donderdag 4 juli 2013

Hành trình rời Việt Nam của 11 kg chất phóng xạ


Thứ năm, 4/7/2013 07:49 GMT+7

Việt Nam trả nhiên liệu hạt nhân cho Nga

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Việt Nam vừa hoàn thành việc đưa 11 kg uranium có độ làm giàu cao cuối cùng từ Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt về Nga.

Phòng điều khiển Lò phản ứng Hạt nhân Đà Lạt. Anh: Baolamdong.
Phòng điều khiển Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ảnh: Baolamdong.
Hôm qua, máy bay vận tải của Hãng Hàng không Nga đã rời Việt Nam và vận chuyển 106 bó nhiên liệu có độ làm giàu cao đã qua sử dụng, những bó nhiên liệu này chứa khoảng 11 kg độ làm giàu cao từ lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt về Nga. 
Để hoàn thành đợt vận chuyển này, Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Hoa Kỳ (NNSA) và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử nhà nước Liên bang Nga (ROSATOM).
Với sự kiện trên, Việt Nam đã hoàn thành cam kết trong Tuyên bố chung ký tháng 11/2006, tại Hà Nội thỏa thuận về việc Việt Nam tham gia Chương trình chuyển đổi nhiên liệu cho phản ứng nghiên cứu, từ sử dụng nhiên liệu uranium có độ làm giàu cao (HEU) sang nhiên liệu uranium có độ làm giàu thấp (LEU).
Sự kiện trên cũng thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh, đánh dấu cột mốc quan trọng đối với cam kết của Việt Nam thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ 2 vào tháng 3/2012 tại Seoul, Hàn Quốc.
Thực hiện khuyến cáo của IAEA, và theo thoả thuận của Mỹ và Nga, các lò phản ứng nghiên cứu sử dụng nhiên liệu uranium có độ giàu từ 20% U-235 trở lên đều phải chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu LEU (dưới 20% U-235), vì nhiên liệu LEU không thể sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt thuộc trong số hơn 20 lò phản ứng nghiên cứu của 17 quốc gia sử dụng nhiên liệu HEU do Liên Xô trước đây cung cấp nên cần phải chuyển đổi sang nhiên liệu LEU. Từ năm 2007 đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hợp tác chặt chẽ với IAEA, NNSA, và ROSATOM để thực hiện chương trình này.
Tháng 11/2011, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện thay thế và chuyển đổi thành công lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt sang vận hành hoàn toàn bằng nhiên liệu LEU. 
Uranium độ giàu thấp, độ giàu cao
Kim loại uranium gồm hai thành phần đồng vị chủ yếu, U-238 và U-235. Trong đó, U-238 chiếm hàm lượng áp đảo với 99,3%. Còn đồng vị U-235 chỉ chiếm 0,7%. U-235 hiếm và quý vì chỉ với U-235 mới xảy ra phản ứng phân hạch.
Trong phản ứng phân hạch, dưới tác dụng của nơtron, hạt nhân U -235 bị phân ra hai mảnh, toả ra một năng lượng lớn 200 MeV (200 triệu điện tử-vôn), đồng thời giải phóng 2-3 nơtron mới. Chính các nơtron này đã tạo nên phản ứng dây chuyền rất cần thiết để duy trì hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân hoặc tạo nên sự nổ của bom hạt nhân.
Vì vậy, phương pháp nâng cao hàm lượng U235 trong vật liệu urani, gọi là phương pháp (hay kỹ thuật) làm giàu urani, đóng vai trò rất quan trọng trong công nghệ hạt nhân. Đó là các phương pháp ly tâm, khuyếch tán khí…, có thể nâng cao hàm lượng U235 từ 0,72% (trong tự nhiên) lên đến 40% (dùng trong lò phản ứng), hoặc cao hơn 90% (dùng trong bom nguyên tử).
Hương Thu
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/viet-nam-tra-nhien-lieu-hat-nhan-cho-nga-2842869.html
 



Thứ năm, 4/7/2013

15:00 GMT+7

Hành trình rời Việt Nam của 11 kg chất phóng xạ

Khối hàng đặc biệt chuyển từ Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đến căn cứ không quân Biên Hòa được giám sát về an ninh và kỹ thuật kỹ lưỡng từng giây phút, cuối cùng lên máy bay quân sự Nga một cách an toàn.
> Chiến dịch an ninh nghiêm ngặt bảo vệ 11 kg uranium

9187874107-509f82c90d-z-1372914523_500x0
 106 thanh nhiên liệu uranium đã qua sử dụng có mức làm giàu cao được vận chuyển hôm qua từ lò phản ứng ở Đà Lạt về sân bay Biên Hòa để từ đó về Nga, theo đúng các thỏa thuận về sử dụng hạt nhân vì mục đích hòa bình mà Việt Nam đã ký với các đối tác quốc tế. Trong ảnh, một sĩ quan chỉ huy của lực lượng an ninh Việt Nam ra chỉ thị trước khi hộ tống xe chở uranium làm giàu.
 
 
9190668190-d37bf4008f-z-1372914217_500x0
Thùng đặc chủng đựng các thanh nhiên liệu được chứa trong container này. Nhân viên Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, Igor Bolshinsky, đo nồng độ phóng xạ từ xe tải chở hạt nhân làm giàu cấp độ cao ở Đà Lạt.
9190669308-f53f1964b1-z-1372914218_500x0
Xe container chở lượng uranium làm giàu cấp độ cao cuối cùng của Việt Nam lăn bánh rời Đà Lạt với sự hộ tống của một đoàn xe cả phía trước lẫn phía sau.
9187874891-1f8049198a-z-1372914218_500x0
Chiếc container đi qua vùng đồng quê Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết lực lượng chức năng phải huy động 1.000 công an, bộ đội bảo vệ dọc tuyến đường, 30 xe hộ tống trước và sau chiếc container chở uranium.
9190671044-1364ef3f0c-z-1372914218_500x0
Xe tải đi qua một ngôi làng, với sự hộ tống của cảnh sát.
9190671844-89fc64d8cf-z-1372914218_500x0
Xe đến Biên Hòa.
9187877147-3730978253-z-1372914218_500x0
Xe container chứa uranium làm giàu đến căn cứ không quân Biên Hòa.
9187877393-b473a9d6aa-z-1372914219_500x0
Máy bay chở hàng của Nga đã sẵn sàng đón nhận thùng uranium để chở đến Nga.
9187877669-3f640014c5-z-1372914219_500x0
Thùng đựng chất phóng xạ uranium. Các thanh nhiên liệu được cho vào thùng thép chuyên dụng nặng 10 tấn, sau đó chiếc thùng này được bao thêm một lớp vỏ thép 5 tấn trước khi niêm chì. Trong ảnh, một công nhân Czech làm việc với chiếc thùng đặc biệt.
9187877925-452a2ef2f0-z-1372914219_500x0
Tiến sĩ Điền cho biết, để chuẩn bị cho việc trao trả uranium đợt cuối cùng này, Cộng hòa Czech cho Việt Nam mượn những thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phục vụ việc di dời, vận chuyển.
9190673098-54c5c1dba9-z-1372914219_500x0
9187878453-d9bbc5939e-z-1372914219_500x0
Các nhân viên cơ quan An toàn và An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ theo dõi việc đưa thùng chứa vào một khối bảo vệ bằng thép nặng 20 tấn, sau đó đưa cả khối này lên máy bay.
9187878727-3bec33d8b1-z-1372914220_500x0
Chiếc thùng xanh da trời cuối cùng được đặt lọt thỏm trong một thùng bảo vệ.
[Caption]
Công nhân đưa chiếc thùng chứa lớn được thiết kế đặc biệt, an toàn khi bay vào máy bay chở hàng.
9187879233-19033df4ac-z-1372914220_500x0
9190674386-b1cfc70eda-z-1372914220_500x0
Thùng container đặc biệt chuẩn bị hồi hương về Nga. Đây là chuyến vận chuyển uranium giàu mức độ cao HEU cuối cùng từ Việt Nam, hoàn tất chương trình chuyển trả. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động ổn định với nguyên liệu uranium làm giàu mức độ thấp, LEU. HEU có thể trở thành nguyên liệu để sản xuất bom hạt nhân, còn LEU thì không. Chương trình thành công đã khẳng định quan điểm sử dụng nguyên liệu hạt nhân vì mục đích hòa bình của nước Việt Nam.
Trọng Giáp (Ảnh, Video: NNSA)
 
 
Thứ năm, 4/7/2013 12:08 GMT+7

Chiến dịch chuyển uranium khỏi Việt Nam

11 kg uranium có độ làm giàu cao được đựng trong nhiều lần bảo vệ bọc thép nặng hàng chục tấn, chuyển ra khỏi Việt Nam trong sự hộ tống và giám sát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an ninh hạt nhân.

Lúc 5h5 sáng hôm qua, máy bay quân sự của Nga đã vận chuyển 106 bó nhiên liệu có độ làm giàu cao đã qua sử dụng, chứa khoảng 11 kg uranium độ làm giàu cao từ Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt về Nga. Việc vận chuyển uranium đòi hỏi đảm bảo tuyệt đối an ninh phóng xạ.
Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết, để vận chuyển 11kg uranium từ Đà Lạt về sân bay Biên Hòa, Đồng Nai, lực lượng chức năng phải huy động 1.000 công an, bộ đội bảo vệ dọc tuyến đường, 30 xe hộ tống trước và sau chiếc container chở uranium.
Các chuyên gia để số uranium vào thùng thép chuyên dụng nặng 10 tấn, sau đó chiếc thùng này được bao thêm một lớp vỏ thép 5 tấn trước khi niêm chì cho lên container vận chuyển từ Đà Lạt về sân bay Biên Hòa, Đồng Nai.
heu-dalat-1372914438_500x0.jpg
Thùng chứa uranium HEU trong quá trình vận chuyển an toàn. Ảnh: NNSA
Khi tới sân bay Biên Hòa số uranium này tiếp tục được bọc thêm một lớp vỏ nặng 20 tấn, đảm bảo an toàn phóng xạ cho cả trường hợp gặp sự cố xấu nhất là máy bay vận chuyển số uranium này bị rơi.
Đây là lần thứ hai cũng là lần cuối cùng của Chương trình trao trả 141 nhiên liệu uranium từ Việt Nam, chương trình khởi động từ năm 2004. Đợt một của chương trình được thực hiện tháng 9/2007, Việt Nam trao trả cho Nga 35 bó độ giàu cao chưa qua sử dụng. Trong lần trao trả đợt hai này, Việt Nam trao trả tiếp 106 bó nhiên liệu, hoàn tất theo đúng cam kết.
Tiến sĩ Điền cho biết, để chuẩn bị cho việc trao trả uranium đợt cuối cùng này, Cộng hòa Czech cho Việt Nam mượn những thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phục vụ việc di dời, vận chuyển. Các thiết bị này được đưa vào Việt Nam bằng đường biển tháng vào tháng 5/2013, sau đó chúng  được vận chuyển lên Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt bằng đường bộ. 
"Uranium độ giàu cao đã qua sử dụng vừa trao trả thực hiện trong điều kiện an toàn tuyệt đối về an ninh, kỹ thuật", tiến sĩ Điền nói.
Việc trao trả uranium là dự án cam kết giữa Việt Nam và tổ chức Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) khởi động từ 2004 về việc chuyển đổi các thanh nhiên liệu hạt nhân có uranium có đô giàu cao qua nhiên liệu uranium có độ giàu thấp cho lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
Hiện lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đang vận hành tốt bằng các thanh nhiên liệu hạt nhân có độ giàu uranium thấp.
Quốc Dũng
 
Thứ năm, 1/12/2011 14:30 GMT+7

Lò hạt nhân Đà Lạt 'chuyển hệ' uranium

Hôm qua, nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã được thay thế hoàn toàn bằng uranium có độ giàu thấp, khẳng định cam kết sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình của Việt Nam.
> Hoạt động của lò phản ứng hạt nhân
> Triều Tiên - Mỹ bàn hạt nhân

Lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân Đà Lạt (Ảnh: Viện Nghiên cứu Hạt nhân)
Lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ảnh: Viện Nghiên cứu Hạt nhân.
"Toàn bộ nhiên liệu có độ giàu 36% được thay thế bằng nhiên liệu có độ giàu 19,75%", tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, viện trưởng viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt cho biết.
Về lý thuyết, nhiên liệu có độ giàu cao có thể có nguy cơ lớn được khai thác để chế biến thành nhiên liệu cho vũ khí nguyên tử. Do đó, từ năm 1978, quan ngại vấn đề này, Mỹ là nước đi đầu và kêu gọi các quốc gia có nhà máy điện hạt nhân thực hiện việc dùng uranium thấp dưới 20%.
Đây là một phần trong nỗ lực chung của ba nước Việt Nam, Nga, Mỹ và cơ quan năng lượng quốc tế (IAEA), nhằm tăng cường sử dụng hạt nhân cho mục đích hòa bình, và giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn cho thế giới từ nguồn nhiên liệu uranium giàu.
"Với sự kiện trên, Việt Nam đã khẳng định mục tiêu sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, thực hiện trong hành động cam kết quốc tế không phổ biến vũ khí hạt nhân", tiến sĩ Điền nói.
Uranium giàu là loại nhiên liệu được sử dụng trong phần lớn các lò phản ứng hạt nhân, trong đó có lò ở Đà Lạt. Uranium giàu còn được chia thành hai loại: độ giàu thấp và độ giàu cao.
Loại nhiên liệu uranium sản xuất ở Nga được dùng từ thập niên 1980 cho đến những năm gần đây tại lò Đà Lạt chứa hàm lượng uranium là 36%, được gọi là uranium độ giàu cao. Còn loại nhiên liệu mới chứa hàm lượng uranium gần 20%, được gọi là uranium độ giàu thấp.
Uranium độ giàu thấp, độ giàu cao
Kim loại uranium gồm hai thành phần đồng vị chủ yếu, U-238 và U-235. Trong đó, U-238 chiếm hàm lượng áp đảo với 99,3%. Còn đồng vị U-235 chỉ chiếm 0,7%. U-235 hiếm và quý vì chỉ với U-235 mới xảy ra phản ứng phân hạch.
Trong phản ứng phân hạch, dưới tác dụng của nơtron, hạt nhân U -235 bị phân ra hai mảnh, toả ra một năng lượng lớn 200 MeV (200 triệu điện tử-vôn), đồng thời giải phóng 2-3 nơtron mới. Chính các nơtron này đã tạo nên phản ứng dây chuyền rất cần thiết để duy trì hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân hoặc tạo nên sự nổ của bom hạt nhân.
Vì vậy, phương pháp nâng cao hàm lượng U235 trong vật liệu urani, gọi là phương pháp (hay kỹ thuật) làm giàu urani, đóng vai trò rất quan trọng trong công nghệ hạt nhân. Đó là các phương pháp ly tâm, khuyếch tán khí…, có thể nâng cao hàm lượng U235 từ 0,72% (trong tự nhiên) lên đến 40% (dùng trong lò phản ứng), hoặc cao hơn 90% (dùng trong bom nguyên tử).
Hương Thu
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten