ tài liệu của Triều Tiên, cho rằng có 405.490 quân Mỹ chết.
Trong phần lớn thời gian chiến tranh diễn ra, hai bên từng tìm cách đàm phán hòa bình vài lần. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng tròn 60 năm sau đó, bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo và binh sĩ.
Cuộc chiến Triều Tiên khởi nguồn từ lịch sử phức tạp trên bán đảo và rộng hơn nữa là trong khu vực. Trung Quốc, Nhật và Liên Xô đều muốn có ảnh hưởng ở nơi này.
Sau cuộc chiến 1904-1905, Nhật Bản giành thế áp đảo và chính thức đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 cho đến khi Thế chiến II kết thúc. Trước khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện năm 1945, Liên Xô đưa quân vào bán đảo Triều Tiên. Sau đó, Liên Xô và Mỹ đồng ý chia bán đảo này thành hai phần, với đường phân cách là vĩ tuyến 38. Liên Xô tiếp quản miền bắc còn Mỹ quản lý miền nam.
Moscow ủng hộ chính phủ của của Chủ tịch Kim Nhật Thành ở miền bắc. Ở miền nam ông Syungman Rhee đắc cử tổng thống. Quân đội Mỹ và Liên Xô rút khỏi bán đảo Triều Tiên trước năm 1949.
Quân đội Triều Tiên được Liên Xô huấn luyện và trang bị tốt. Họ có 135.000 binh sĩ, xe tăng và pháo. Ngược lại, lực lượng Hàn Quốc chỉ có 98.000. Chính quyền cả hai miền đều muốn thống nhất bán đảo.
Theo các tài liệu từ Mỹ, rạng sáng ngày 25/6/1950, quân đội Triều Tiên tràn sang bên kia vĩ tuyến 38. Mỹ vội vàng huy động binh sĩ của họ ở các căn cứ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, lực lượng Mỹ và Hàn Quốc gặp khó khăn trong các cuộc giao tranh ban đầu với quân Triều Tiên, liên tục rút lui. Cuối cùng, họ lui về cố thủ ở thành phố cảng Busan, phía đông nam bán đảo, trong khi Mỹ kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc giúp đỡ.
Theo các tài liệu từ Triều Tiên, rạng sáng ngày 25 tháng 6 năm 1950, Mỹ xúi giục quân Nam Triều Tiên bất ngờ gây chiến tranh chống nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, khoe rằng " chiến tranh sẽ kết thúc trong 72 tiếng". Chấp hành mệnh lệnh của Chủ tịch Kim Nhật Thành quân đội miền bắc Triều Tiên đã tiến công với khí thế như sóng dữ, tiến vào Seoul sáng 28/6.
Hội đồng Bảo an (HĐBA) thông qua một nghị quyết kêu gọi tất cả các thành viên giúp Hàn Quốc chống Triều Tiên.
chien-tranh-trieu-tien-4a-1354198412_500
Các khẩu pháo của Mỹ khai hỏa vào ngày 29/7/1950. Ảnh: AP.
14 quốc gia, bao gồm Australia, Bỉ, Canada, Colombia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, New Zealand, Philippines, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh cam kết đưa quân tới bán đảo ở Đông Bắc Á. Binh sĩ của Mỹ, Anh, Canada và Australia chiếm đa số trong 260.000 quân nhân tham chiến.
Trong khi chờ viện binh, lực lượng ít ỏi ở Hàn Quốc cố gắng giữ Busan. Đường tiếp tế của Triều Tiên cũng bị kéo căng một cách nguy hiểm do quân của họ tiến quá nhanh.
Ở phía nam bán đảo, trước tình thế nguy ngập, chỉ huy của quân đoàn số 8 của Mỹ, tướng Walton Walker, đã lên tiếng để động viên tinh thần binh sĩ không rút lui nữa. Kết quả là binh sĩ Hàn Quốc cùng 4 sư đoàn Mỹ cầm cự được khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, đây cũng là chiến dịch mà quân Mỹ hứng chịu tổn thất lớn nhất về người trong suốt chiến tranh liên Triều. Họ đã mua thời gian bằng máu.
Trong khi quân đội Triều Tiên bao vây Busan, chỉ huy lực lượng Liên Hợp Quốc - tướng Douglas MacArthur - toan tính đảo ngược tình thế chiến tranh. Ngày 15/9/1950, ông phát động một chiến dịch mạo hiểm nhằm vào thành phố cảng Inchon ở phía tây. Mục đích là cắt đứt đường hậu cần và liên lạc của Triều Tiên, khiến họ bị mắc kẹt giữa Inchon và Busan. Cùng lúc đó, quân đoàn số 8 của Mỹ giữ chặt Busan. Binh sĩ Triều Tiên bắt đầu lui quân. Đến ngày 25/9, lực lượng liên quân đã giành lại Seoul.
Một đơn vị pháo của Triều Tiên trong một trận đánh. Ảnh:
Một đơn vị pháo của Triều Tiên trong một trận đánh. Ảnh: Korea-np.co.jp.
Đồng minh đáng lẽ dừng lại ở vĩ tuyến 38. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Harry Truman lại muốn thống nhất bán đảo để lập một chính phủ ủng hộ phương Tây. Tướng MacArthur liền ra lệnh binh sĩ đuổi theo quân Triều Tiên qua biên giới. Thế nhưng, vì lo ngại chiến tranh mở rộng nên Truman yêu cầu MacArthur không xâm phạm Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cảnh báo họ sẽ tham chiến nếu quân đồng minh tràn sang Triều Tiên.
Hôm 15/10, tại đảo Wake Island ở Thái Bình Dương, tướng MacArthur và Tổng thống Truman cùng bàn bạc tương lai chiến tranh. MacArthur tin quân đồng minh sẽ thành công sớm trong chiến dịch Triều Tiên và ông không e ngại việc Trung Quốc can thiệp.
10 ngày sau, quân đội Trung Quốc tham chiến. Sau đó tướng MacArthur ra lệnh tiến hành chiến dịch dứt khoát vào ngày 24/11, đưa binh sĩ tới tận sông Áp Lục (Yalu), nơi đánh dấu biên giới giữa Triều Tiên và đông bắc Trung Quốc. Ông hy vọng rằng chiến dịch này sẽ giúp kết thúc chiến tranh và cho phép binh sĩ “về nhà trước Giáng sinh”. Tuy nhiên, tình thế nhanh chóng đảo ngược vào hôm sau, khi khoảng 180.000 "chí nguyện quân" Trung Quốc phản công. Quá choáng váng, MacArthur muối mặt ra lệnh rút quân trong điều kiện thời tiết dưới 0 độ, đưa binh sĩ về sau vĩ tuyến 38 trước thời điểm cuối năm.
Các binh sĩ thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn hoàng gia Australia tham gia một trận đánh trong chiến tranh Triều Tiên.
Các binh sĩ thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn hoàng gia Australia tham gia một trận đánh trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: korean-war.commemoration.gov.au
Khi binh sĩ Trung Quốc tiến hành một chiến dịch mới, lực lượng đồng minh rút lui tới phía nam Seoul vào tháng 1/1951. Tại đây, nhờ vị thế sân nhà, binh sĩ Liên Hợp Quốc phòng vệ tốt hơn. Sau vài tháng chiến đấu, khu vực vĩ tuyến 38 bình ổn trở lại.
Lúc này Tổng thống Truman tuyên bố Liên Hợp Quốc sẵn sàng ký hiệp ước đình chiến. Tuy nhiên, tướng MacArthur không muốn nhượng bộ. Ông công khai quan điểm mở rộng chiến tranh với Trung Quốc và qua mặt tổng thống, đệ trình ý kiến lên quốc hội. Truman sa thải tướng MacArthur vì bất tuân vào tháng 4/1951. MacArthur được thay thế bởi tướng Matthew Ridway. Ông này từng thay vị trí chỉ huy quân đoàn số 8 của Mỹ ở Hàn Quốc - tướng Walton Walker - sau khi ông chết vì tai nạn xe hơi.
Các cuộc đàm phán về ngừng bắn bắt đầu vào ngày 10/7/1951. Tuy nhiên, tiến trình này liên tục rơi vào thế bế tắc vì những vấn đề như trao đổi tù nhân hay vị trí của ranh giới tạm thời. Cuối cùng hai bên cũng ký thỏa ước đình chiến, song hoàn toàn do những tác động từ bên ngoài.
Tháng 1/1953, Dwight Eisenhower, người vốn công kích cuộc chiến, kế nhiệm Truman làm tổng thống Mỹ. Eisenhower tuyên bố ông sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để chấm dứt xung đột ở bán đảo này. Tháng 3/1953, nhà lãnh đạo Joseph Stalin của Liên Xô qua đời.
Ngày 27/7/1953, một thỏa thuận ngừng bắn được ký và đường ranh giới tạm thời được xác định là biên giới mới giữa hai nước. Lúc đó, thỏa thuận đình chiến chỉ được xem là tạm thời cho tới khi "hòa bình được thiết lập lại".
Việc đó vẫn chưa xảy ra. Hội nghị Geneva năm 1954 đã không giải quyết được vấn đề này. Từ đó tới nay, biên giới Triều Tiên vẫn là một điểm nóng.
Hải Long (tổng hợp)
 
 
 
Thứ bảy, 2/3/2013 10:04 GMT+7

'Cuộc chiến bị lãng quên' - 60 năm nhìn lại

Năm nay kỷ niệm 60 năm chấm dứt cuộc chiến tranh khốc liệt trên bán đảo Triều Tiên. Đây là cuộc chiến mà các phóng viên ảnh đã lăn lộn hy sinh để ghi lại bằng hình ảnh. "Cuộc chiến bị lãng quên" góp những tấm hình như thế.
> Lịch sử chiến tranh Triều Tiên
> Quân đội của đất nước bí ẩn nhất thế giới
> Ảnh gây chấn động về chiến tranh Việt Nam

"Cuộc chiến bị lãng quên" của David Douglas Duncan, phóng viên ảnh lừng danh của Mỹ trong thế kỷ 20, được coi là một trong những chùm ảnh xuất sắc về chiến tranh Triều Tiên. Ông bày tỏ mong muốn thông qua những bức ảnh của mình "có thể thấy được những hy sinh của các binh sĩ mỗi khi đất nước của anh ta quyết định lao vào một cuộc chiến".
0
Bức ảnh chụp một chỉ huy lực lượng Thủy quân Lục chiến của Mỹ, sau một trận đánh với quân đội Triều Tiên ở gần khu vực sông Naktong năm 1950, được Duncan miêu tả: "Ike Fenton, ướt như chuột vì mưa và những giọt mồ hôi nhỏ xuống từ cằm. Anh ấy đang nghe tin báo rằng đơn vị tả tơi của mình chỉ còn giữ được vài căn cứ. Nếu quân đội Bắc Triều Tiên tấn công thêm một trận nữa thì đơn vị của Fenton sẽ bị hạ gục bởi lưỡi lê và báng súng".
0
Cuộc chiến tranh Triều Tiên bắt đầu năm 1950, giữa một bên là quân đội của Bắc Triều Tiên với sự hỗ trợ của Chí nguyện quân Trung Quốc. Phía bên kia là quân đội của Nam Triều Tiên và lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu. Lúc đầu, miền bắc đánh bật quân miền nam và tiến sâu xuống phía nam bán đảo. Sau một thời kỳ rút lui rồi cầm cự khốc liệt, quân miền nam phản công. Hai bên đi đến đình chiến vào năm 1953 và lấy vĩ tuyến 38 phân chia hai miền.
Trong ảnh, khung cảnh ác liệt của trận chiến giành Seoul năm 1950.
 
0
"Đây là bức ảnh tốt nhất mà tôi chụp được về những người dân thường Triều Tiên. Một gia đình đi xuống cầu thang, người cha ôm đứa bé, xe tăng nã đạn bên trên. Những chiếc xe tăng nhắm đến quân đội Bắc Triều Tiên ngay bên kia con phố trong cuộc chiến giành Seoul", Duccan nói với tạp chí LIFE.
0
"Trên chiến trường, Hạ sĩ Leonard Hayworth rơi nước mắt sau khi bò về vị trí và nhận ra rằng tất cả đạn dược đều cạn kiệt", Duncan mô tả về bức ảnh trong cuốn sách xuất bản năm 1951 "Chiến tranh là đây".
0
Lính thủy đánh bộ Mỹ lội qua vũng lầy trong một trận đánh tháng 9/1950.
0
Bị thương khi gặp phải mìn, tài xế chiếc xe cứu thương mếu máo ở bên đường khi biết người đồng đội của mình đã chết trong vụ nổ. Con số thương vong trong chiến tranh Triều Tiên khác nhau tùy nguồn báo cáo, được cho là 30.000 lính Mỹ chết trận, quân đội Hàn Quốc mất 400.000 người và 2 triệu dân thường cùng 1,5 triệu lính Triều Tiên thiệt mạng.
0
Một binh sĩ bị thương được cáng đi bằng khẩu súng máy năm 1950.
0
Một đơn vị lính thủy đánh bộ của Mỹ hành quân trên con đường bên sườn núi được đặt tên là "Vách núi Ác mộng" trên đường rút quân khỏi căn cứ Choisin năm 1950.
Vũ Hà (Ảnh: LIFE)
 
 
 
Thứ bảy, 2/3/2013 10:04 GMT+7

Chiến tranh Triều Tiên 60 năm trước

0
Các binh lính nghỉ ngơi sau khi vượt qua Vách núi Ác mộng, tháng 12/1950. 
0
Một binh sĩ mệt mỏi và quấn khăn chống rét trên chiến trường, mùa đông năm 1950.
0
Một người khác kiệt sức trong giá lạnh.
0
Trên chiến trường, binh sĩ Mỹ nuôi cả chó để bầu bạn và giảm căng thẳng, sợ hãi.
0
Đội quân gặp những xác người thiệt mạng trong những cuộc giao tranh nằm la liệt trên đường rút khỏi Chosin.
0
Đường rút quân khỏi chiến trường đầy khốc liệt.
0
Các binh sĩ Mỹ đi sau chiếc xe tải chở xác những người đồng đội tử nạn trên chiến trường năm đầu của cuộc chiến tranh Triều Tiên. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được rằng 60 năm sau đó, bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo, hàng trăm binh sĩ.
Cho đến nay hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên vẫn phát đi những lời lẽ và hành động thù địch. Ngày thống nhất của bán đảo vẫn là một ẩn số.
Vũ Hà
 
 
 
Thứ bảy, 30/3/2013 17:43 GMT+7

Hình ảnh cuộc chiến Triều Tiên 60 năm trước

Chiến tranh Triều Tiên kết thúc hơn nửa thế kỷ trước làm hàng triệu binh sĩ và dân thường của các bên thiệt mạng nhưng hai miền không đạt được hiệp ước hòa bình và khu vực biên giới vẫn dày đặc mìn, pháo, hàng trăm binh sĩ.
> Triều Tiên tuyên bố chiến tranh với Hàn Quốc
> Triều Tiên chênh vênh trên bờ vực chiến tranh
> 'Cuộc chiến bị lãng quên' - 60 năm nhìn lại

0
Ở Hàn Quốc, chiến tranh Triều Tiên được gọi là Chiến tranh 6-25, vì nó bắt đầu ngày 25/6/1950, ở Triều Tiên gọi là Chiến tranh Giải phóng, còn Mỹ thì gọi là "Cuộc chiến bị lãng quên" dù nó kéo dài gần 3 năm, làm hàng triệu binh sĩ và dân thường của các bên thiệt mạng. Trong ảnh là binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc thảo luận tác chiến trên bản đồ, chụp năm 1952.
0
Các máy bay chiến đấu F-86 Sabres thuộc Không lực 5 tham gia chiến đấu. Chiến tranh Triều Tiên là lần đầu tiên Sabres đi vào hoạt động. Cuộc chiến kết thúc năm 1953 sau khi hai bên ký kết thỏa thuận đình chiến. Đúng 60 năm sau, nguy cơ về một cuộc chiến tranh liên Triều lần thứ hai đang hiện hữu với nhiều tuyên bố cứng rắn và sự chuẩn bị sẵn sàng của các bên.
0
Những phóng viên ảnh của LIFE lăn lộn trên chiến trường, và giống như trong cuộc chiến tranh Việt Nam sau đó, họ chuyển tới thế giới những hình ảnh chân thực nhưng cũng ác liệt nhất của cuộc chiến. Trong ảnh, lính Thụy Sĩ băng bó cho một binh sĩ bị thương trong một trận giao tranh năm 1951.
0
Một binh sĩ Hàn Quốc bị thương được cứu chữa. Cuộc chiến bắt đầu năm 1950, giữa một bên là quân đội của Bắc Triều Tiên với sự hỗ trợ của Chí nguyện quân Trung Quốc. Phía bên kia là quân đội của Nam Triều Tiên và lực lượng liên quân nhiều nước do Mỹ dẫn đầu.
0
Lúc đầu, miền bắc đánh bật quân miền nam và tiến sâu xuống phía nam bán đảo. Sau một thời kỳ rút lui rồi cầm cự khốc liệt, quân miền nam phản công. Hai bên đi đến đình chiến vào năm 1953 và lấy vĩ tuyến 38 phân chia hai miền. Trong ảnh là một gia đình Triều Tiên đi lánh nạn.
0
Cận cảnh một lính Mỹ mặt lấm bùn đất trên chiến trường Triều Tiên năm 1952.
0
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến tranh liên Triều.
0
Các binh sĩ Mỹ và liên quân các nước theo dõi buổi biểu diễn phục vụ của Jack Benny trên bán đảo Triều Tiên tháng 7/1951.
0
Nữ phóng viên ảnh chiến trường Margaret Bourke-White ăn cơm cùng binh sĩ Hàn Quốc ngay tại hiện trường năm 1952.
0
Đạn và thuốc súng.
0
Lính Mỹ tuần tra tại một ngôi làng trên bán đảo Triều Tiên năm 1952.
0
Lính Hàn Quốc trong cuộc chiến khốc liệt 60 năm trước. Khi thỏa thuận ngừng bắn được ký vào ngày 27/7/1953, không ai có thể tưởng tượng được đến nay bán đảo Triều Tiên, về danh nghĩa, vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Cho đến nay hai quốc gia vẫn phát đi những lời lẽ và hành động thù địch. Ngày thống nhất của bán đảo vẫn là một ẩn số.
Vũ Hà (Ảnh: LIFE)

Geen opmerkingen:

Een reactie posten