maandag 10 juni 2013

Trung Quốc ngụy biện đường lưỡi bò

Trung Quốc ngụy biện đường lưỡi bò

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-06-06
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

001_GR330911-305.jpg
Đường lưỡi bò TQ đòi chủ quyền trên Biển Đông
AFP



Nhân hội thảo biển Đông thường niên lần thứ ba được tổ chức tại Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington DC từ ngày 5 đến 6 tháng 6, Việt Hà phỏng vấn tiến sĩ Trần Trường Thủy, thuộc học viện Ngoại giao Việt Nam, một diễn giả tại hội thảo về những vấn đề có liên quan được thảo luận trong ngày đầu tiên của hội thảo.

Việt Hà: Thưa Tiến sĩ câu hỏi đầu tiên muốn hỏi ông là trong suốt 12 tháng vừa qua nhân cái bài phát biểu ngày hôm nay thì ông có điểm lại một số những cái gọi là xung đột xảy ra tại biển Đông. Ông so sánh tình hình căng thẳng của biển Đông năm nay và năm trước có gì khác biệt ạ?
Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Trong bài trình bày của tôi, tôi cũng đã chỉ rõ các sự kiện xảy ra ở biển Đông giữa các bên liên quan, chủ yếu là Trung Quốc và bên còn lại là các nước Asean. Có thể thấy là các sự kiện là một bước tiếp diễn của các diễn biến trong các năm gần đây; Nhất là Trung Quốc sau khi đã công khai cái đường lưỡi bò của họ, tiến hành các hoạt động để thực thi các chủ quyền trên đó, gây ra các căng thẳng xung đột với các nước chung quanh. Nó nằm trong một mạch chung của các sự kiện và có thể thấy so sánh với các năm trước thì có thể nói là nhiều sự kiện hơn giữa Trung Quốc và Philipines và có những sự kiện mới giữa Trung Quốc và Malaysia; Còn với Việt Nam thì cũng trong cái tông chung như những năm gần đây thôi. Điều cơ bản là Việt Nam vẫn bảo vệ được quyền chủ quyền và quyền tài phán trong cái vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo công ước luật biển.
Việt Hà: Trong cái bài mở đầu của ngày hội thảo hôm nay, một học giả của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có nói đến sự không rõ ràng của các nước đòi chủ quyền trong vùng biển Đông, cụ thể là đường cơ sở trong đó có Việt Nam, Philipines, đặc biệt là đường 9 đoạn của Trung Quốc. Học giả đó có nói rằng điều quan trọng là một nước nào đó đứng lên và chấp nhận chúng tôi sẽ điều chỉnh và làm rõ những  đường này. Theo ông, Việt Nam có thể làm điều đó hay không?
Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Đúng là trước đây các nước liên quan, nhất là Trung Quốc và các nước Asean, trong quá trình phát triển của mình, cũng chưa rõ ràng lắm về các yêu sách. Tuy nhiên trong các năm gần đây, các nước Asean đã nỗ lực rất nhiều trong việc cụ thể hóa các yêu sách của mình theo luât pháp Quốc tế, Công ước luật biển. Ví dụ như Việt Nam cũng đã làm rõ cái ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế cũng như thềm lục địa kéo dài trong các báo cáo gởi lên Liên Hiệp Quốc.
Malaysia cũng thế và Philipines cũng có ra đường cơ sở mới, đường cơ sở quần đảo của họ để từ đó họ vẽ ra 200 hải lý. Tất cả các nước đều theo xu thế chung là làm rõ ràng yêu sách . Trung Quốc cũng đã làm rõ ràng đường lưỡi bò theo như hôm nay các bạn cũng đã thấy trong các cuộc thảo luận. Tuy nhiên, cái hướng rõ ràng của Trung Quốc  không theo luật pháp Quốc tế khi họ yêu sách đòi đòi quyền chủ quyền và quyền tài phán theo Công ước luật biển; Đồng thời họ cũng đòi theo quyền lịch sử về đánh bắt cá cũng như tài nguyên theo đường lưỡi bò. Điều này không phù hợp với luât pháp Quốc tế.
Ngụy biện
20130605_134803_resized-305.jpg
Hội thảo biển Đông thường niên lần thứ ba được tổ chức tại Trung Tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington DC từ ngày 5 đến 6 tháng 6 năm 2013

Việt Hà: Học giả Trung Quốc có nói rằng là họ không muốn rõ ràng làm rõ đường lưỡi bò vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến các nước khác vì Trung Quốc sẽ phải lấy tất cả các đảo mà các nước khác đang chiếm trên đó . Vì vậy chính sách tốt nhất là giữ nguyên hiện trạng như hiện nay là không làm rõ ràng đường lưỡi bò. Nhận xét của ông về câu trả lời của học giả người Trung Quốc là như thế nào?
Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Tôi cho rằng cái này cũng chỉ là ngụy biện thôi. Thực tế không có đường lưỡi bò thì Trung Quốc vẫn duy trì cái chính sách chủ quyền đối với các đảo. Cũng lập luận vì Trung Quốc có yêu sách nên bắt buộc phải dùng vũ lực cho nên Trung Quốc cũng đã yêu sách đối với chủ quyền của Hoàng sa và Trường sa cũng như các đảo khác trong tranh chấp với Philipines. Vì vậy  lập  luận bỏ đường lưỡi bò dẫn đến các chính phủ phải dùng vũ lực không hợp lý.
Theo tôi thì vấn đề chính đối với đường lưỡi bò là Trung Quốc muốn sử dụng mập mờ là một để đòi hỏi quyền chủ quyền và quyền tài phán, chủ yếu là tài nguyên của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác ; Thứ hai là bản thân nội bộ Trung Quốc cũng có ít nhiều ý kiến khác nhau và họ cũng không thống nhất nhau làm thế nào để làm rõ ràng ; Thứ ba cơ bản là làm rõ yêu sách theo Công ước luật biển sẽ làm hạn chế việc Trung Quốc tự do hoạt động như bây giờ.
Việt Hà: Thưa ông ngày hôm nay , ông cũng có nói đến vấn đề chính sách của Mỹ tại biển Đông dường như chưa có hiệu quả trong việc kiềm chế Trung Quốc trong những hành động gần đây. Ông có hỏi là liệu Mỹ có thể có thêm  những yếu tố nào trong những chính sách đó. Ông có thể nói rõ ,theo ý ông, thì những yếu tố nào Mỹ cần thêm không ạ?
Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Trả lời trong phần “hỏi và đáp” thì tôi cũng đã nêu một số các gợi ý , tất nhiên là các chính sách của Mỹ đưa ra đều dựa trên các lợi ích của Mỹ, họ sẽ không đưa ra những chính sách dựa trên những lợi ích của các nước khác hay là đi ngược lại lợi ích của Mỹ . Theo cá nhân tôi , để bảo vệ lợi ích của Mỹ thì họ có thể thêm những yếu tố mới trong  những chính sách chung ví dụ việc thực thi pháp luật chẳng hạn,ví dụ các lực lượng chấp pháp trên biển cạnh tranh nhau là chính và trong vấn đề này Mỹ cũng không có hoạt động nào để cản trở hoạt động của Trung Quốc; Hoặc trong vấn đề về kinh tế, Mỹ đang quay trở lại nhưng cũng chỉ đang bắt đầu đàm phán về TPP, Hiệp định xuyên Thái bình dương đang được kéo dài trong khi Trung Quốc đã sử dụng công cụ kinh tế rất mạnh. Yêu sách về đường lưỡi bò Mỹ cũng chỉ nói gián tiếp thế thôi chứ cũng không làm rõ ràng hay đề nghị Trung Quốc làm rõ ràng hoặc từ bỏ yêu sách này.
Việt Hà: Câu hỏi cuối cùng, theo ông thì Việt Nam và các nước Asean có ủng hộ cho Đài Loan tham gia vào việc đàm phán cơ chế xây dựng một điều tiết tranh chấp ở biển Đông hay không vì thật ra các nước Asean trong đó có Việt Nam chỉ thừa nhận một Trung Quốc.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy: Vâng, cũng đúng như câu hỏi thì Việt Nam và các nước Asean thực thi chính sách một Trung Quốc và coi Đài loan là một bộ phận của Trung Quốc . Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận Đài loan là một bên tranh chấp và Đài loan cũng đang chiếm giữ cái đảo lớn nhất là đảo Ba Bình . Bên cạnh đó các hoạt động của các ngư dân Đài loan cũng như các hoạt động của các lực lượng chấp pháp cũng như các lực lượng quân sự của Đài loan , nếu như mà không có các cơ chế xử lý thì cũng có thể gây ra va chạm với các nước xung quanh . Theo tôi thì cũng phải tính đến điều này trong các quá trình đàm phán sắp tới.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cn-cholar-argued-u-shape-vh-06062013142106.html

Học giả quốc tế kêu gọi các nước tuân thủ UNCLOS

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-06-06
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

csis305.jpg
Các học giả quốc tế tại Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.
RFA PHOTO



Hội thảo về tranh chấp biển Đông lần thứ 3 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến Lược, ở Washington DC, đã bước vào ngày cuối cùng vào ngày 6 tháng 6. Phần thảo luận chính của chương trình ngày thứ hai tập trung vào vấn đề tính pháp lý trong tranh chấp và các đề xuất để điều hòa tranh chấp.

Nên đa phương giải quyết tranh chấp

Phần lớn thời gian của buổi sáng ngày hội thảo cuối cùng 6 tháng 6 được dành cho các thuyết trình và tranh luận sôi nổi giữa các luật sư các nước đại diện cho Trung Quốc, Philippines, Mỹ và Việt Nam với nhau và với người dự. Các tranh luận chủ yếu tập trung vào vụ kiện của Philippines ra tòa trọng tài theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 UNCLOS, và những tác động của nó.
Hồi tháng 1 vừa qua, Philippines đã quyết định đưa vụ tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế theo UNCLOS với mong muốn làm rõ một số định nghĩa về các đảo và bãi đá trong khu vực. Chính phủ Trung Quốc sau đó tuyên bố không tham gia tòa, viện dẫn việc nước này đã chọn không chịu những phán quyết của tòa theo tuyên bố vào tháng 10 năm 2006.
Người đăng đàn đầu tiên trong chương trình sáng nay là luật sư Xinjun Zhang, thuộc trường đại học Luật Thanh Hoa, Bắc Kinh. Trong bài phát biểu của mình ông Zhang nhấn mạnh chính sách của Trung Quốc là gạt sang bên các khác biệt để hợp tác phát triển trong khu vực có tranh chấp trên biển:
Tranh chấp trên biển Đông là rất phức tạp cho nên bất cứ hướng tiếp cận giải quyết tranh chấp trên biển Đông nên đa phương.
-LS Henry Bensurto
“Việc bỏ sang bên tranh chấp để hợp tác phát triển đã là chính sách nhất quán của Trung Quốc kể từ những năm 1970 khi Trung quốc có tranh chấp với Nhật bản xung quanh quần đảo Điếu Ngư mà Nhật gọi là Senkaku. Cho đến nay Trung quốc vẫn duy trì chính sách này ở biển Đông. Điểm quan trọng của chính sách này liên quan đến việc giải quyết tranh chấp là đặt đàm phán lên hàng đầu mà theo tôi điều này không có vấn đề gì trong luật Liên Hiệp Quốc.”
Tuy nhiên ông Zhang cũng thừa nhận, Trung Quốc, vốn là một nước tham gia UNCLOS, cũng gặp những thách thức khi giải quyết các tranh chấp này qua UNCLOS, mà chủ yếu là do sự diễn giải các điều luật trogn UNCLOS.
Người đại diện của Trung Quốc cũng dành rất nhiều thời gian dẫn giải các điều luật trong UNCLOS để khẳng định quyết định không tham dự tòa của Trung Quốc, cho rằng quyết định của Trung Quốc là hoàn toàn hợp lý vì vấn đề tranh chấp chủ quyền trên các đảo và bãi đá ở Trường sa không thuộc phạm vi phán quyết của tòa.

Tầm quan trọng của UNCLOS

20130605_100758-305
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.

Trái ngược với ý kiến của luật sư Zhang, các luật sư từ Philippines, Mỹ và Việt Nam khẳng định việc tham dự tòa trọng tài, tuân thủ các kết luận của tòa là điều cần thiết để tiến đến giải quyết những căng thẳng trong khu vực.
Luật sư Henry Bensurto, thuộc Bộ Ngoại giao Philippines, khẳng định tầm quan trọng của UNCLOS ngay trong phần mở đầu bài thuyết trình của mình:
“Tranh chấp trên biển Đông là rất phức tạp cho nên bất cứ hướng tiếp cận giải quyết tranh chấp nào trên biển Đông cũng nên đa phương. Nói như vậy có nghĩa là luật quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa căng thẳng. Vì vậy bất cứ cơ chế điều hòa nào trên biển Đông cũng  phải tuân thủ theo UNCLOS.”
Theo luật sư Bensurto, hiện tại ASEAN và Trung Quốc đã có Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông (gọi tắt là DOC), là một cơ chế giúp điều hòa căng thẳng tại biển Đông và đáng nhẽ ra phải có hiệu quả nếu các nước tuân thủ. Tuy nhiên ông cũng đưa ra các dẫn chứng về những diễn biến gần đây trên biển Đông từ vụ Trung Quốc chiếm đóng bãi Scarborough Shoal vào tháng 4 năm ngoái đến vụ việc gần đây nhất là đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi cỏ Mây hiện do Philippines kiểm soát. Với những diễn tiến mới tại biển Đông, ông Bensurto khẳng định DOC đã không giúp điều hòa được căng thẳng tại khu vực vì không có tính ràng buộc pháp lý, mà chỉ mang ý nghĩa chính trị.
Đó là lý do Philippines thấy sự cấp thiết vào lúc này phải làm rõ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc để tách rời phần tranh chấp khỏi vùng không tranh chấp, tránh tình trạng mập mờ mà Trung Quốc đang áp dụng hiện nay. Việc đưa vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế có thể giúp Philippines và các nước liên quan xác định được chính xác một số các định nghĩ về các đảo và bãi đá đang tranh chấp giữa các nước, để từ đó xác định các phạm vi về vùng nước thuộc chủ quyền mỗi quốc gia.
Đồng quan điểm với luật sư Bensurto, giáo sư Peter Dutton, Giám đốc Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, cho rằng luật quốc tế là cần thiết trong việc giải quyết các tranh chấp hiện tại. Ông Dutton chỉ trích việc Trung Quốc không tham gia tòa và thích sử dụng sức mạnh thay vì luật quốc tế để bảo vệ mình.
Trung Quốc đã từ chối tham dự tòa trọng tài có lẽ bởi họ biết là luật quốc tế không ủng hộ những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc.
-GS Peter Dutton
“Trung Quốc đã từ chối tham dự tòa trọng tài có lẽ bởi họ biết là luật quốc tế không ủng hộ những đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc ví dụ như quyền tài phán đối với biển đông dựa vào đường chín đoạn… về mặt sức mạnh Trung Quốc đã không thể sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết xung đột trong vài thập kỷ qua, nhưng từ năm 2008 trọng tâm chiến lược của Trung Quốc đã tập trung vào khoảng chống của việc không được dùng vũ lực trong các xung đột và các tiếp cận nhằm đạt được các quyền lợi của mình. Trong khoảng chống này là hướng tiếp cận dựa vào sức mạnh với việc sử dụng sức ép phi quân sự.”
Sức ép phi quân sự mà ông Dutton muốn nói tới chính là việc Trung  Quốc sử dụng lực lượng các tàu kiểm ngư, ngư chính thay vì tàu quân sự để bảo vệ các vùng mà Trung Quốc đòi chủ quyền.
Ông Dutton cũng cho rằng Trung Quốc đã không tuân thủ luật quốc tế mà chỉ dùng từ ngữ trong luật và sức mạnh của mình để bảo vệ quyền lợi:
“Chỉ có một khía cạnh duy nhất trong chiến lược của Trung Quốc có thể nói có liên quan đến luật quốc tế là họ sử dụng từ ngữ trong luật quốc tế để biện hộ cho những đòi hỏi của mình và quyền sử dụng sức mạnh để theo đuổi mục đích này.…. Chiến lược của Trung Quốc bao gồm việc sử dụng sức mạnh, thậm chí vũ lực chứ không tính đến luật quốc tế hay các cơ chế luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng.”
Theo ông Dutton, với việc Trung Quốc quyết định không tham gia tòa thậm chí không chấp nhận các quyết định của tòa có thể không có lợi cho Trung Quốc sẽ có thể khiến các nước trong khu vực cũng phải gia tăng sức mạnh của mình để tự bảo vệ chủ quyền và an ninh trước sức mạnh của Trung Quốc.
Phía đại diện Việt Nam là luật sư Trần Đăng Thắng, thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc không tham dự tòa là vi phạm quy tắc luật pháp là luật phải công bằng với các bên. Ông cho rằng đường chữ U của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc này và Trung Quốc đang cho mình quyền được chọn điều mình thích.
Trong phần góp ý, diễn giả từ Hoa Kỳ Peter Dutton cũng kêu gọi Hoa Kỳ nên tiếp tục duy trì sức mạnh quân sự đánh chặn tại Đông Á, để kiềm chế các xung đột trong khu vực, tiếp tục hỗ trợ các nước trong vùng gia tăng sức mạnh tự vệ, phát triển khả năng phi quân sự để chống đỡ với các sức ép từ Trung Quốc. Một lần nữa, học giả Mỹ nhấn mạnh Hoa kỳ không nên đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông nhưng Mỹ sẽ không chấp nhận việc Trung Quốc sử dụng đường 9 đoạn làm cơ sở vẽ đường biên giới trên biển. Cuối cùng, ông Dutton nói, không phải yếu tố lịch sử hay sức mạnh mà chính luật quốc tế phải được coi là tiêu chuẩn là đối trọng vững chắc trên biển Đông.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/scholars-said-cn-need-respect-unclos-vh-06062013161541.html

 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten