donderdag 4 juli 2013

Quân đội Ai Cập đảo chánh, quản thúc tổng thổng

wo 03 jul 2013, 20:21

Leger Egypte zet president Mursi af


      
cairo - Het leger van Egypte heeft president Mohamed Mursi een jaar na zijn aantreden afgezet. Het hoofd van het Egyptische leger maakte de staatsgreep woensdag bekend, nadat Mursi een ultimatum had laten verlopen om de macht met de oppositie te delen.

Tahrir viert feest







    Foto: AFP
    Op straat was de vreugde groot. ,,We hebben een dictator verdreven, en nu hebben we nog een dictator verdrongen. We doen het opnieuw als dat nodig is; we hebben inmiddels ervaring'', klonk het.
    Mursi wordt vervangen door het hoofd van het Constitutioneel Hof, Adli Mansour. Die zal als interim-staatshoofd fungeren totdat er nieuwe verkiezingen zijn gehouden. Legerleider Abdel Fattah al-Sisi liet ook weten dat de grondwet is opgeschort.
    Generaal Sisi werd tijdens zijn toespraak geflankeerd door religieuze en militaire leiders. Verschillende leiders hebben ingestemd met het plan van het leger.
    Onmiddellijk na de mededeling van Sisi barstte een groot feest los op het Tahrirplein in Caïro, waar betogers tegen Mursi zich hadden verzameld. Ook werd vuurwerk afgestoken.
    Aanhangers van Mursi roerden zich ook. Ze kwamen samen vlakbij een moskee in een buitenwijk van Caïro om hun woede te uiten. Ze riepen leuzen tegen legerleider Sisi.
    Het was woensdagavond niet bekend waar de Mursi verbleef. Op de presidentiële Facebookpagina verscheen wel een bericht waarin Mursi de ,,militaire coup'' verwierp.
    Het leger had Mursi maandag 2 dagen gegeven om tot een oplossing te komen met de oppositie. Die was de afgelopen dagen massaal de straat opgegaan. Het leger wilde zo naar eigen zeggen een einde maken aan de massale protesten tegen Mursi en de grote onrust in het land.
    Volgens zijn tegenstanders voerde de president vooral de politieke agenda uit van de Moslim Broederschap, de islamistische beweging waar Mursi uit voortkomt. Voor de belangen van andere groepen zou hij weinig oog hebben gehad. Ook de economische problemen en de corruptie waar Egypte mee kampt, zou Mursi niet goed hebben bestreden.
    Mursi trad vorig jaar op 30 juni aan, nadat hij de eerste vrije verkiezingen in Egypte ooit had gewonnen. Hij was ook de eerste burger die president was van Egypte.
    In februari 2011 moest president Hosni Mubarak vertrekken na massale protesten. Ook toen stelde het leger een tijdelijke leider aan, toen was dat de legerleider Mohammed Hussein Tantawi.

    Gerelateerde artikelen
    03-07: 
     
    http://www.telegraaf.nl/buitenland/21703168/__Leger_heeft_Mursi_afgezet__.html

    wo 03 jul 2013, 21:51

    Tahrirplein juicht na vertrek Mursi



    Caïro - Het afzetten van president Mohamed Mursi wordt in de Egyptische hoofdstad Caïro gevierd als een 'tweede revolutie'. Ruim 2 jaar na het aftreden van president Hosni Mubarak staat het Tahrirplein opnieuw vol met uitzinnige Egyptenaren die hopen op een betere toekomst.








      Vuurpijlen lichten de nacht op en stoeten auto's met jubelende tegenstanders van Mursi zijn overal. Veel mensen steken de loftrompet over het leger, dat Mursi woensdag opzij schoof. ,,De mensen en het leger zijn twee handen op een buik'', klonk het.
      ,,We hebben een dictator verdreven, en nu hebben we nog een dictator verdrongen. We doen het opnieuw als dat nodig is; we hebben inmiddels ervaring'', zei een ander.

      Gerelateerde artikelen


      Ads by Google

      Lees ook

      Quân đội Ai Cập đảo chánh, quản thúc tổng thổng Wednesday, July 03, 2013 1:36:04 PM








      CAIRO (Reuters)
      - Quân đội Ai Cập hôm Thứ Tư lật đổ Tổng Thống Mohamed Morsi, quản thúc ông tại gia, và loan báo tiến trình chuyển tiếp chính trị với sự ủng hộ của nhiều thành phần trong xã hội quốc gia này, kể cả giới chính trị, tôn giáo và giới thanh niên trẻ.
      Pháo bông bắn lên bầu trời trong lúc hàng trăm ngàn người tại quảng trường Tarhir ở thủ đô Cairo của Ai Cập vui mừng khi biết quân đội lật đổ tổng thống. (Hình: GIANLUIGI GUERCIA/AFP/Getty Images)

      Xem thêm hình ảnh tại đây
      Sau một ngày căng thẳng với sự điều động chiến xa và binh sĩ đến gần dinh tổng thống trước khi hạn định 48 tiếng để ông Morsi phải chấp nhận các đòi hỏi của hàng triệu người dân Ai Cập xuống đường đòi ông phải ra đi, tham mưu trưởng quân đội lên đài truyền hình loan báo tổng thống đã “không đáp ứng được đòi hỏi của người dân Ai Cập.”

      Với sự hiện diện chung quanh của các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và hàng tướng lãnh cao cấp, Tướng Abdel Fattah al-Sisi loan báo việc ngưng thi hành bản Hiến Pháp có khuynh hướng thiên về Hồi Giáo ban hành mới gần đây, đồng thời cũng đưa ra bản lộ trình để có một chính thể dân chủ.

      Chủ tịch tòa Hiến Pháp, tòa án cao nhất ở Ai Cập, tạm thời sẽ có trách nhiệm điều hành đất nước, với sự trợ giúp của một hội đồng lãnh đạo và một chính quyền lâm thời cho tới khi có cuộc bầu cử tổng thống và Quốc Hội mới.

      “Những người tham dự cuộc họp đã đồng ý về bản lộ trình cho tương lai, bao gồm các bước sơ khởi để hình thành một xã hội Ai Cập vững mạnh, đoàn kết và không loại bỏ bất cứ ai, đồng thời chấm dứt tình trạng chia rẽ và căng thẳng hiện nay,” Tướng Sisi cho hay trong bài diễn văn được phát hình trực tiếp khắp nước.

      Trong khi Tướng Sisi đang nói chuyện, hàng trăm ngàn người dân tụ tập biểu tình chống ông Morsi ở quảng trường Tahrir đã hò reo vui mừng. Tuy nhiên, ông Morsi, trong bản thông cáo đưa ra trong trang Facebook của mình, đã gọi hành động này là cuộc đảo chánh và “hoàn toàn bị bác bỏ.”

      Tin cho biết ông Morsi và các phụ tá bị quản thúc tại gia. Riêng người đứng đầu đảng Hồi Giáo Huynh Đệ bị bắt. Ngoài ra, thành phần lãnh đạo đảng Hồi Giáo Huynh Ðệ cầm quyền bị cấm ra khỏi nước . Tờ báo nhà nước, Al-Ahram, cho biết quân đội thông báo với ông Morsi lúc 7 giờ tối, giờ địa phương, ngày Thứ Tư rằng ông không còn là tổng thống.
      Trong khi đó, đài truyền hình quốc gia bị quân đội kiểm soát, và tất cả chương trình truyền hình do Hồi Giáo Huynh Đệ kiểm soát bị tạm ngưng.
      Cuộc đảo chánh cho thấy một tương lai không chắc chắn của Ai Cập, có thể có đối đầu giữa phe ủng hộ ông Morsi và phe phản đối ông.
      Mặt khác, nhiều người lo ngại không biết quân đội có thật sự tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ và chuyển giao quyền hành cho dân sự.
      Tại Hoa Kỳ, Tổng Thống Barack Obama yêu cầu quân đội chuyển giao quyền hành cho dân sự càng sớm càng tốt, nhưng không gọi đây là một cuộc đảo chánh.
      Ông Obama nói ông "quan tâm sâu sắc" chuyện quân đội tước quyền tổng thống của ông Morsi và hủy bỏ hiến pháp. Ông ra lệnh chính phủ xem xét hành động của quân đội Ai Cập đối với số tiền viện trợ trị giá $1.5 tỉ của Mỹ mỗi năm, chủ yếu cho quân sự và kinh tế.
      Hoa Kỳ không đứng về phía nào, mà chỉ quan tâm đến tiến trình dân chủ và tôn trọng pháp luật tại Ai Cập, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói. (V.Giang)


      > on July 3, 2013 in Cairo, Egypt.

      http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168780&zoneid=1#.UdVPxvnCTL8

      Ai Cập có tân tổng thống hậu đảo chính


      Cập nhật: 04:17 GMT - thứ năm, 4 tháng 7, 2013

      Dân Ai Cập ăn mừng tổng thống bị lật đổ
      Dân chúng tại Quảng trường Tahrir reo hò vang trời để đáp lại lời tuyên bố của giới quân đội truất quyền của tổng thống Morsi.
      Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

      Sau khi quân đội lật đổ ông Morsi, Ai Cập vừa làm lễ tuyên thệ cho tổng thống lâm thời Adly Al-Mansour.
      Tin mới nhất cho hay ông Mansour, vốn là một thẩm phán ít tên tuổi, đã tuyên thệ nhậm chức vào thứ Năm ngày 4/7.
      Tổng thống Morsi của Ai Cập và các trợ lý cấp cao của ông đang bị ‘quản thúc’ tại một cơ sở quân đội, một thành viên cấp cao của Huynh đệ Hồi giáo có tên là Gehad El-Haddad nói với hãng tin Pháp AFP.
      Trong lúc đó, các nước phương Tây bày tỏ quan ngại về sự can thiệp của quân đội Ai Cập và kêu gọi nước này nhanh chóng phục hồi nền dân chủ.
      Trước đó, người đứng đầu các lực lượng vũ trang Ai Cập, tướng Abdel Fattah al-Sisi, đã thông báo trên truyền hình rằng Tổng thống Morsi đã bị lật đổ.

      Nhiều lệnh bắt giữ

      Vị tổng thống bị lật đổ đã được đưa đến Bộ Quốc phòng, Gehad El-Haddad nói thêm. Essam El-Haddad, cha của ông và là một trợ lý thân cận của Morsi, cũng nằm trong số bị bắt giữ.
      Cảnh sát cũng bắt đầu bắt giữ các lãnh đạo của Huynh đệ Hồi giáo, AFP dẫn lời một vị tướng cảnh sát giấu tên cho biết. Theo đó, ông Saad al-Katani, người đứng đầu Đảng Tự do và Công lý hiện tại đã bị giam, ông nói thêm.
      Tổng thống lâm thời Adly Al-Mansour là chánh án tòa hiến pháp Ai Cập
      Truyền thông nước này đưa tin đã có trát bắt giữ tổng cộng 300 quan chức của Huynh đệ Hồi giáo.
      Morsi đã tỏ thái độ thách thức khi ra lời kêu gọi những người ủng hộ ông bảo vệ ‘tính hợp pháp’ của tổng thống dân cử trong một bài diễn văn được ghi âm trước và được đăng tải trên mạng sau bài phát biểu của Tướng Sisi trên truyền hình.
      Trong một đoạn video nghiệp dư được đăng tải trên mạng, vị tổng thống bị lật đổ tuyên bố: “Tôi là tổng thống được dân bầu của Ai Cập’ và kêu gọi người dân ‘bảo vệ tính hợp pháp’ của ông.
      Hàng ngàn ủng hộ viên Morsi vẫn cắm trại ngoài trời ở bắc Cairo. Tuy nhiên các kênh truyền hình của nước này đã dừng đưa tin về cuộc tập hợp ủng hộ Morsi sau khi quân đội thông báo đã lật đổ ông ta.
      Trước đó, ông Essam El-Haddad, cố vấn an ninh quốc gia của Morsi, viết trên Facebook: “Vì lợi ích của Ai Cập và để lịch sử ghi lại đúng sự thật, hãy gọi những gì đang xảy ra bằng đúng tên của nó: đảo chính quân sự.”
      Tuy nhiên ông Amr Mussa, cựu tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập và giờ là lãnh đạo đảng đối lập ở Ai Cập, thì nhấn mạnh rằng ‘đây không phải là đảo chính’.
      “Kể từ lúc này các cuộc tham vấn sẽ bắt đầu để thành lập một chính phủ và hòa giải,” ông nói.
      Mussa từng thất bại dưới Morsi trong cuộc bầu cử tổng thống hồi năm ngoái.
      Quân đội Ai Cập đã chỉ định người đứng đầu Tòa án Hiến pháp Tối cao, ông Adly al-Mansour, làm lãnh đạo lâm thời của quốc gia đông dân nhất thế giới Ả Rập.
      Trong lúc này, hàng chục xe thiết giáp chở binh sỹ tiến thẳng đến các cuộc tập hợp của các ủng hộ viên Hồi giáo của ông Morsi để chặn đứng nguy cơ nổi loạn.
      Tuy nhiên, tại Quảng trường Tahrir ở Cairo, các lực lượng an ninh chỉ đứng nhìn khi hàng chục ngàn người chống Morsi đang hò reo ăn mừng.

      Phương Tây quan ngại

      Người dân Ai Cập ăn mừng ở Quảng trường Tahrir
      Tin Morsi bị phế truất làm bùng nổ những cảnh ăn mừng ở Cairo
      Tổng thống Mỹ Barack Obama nói ông ‘quan ngại sâu sắc’ trước việc Tổng thống Morsi bị lật đổ và kêu gọi quân đội Ai Cập kiềm chế không tùy tiện bắt giữ ông Morsi và những người ủng hộ.
      Hồi tháng Năm, Washington đã phê chuẩn gói viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ đô la cho Ai Cập. Tổng thống Obama nói gói viện trợ này bây giờ sẽ được xem xét lại và kêu gọi Ai Cập nhanh chóng quay trở lại nền dân chủ.
      “Chúng tôi tin rằng cuối cùng thì tương lai của Ai Cập chỉ có thể do nhân dân nước này quyết định,” Obama phát biểu trong một thông cáo sau cuộc gặp khẩn với các cố vấn cao cấp.
      Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon thì nói rằng ông hiểu nhân dân Ai Cập ‘bất mãn sâu sắc’ nhưng ông cũng bày tỏ quan ngại trước sự can thiệp của quân đội.
      Đại diện đối ngoại của Liên minh châu Âu, bà Catherine Ashton, lên án hành động của quân đội, kêu gọi Ai Cập nhanh chóng trở lại nền dân chủ.
      “Tôi kêu gọi tất cả các bên nhanh chóng quay trở lại tiến trình dân chủ, bao gồm tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội một cách tự do và công bằng và phê chuẩn một bản Hiến pháp mới,” bà nói.
      Bà nói thêm rằng bà hy vọng chính quyền chuyển tiếp sẽ bao gồm tất cả các phe phái và rằng nhân quyền và pháp trị sẽ được tôn trọng.
      "Chúng tôi tin rằng cuối cùng thì tương lai của Ai Cập chỉ có thể do nhân dân nước này quyết định."
      Tổng thống Mỹ Barack Obama
      Về phần mình, Ngoại trưởng Anh William Hague nói nước ông không ủng hộ hành động can thiệp quân sự để giải quyết bất đồng trong một chế độ dân chủ.
      Tuy nhiên Quốc vương Abdullah của Ả Rập Saudi đã ca ngợi sự can thiệp của quân đội Ai Cập và chúc mừng Tổng thống lâm thời Mansour.
      Mohammed Morsi là vị tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập. Năm đầu tiên cầm quyền của ông đã được đánh dấu bằng khủng hoảng kinh tế lan rộng, thiếu hụt nhiên liệu và các cuộc biểu tình phản đối.
      Ông bị chỉ trích là đã phản bội cuộc cách mạng năm 2011 với việc tập trung quyền lực trong tay của những đồng minh của ông thuộc Huynh đệ Hồi giáo.


      Thêm về tin này

      Geen opmerkingen:

      Een reactie posten