zondag 23 juni 2013

Việt Nam đón 'siêu trăng' ngày 23-6-2013

Thứ bảy, 22/6/2013, 11:45 GMT+7
Twitter
Facebook

Việt Nam đón 'siêu trăng' ngày mai

Người yêu thích thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội nhìn mặt trăng to hơn và sáng hơn bình thường vào chiều tối mai.

Siêu trăng ở Hà Nội năm ngoái. Ảnh: Hoàng Hà.
Siêu trăng ở Hà Nội năm ngoái. Ảnh: Hoàng Hà.
Trăng tròn sẽ diễn ra lúc 18h34 giờ Hà Nội. Trăng tròn trùng với khoảng thời gian nó tiến tới vị trí gần trái đất trên quỹ đạo, với khoảng cách 356.989 km. Vì vậy, người nhìn từ trái đất sẽ thấy mặt trăng to hơn bình thường.
"Mặt trăng lớn hơn khoảng 12-14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường", theo thông báo của Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC).
Người quan sát phải chờ đến tháng 8 năm sau mới lại thấy hiện tượng đáng chú ý trên. "Siêu trăng" là khái niệm chỉ hiện tượng mặt trăng tròn vào đúng thời điểm nó đạt tới điểm cực cận trên quỹ đạo, mặc dù trên thực tế hai thời điểm này không trùng khít về mặt thời gian.
Các nhà khoa học phủ nhận thông tin cho rằng, "siêu trăng" có thể tác động mạnh tới biến đổi khí hậu. Theo họ, hiện tượng này chỉ tạo nên một số khác biệt với sự lên xuống của thuỷ triều.
Xem ảnh siêu trăng khắp thế giới năm 2012
Hương Thu
 
 
Chủ nhật, 23/6/2013, 16:54 GMT+7
Twitter
Facebook

Không xem được 'siêu trăng' ở miền Bắc

Ảnh hưởng của bão Bebinca gây ra mưa lớn, bầu trời nhiều mây, nên người miền Bắc sẽ không xem được "siêu trăng" diễn ra chiều tối nay.

Siêu trăng ở Hà Nội năm 2012. Ảnh: Hoàng Hà.
Siêu trăng ở Hà Nội năm 2012. Ảnh: Hoàng Hà.
18h34 giờ Hà Nội, mặt trăng tròn trùng với thời điểm nó tiến tới vị trí gần trái đất trên quỹ đạo, với khoảng cách 356.989 km, nên Việt Nam và thế giới nhìn thấy mặt trăng lớn hơn khoảng 12-14%, và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường, đây gọi là "siêu trăng".
Tuy nhiên, người miền Bắc sẽ không có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú trên, vì "siêu trăng" xuất hiện vào thời điểm cơn bão Bebinca gây mưa lớn trên diện rộng, trời nhiều mây.
Tại TP HCM và tỉnh lân cận cũng khó quan sát "siêu trăng" vì theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, chiều tối nay, khu vực này sẽ có mưa, bầu trời tối. "Chỉ hu vực từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa là có nhiều khả năng xem được siêu trăng", ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm trên nói.
Ttháng 8 năm sau, "siêu trăng" mới lại xuất hiện.
Hương Thu

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/06/khong-xem-duoc-sieu-trang-o-mien-bac/

Thứ hai, 7/5/2012, 09:32 GMT+7
Twitter
Facebook

'Siêu trăng' 2012 trên khắp thế giới

Tối qua cả thế giới đã được chiêm ngưỡng hiện tượng mặt trăng tới gần địa cầu nhất trong năm.
> Hình ảnh siêu trăng kỳ thú ở Hà Nội

Siêu trăng trên đầu tượng thần tự do ở New York, Mỹ
Siêu trăng phía trên tượng Nữ thần tự do ở New York, Mỹ. Do trăng tròn trùng với khoảng thời gian nó tới cận điểm – điểm gần trái đất trên quỹ đạo – nên người quan sát trên địa cầu sẽ thấy trăng to hơn mức bình thường. Ảnh: AP.
Mặt trăng mọc to nhất trong năm trên ngôi đền nổi tiếng Poseidon ở Cape Sounion, Athens, Hi Lạp. Ảnh: AP.
Siêu trăng trên ngôi đền Poseidon ở Cape Sounion, phía đông nam Athens, Hy Lạp. Khoảng cách giữa mặt trăng và trái đất trong siêu trăng hôm 6/5 là 356.955 km – ngắn nhất trong những lần mặt trăng tới cận điểm trong năm 2012. Vì thế đây là siêu trăng lớn nhất trong năm Ảnh: AP.
Siêu trăng được chụp từ sau nhà thờ Our Lady ở Dresden, Đức, khi trời bắt đầu tối. Ảnh: AFP.
Tại nhà thờ Our Lady ở Dresden, Đức. Độ sáng của mặt trăng trong siêu trăng tối qua sẽ lớn hơn khoảng 16% so với mức trung bình. Ảnh: AFP.
Hình ảnh siêu trăng ở Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà.
Máy bay bay qua phía trước mặt trăng ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP
Một chiếc trực thăng bay ngang qua siêu trăng tại Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP
Siêu trăng nhìn từ núi Eden ở Aucland, New Zealand. Đây là hiện tượng mặt trăng tới gần địa cầu nhất trong năm. Ảnh: REX
Siêu trăng ở New Zealand. Ảnh: REX.
"Siêu trăng" phía sau hình chúa Jesus tại tượng đài Redeemer ở Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AP
Mặt trăng phía sau hình tượng đài Chúa cứu thế ở Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AP.
Trăng tròn nhìn qua cây thánh giá ở một nhà thờ công giáo tại thị trấn Novogrudok, Belarus. Ảnh: AP
Mặt trăng "khổng lồ" tại thị trấn Novogrudok, Belarus. Ảnh: AP.
Hình ảnh siêu trăng được quan sát từ Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: EAP.
Siêu trăng tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: EPA.
Mặt trăng tròn vành vạnh ở thủ đô Jakarta của Indonesia. Ảnh: EPA.
Siêu trăng bao trọn cây thánh giá ở Frauenkirche (Nhà thờ Đức Bà) tại Dresden, Đức. Ảnh: AP
Mặt trăng trên tòa nhà Empire State nhìn thấy từ Eagle Rock ở West Orange, New Jersey, Mỹ. Giới khoa học khẳng định siêu trăng không phải là hiện tượng đáng lo ngại và không thể gây nên động đất hay thủy triều mạnh. Ảnh: AP.
Hương Thu

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/05/sieu-trang-tren-khap-the-gioi/


 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten