donderdag 16 mei 2013

Ông trùm cao su Việt Nam bác bỏ cáo buộc của Global Witness

Ông trùm cao su Việt Nam bác bỏ cáo buộc của Global Witness

Quốc Việt, thông tín viên RFA
2013-05-14



Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này


20120627-155459-1-Duc-305.jpg
Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, ảnh chụp trước đây.
File photo



Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vừa bác bỏ báo cáo của Tổ chức Nhân chứng Toàn cầu (Global Witness) liên quan đến thông tin về các ông trùm cao su tại Campuchia và Lào. Phản ánh này được phát đi sau khi có cáo buộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đang hủy hoại môi trường, sinh kế của người dân nước láng giềng.

Thông tin bịa đặt?

Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức vừa ra thông cáo báo chí gọi những thông tin về Hoàng Anh Gia Lai là ông trùm cao su Việt Nam đang chiếm đất Campuchia và Lào là hoàn toàn bịa đặt và không có giá trị.
Ông nói Global Witness đã liên lạc với Hoàng Anh Gia Lai với một loạt các câu hỏi về các hoạt động của Tập đoàn nhưng họ không cung cấp các bằng chứng cụ thể liên quan đến các vấn đề mà họ đề cập.
Ông Đoàn Nguyên Đức lên tiếng như vậy sau khi Global Witness công bố báo cáo ngày 13/5 mang tên ông trùm cao su: Cách thức các công ty Việt Nam và các nhà tài phiệt quốc tế đang tiến hành cuộc khủng hoảng chiếm đất ở Campuchia và Lào.
Theo Global Witness, các ông trùm cao su mới đang hủy hoại sinh kế của người dân địa phương cũng như môi trường trong các khoảng đầu tư ào ạt. Cụ thể, các ngôi làng bị ảnh hưởng bởi các vùng nhượng quyền cao su; các dân tộc thiểu số bản xứ đã phải chịu đựng gánh nặng những tác động môi trường; gỗ hồng sắc và các loại gỗ quý khác nằm trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền của Tập đoàn đều bị khai phá bất hợp pháp. Kết quả là các hộ gia đình đang đối diện với tình trạng nghèo khó, trong khi các rừng thiêng và đất chôn cất đã bị phá hủy.
Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng từ cộng đồng và người dân sống gần khu vực Công ty để minh chứng Hoàng Anh Gia Lai không tôn trọng luật pháp Campuchia và Lào.
-Bà Megan MacInnes
Global Witness khẳng định rằng Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã phớt lờ luật pháp một cách có tổ chức. Hoàng Anh Gia Lai vào các công ty liên kết được bố trí tổng cộng 81.919 ha đất. Trong đó, có 47.370 ha đất tại Campuchia mà theo giới hạn pháp lý tại quốc gia này thì mỗi công ty chỉ được 10.000 ha.
Còn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các công ty liên kết được bố trí tổng cộng 200.237 ha đất, trong đó có 161.344 ha ở Campuchia. Global Witness cho rằng cả hai Tập đoàn này đều công khai phớt lờ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường và xã hội mà không bị trừng phạt cho đến bây giờ. Riêng Hoàng Anh Gia Lai đã công khai thừa nhận các hoạt động cảu họ tại hai quốc gia đều không tuân thủ pháp luật.
Bà Megan MacInnes, người đứng đầu nhóm nghiên cứu vấn đề đất đai của Tổ chưc Global Witness phát biểu với RFA:
“Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng từ cộng đồng và người dân sống gần khu vực Công ty để minh chứng Hoàng Anh Gia Lai không tôn trọng luật pháp Campuchia và Lào. Hoàng Anh Gia Lai cần phải thực hiện các hoạt động phù hợp với luật pháp Campuchia và Lào còn hơn phớt lờ báo cáo này. Chúng tôi không biết ông Đoàn Nguyên Đức đang nghĩ gì mà ra thông cáo phủ nhận…”

HAGL bảo vệ rừng?

Rừng cao su của HAGL tại Lào. (Ảnh minh họa)
Rừng cao su của HAGL tại Lào. (Ảnh minh họa)

Trong thông cáo báo chí phát đi chiều 13/5, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng các công ty con thuộc Hoàng Anh Gia Lai đang có các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực trồng cây cao su, mía đường tại Campuchia, Lào và các hoạt động này đã tuân thủ theo luật pháp nước sở tại, bao gồm cả việc bảo vệ rừng.
Ông Đức nhấn mạnh, Hoàng Anh Gia Lai không tham gia vào việc khai thác gỗ, kể cả gỗ có giá trị kinh tế trong khu vực nhượng quyền của Hoàng Anh Gia Lai. Chính phủ Campuchia và Lào có toàn quyền kiểm soát, sở hữu và quyết định đối với toàn bộ khối lượng gỗ.
Vẫn theo thông cáo, Hoàng Anh Gia Lai đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương bằng cách đóng thuế, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 10,000 lao động địa phương và có nhiều đóng góp mang tính cộng đồng. Vì thế, trong những năm gần đây, Hoàng Anh Gia Lai nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ Chính phủ hai nước.
Còn chính phủ Campuchia dường như không quan tâm đến báo cáo của Global Witness. Hơn nữa, còn khuyến khích Global Witness thưa chính phủ nếu có các bằng chứng đầy đủ.
Ông Phay Siphan, phát ngôn viên Hội đồng Bộ trưởng Campuchia cho rằng báo cáo của Global Witness nhằm mục đích sĩ nhục và cáo buộc chính phủ. Campuchia không nhạc nhiên với báo cáo này vì Global Witness là một Tổ chức bảo vệ môi trường đối lập. Ông Phay Siphan nói:
“Chính sách phát triển nông nghiệp Campuchia không chỉ riêng cấp đất tô nhượng làm kinh tế cho các công ty Việt Nam. Việc nhượng đất đều dựa trên hai yếu tố cơ bản là khả năng tài chính đầu tư và tính chuyên nghiệp phát triển. Mục đích, phát huy hiệu quả trong công cuộc giảm nghèo và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.
Việc phổ biến báo cáo như vậy không phải là hành động giúp giải quyết vấn đề ở Campuchia, không phải là đối tác để giúp hạn chế người vi phạm. Những gì nêu ra trong báo cáo là có động cơ chính trị, phê phán chính phủ…”
Việc phổ biến báo cáo như vậy không phải là hành động giúp giải quyết vấn đề ở Campuchia. Những gì nêu ra trong báo cáo là có động cơ chính trị, phê phán chính phủ…
-Ông Phay Siphan
Global Witness cũng chỉ trích một số công ty Tài chính quốc tế và ngân hàng Deutsche Bank đã bỏ vốn vào Tập đoàn này mà không thèm rà soát các cam kết về môi trường, nhân quyền và xã hội. Global Winess nói công ty Tài chính quốc tế gần đây đã đầu tư 14,95 triệu USD vào Quỹ Việt Nam, nắm giữ gần năm phần trăm cổ phần trong Hoàng Anh Gia Lai. Còn Ngân hàng Deutsche Bank có một số mối quan hệ với Hoàn Anh Gia Lai, bao gồm nắm giữ 3,4 triệu cổ phiếu, trị giá gần 4,5 triệu USD. Ngân hàng cũng nắm giữ 1,2 triệu cổ phiếu trong công ty thành viên Đồng Phú của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, hiện có giá trị 3,3 triệu USD.
Liên quan những rắc rối này, ông Hannfried von Hindenburg, phát ngôn viên của Công ty Tài chính quốc tế ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương phát biểu với RFA rằng mục đích của việc tài trợ vào Quỹ Việt Nam là nhằm tạo công ăn việc, nâng cao đời sống người dân nhưng từ chối thông tin Công ty Tài chính quốc tế đầu tư trực tiếp vào Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông Hannfried von Hindenburg nói:
“Đối với báo cáo của Global Witness, chúng tôi rất hân hạnh điều tra và nghiên cứu những báo cáo một cách cận thận. Chúng tôi cùng đối tác tài trợ sẽ tiếp tay rà soát những vấn đề vướng mắc.”
Theo báo cáo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Hoàng Anh Gia Lai là Tập đoàn tư nhân Việt Nam, thành lập từ năm 1993 và hoạt động trong các lĩnh vực như thủy điện, bất động sản, khoáng sản, cao su, gỗ đá và bóng đá. Tập đoàn này có 6 công ty đang hoạt động trồng cao su và cọ dầu tại Campuchia trên tổng diện tích 50.000 hécta đất. Ở Lào có 8 công ty với tổng diện tích 40.000 hécta đât. Trong đó, có một dự án Thủy điện, 3 dự án trồng cao su, một dự án khoáng sản và 3 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng, kinh doanh và dịch vụ. Năm 2012, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thu lợi nhuận trước thuế gần 525 tỷ đồng, giảm gần 70% so với năm 2011.
Còn Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đang đầu tư vào Campuchia tổng diện tích đất tô nhượng và sang nhượng hơn 270.000 ha. Hiện, các công ty thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã trồng được 70.000 ha.
Tổng diện tích đất mà hai Tập đoàn Việt Nam nhận được cao hơn rất nhiều so với báo cáo của Chính phủ Campuchia công bố ngày 8 tháng 5 rằng các công ty Việt Nam hưởng đất tô nhượng trên tổng diện tích 231.000 ha.
Ông Trương Minh Trung, Chánh văn phòng của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho RFA biết cả hai Tập đoàn đã có văn bản báo cáo Bộ Ngoại giao Việt Nam. Bộ Ngoại giao sẽ trả lời chính thức liên quan những cáo buộc của Global Witness.
Global Witness cũng nhấn mạnh chính phủ Campuchia và Lào là thành phần then chốt trong vấn đề nói trên. Họ cấp phép nhượng quyền trái với pháp luật và không có biện pháp hành động nào khi Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su công khai phớt lờ luật pháp tương tự này.
Global Witness cũng nêu bật sự thiếu hụt các quy định quốc tế để ngăn chặn không cho các công ty và các nhà tài phiệt kích động việc chiếm đất ở các nước nghèo nhất trên thế giới. Đồng thời, cũng kêu gọi chính phủ Campuchia và Lào hủy bỏ việc nhượng quyền cho các công ty đang chiếm đất, phá rừng, gây hại cho dân địa phương.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hagl-react-global-witness-qv-05142013110633.html

Global Witness: Cty VN phá rừng ở Lào & Campuchia để trồng cao su

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-05-14



Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này


tdcsvn-campuchia-305.jpg
Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN phá rừng để trồng cao su ở Campuchia.
Courtesy Global Witness



Tổ chức Global Witness vừa công bố phúc trình về tình hình hai đại công ty của Việt Nam là Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sang Kampuchia và Lào phá rừng để trồng cao su gây nên những tác hại về môi trường và cuộc sống của người dân địa phương.
Những điểm đáng chú ý trong báo cáo đó là gì? Đây là đề tài trong chuyên mục Khoa học - Môi trường kỳ này.

Những vị vua cao su

Báo cáo có tên “Những vị vua cao su’ (Rubber Barons) dài 49 trang khổ giấy A4 được chính thức công bố vào lúc 7 giờ sáng ngày 13 tháng 5 theo giờ Việt Nam.
Báo cáo chỉ rõ đích danh tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là một trong những tác nhân gây nên cuộc khủng hoảng thu hồi đất đai tại hai quốc gia lân bang là Kampuchia và Lào.
Làm thế nào mà hai tập đoàn này có thể được chính quyền địa phương chuyển nhượng cho những khu đất rừng lớn để chặt gỗ đi lấy đất trồng cao su?
Global Witness nêu ra rằng hai tập đoàn này có mối quan hệ chặt chẽ với tầng lớp chính trị lãnh đạo tham nhũng và giới tài phiệt tại hai quốc gia đó. Chính hai thế lực này là lá chắn vững chắn để HAGL và VRG không bị phạt khi vi phạm các qui định nghiêm ngặt về bảo vệ rừng của nước chủ nhà.
Chúng tôi rất tự tin về những chứng cứ mà chúng tôi thu thập và nêu ra trong báo cáo. Những chứng cứ đó rất mạnh và được thu thập qua những kiểm tra kỹ lưỡng từ cộng đồng.
-Megan MacInnes
Global Witness nhận định rằng do giá cả cao su tăng cao và nhu cầu trên thị trường thế giới đối với mặt hàng cao su cũng mỗi lúc một lớn; đặc biệt là thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng mủ cao su, là những nhân tố khiến những đại công ty như HAGL và VRG tìm sang Kampuchia và Lào để mở rộng đất trồng cao su. Đó là hai nơi mà đất đai còn nhiều trong khi tại Việt Nam thì hầu như không thể mở rộng diện tích cao su được nữa.
Thống kê mà Global Witness đưa ra cho thấy tính đến cuối năm ngoái, Kampuchia đã cho thuê 2 triệu 6 trăm ngàn hecta đất; trong số này gần phân nửa là để để trồng cao su. Lào thì cho thuê ít nhất là 1 triệu 1 trăm ngàn hecta.
Sau khi nhận được giấy phép cho những khu tô nhương, hai tập đoàn HAGL và VRG tiến hành công việc phá rừng lấy đất trồng cây cao su. Việc phá rừng không chỉ nằm trong phạm vi được nhượng mà ra khỏi khu vực đó. Có cáo giác nói HAGL hợp đồng với một tay tài phiệt Kampuchia để khai phá rừng, chế biến gỗ lấy từ khu khai phá đó. Những công ty con của Tập đoàn HAGL dường như đều có mối quan hệ với các quan chức chính phủ của Kampuchia, cũng như hợp tác làm ăn với những nhóm thần thế chuyên đốn gỗ lậu.
hagl-lao-250.jpg
Tập đoàn HAGL phá rừng để trồng cao su ở Lào. Courtesy Global Witness.

Global Witness nói rằng cơ quan chức năng Lào và Kampuchia cấp giấy phép tô nhượng đất tại quốc gia và họ không tuân thủ luật lệ của chính nước họ. Khi mà cả hai tập đoàn này có những vi phạm luật pháp của nước chủ nhà khi tiến hành hoạt động phá rừng để trồng cao su tại những khu đất tô nhượng như thế, chính quyền sở tại cũng phớt lờ đi, không trừng phạt.
Báo cáo của Global Witness cũng lần đầu tiên phơi bày cho thấy vai trò của những định chế tài chính liên quan hoạt động đất của các tập đoàn như HAGL và VRG tại Kampuchia và Lào.
Theo Global Witness thì Deutsche Bank có cổ phần nhiều triệu đô la trong hai tập đoàn HAGL và VRG. Công ty Tài chính Quốc tế, IFC, thuộc Ngân hàng Thế giới cũng có khoản đầu tư vào HAGL. Những khoản đầu tư như thế bị lên án là trái ngược lại với những cam kết công khai của cả hai định chế về các mặt đạo đức và phát triển bền vững. Cụ thể IFC hiện đầu tư gần 15 triệu đô la vào một quĩ ở Việt Nam, và quĩ này nắm giữ gần 5% cổ phần của HAGL.
Báo cáo nêu thêm một vài dữ liệu nữa như Deutsche Bank có nhiều mối quan hệ với HAGL, trong đó có 3,4 triệu cổ phần của  công ty này trị giá chừng 4,5 triệu đô la. Số cổ phần mà Deutsche Bank nắm tại Công ty Đồng Phú thuộc VRG là 1, 2 triệu cổ phần trị giá 3,3 triệu đô la Mỹ.
Bí mật công ty được cho là một yếu tố quan trọng giúp cho HAGL và VRG che giấu những phần hùn trong các công ty khác, từ đó giúp họ lách qua được những giới hạn mà qui định đề ra.

Tác động

Theo Global Witness thì những hoạt động của hai tập đoàn HAGL và VRG cùng các công ty con, hay dây mơ rễ má trong hoạt động khai thác cao su tại Kampuchia và Lào đang tàn phá cuộc sống của người dân bản xứ và phá hoại môi trường.
Trong thực thế dân chúng địa phương mất đi những diện tích đất và rừng bao la khiến họ phải đối mặt với sự nghèo đói. Những khu rừng thiêng, và đất đai chôn cất của họ của bị phá hủy.
Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề với LHQ để bàn thảo cách thức giải quyết tình hình thu hồi đất không chỉ liên quan hai trường hợp cụ thể HAGL và VRG mà là trên phạm vi toàn cầu.
-Bà Megan MacInnes
Tiếng nói từ phía Global Witness:
Bà Megan MacInnes, tác giả của báo cáo trình bày lại duyên do mà Global Witness biết đến hoạt động của hai tập đoàn HAGL và VRG sang Lào và Kampuchia khai phá rừng ở đó để trồng cao su:
“Khi chúng tôi bắt đầu làm nghiên cứu cho Global Witness về những ‘ông vua cao su’, chúng tôi bắt đầu xem xét đến những tài liệu về những nhà đầu tư cao su lớn tại Kampuchia và Lào. Chúng tôi biết rằng vấn đề các nông trường trồng cao su tại hai nước này đang là một vấn đề ngày càng gia tăng xét về phương diện thu hồi đất, cuộc sống người dân và tình trạng phá rừng. Chúng tôi phát  hiện ra Việt Nam là nhà đầu tư lớn về cao su tại cả hai nước Kampuchia và Lào, và những công ty thuộc tập đoàn HAGL và VRG là những đơn vị có vai trò đáng kể nên chúng tôi bắt đầu tìm hiểu về hai tập đoàn đó.”
Cách thức tiến hành điều tra hoạt động của hai tập đoàn này tại hai nước Kampuchia và Lào được tiến hành ra sao? Bà Megan MacInnes cũng có trình bày:
Global Witness tiến hành điều tra cho báo cáo ‘Những ông vua cao su’ trong khoảng thời gian hơn 12 tháng. Hoạt động bao gồm những chuyến đi thực địa đến tại những khu tô nhượng và tại đó chúng tôi nói chuyện với người dân sống gần nơi đó. Chúng tôi sử dụng những tài liệu có sẵn về hai tập đoàn HAGL và VRG. Thế rồi chúng tôi sử dụng các tài liệu liên quan về tô nhượng, về chính sách phát triển cây cao su từ phía ba chính phủ Kampuchia, Lào và Việt Nam.”

Đề xuất

Báo cáo của Global Witness cũng nêu rõ hiện còn thiếu những qui định quốc tế nhằm có thể ngăn chặn các công ty và định chế tài chính góp phần gây nên nạn thu hồi đất tại những quốc gia nghèo khó nhất thế giới.
tdcsvn-250.jpg
Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN vận chuyển gỗ ở Campuchia. Courtesy Global Witness.

Global Witness đề xuất một số hành động cần phải thực hiện.  Trước hết nhà cầm quyền hai nước Kampuchia và Lào phải hủy tô nhượng dành cho các công ty được nêu danh là Heng Brother của Kampuchia, CRD, Hoàng Anh Oyadav, Hoang Anh Mang Yang, Krong Buk, Đồng Phú, Đồng Nai, Tân Biên, Hoàng Anh Atapeu, LVFG, HAGL Xekong, và Công ty Việt- Lào. Cả hai chính phủ phải ngưng mọi hoạt động có liên quan đến HAGL và VRG để tiến hành điều tra và khởi tố mọi hoạt động phi pháp khi phát hiện được.
Ngân Hàng Deutsche và Công ty Tài chính Quốc tế IFC cần có những biện pháp khẩn cấp bảo đảm HAGL và VRG tuân thủ những qui định về pháp lý, xã hội và môi trường đề ra. Hai tổ chức tài chính này phải chuyển hết các khoản đầu tư vào HAGL và VRG nếu như hai tập đoàn này không tuân thủ mọi cải sửa trong vòng sáu tháng.
Trong quá trình tiến hành điều tra, người của Global Witness từng đến gặp cả hai tập đoàn HAGL và VRG nêu ra những chứng cứ mà họ có được về tình trạng khai phá rừng để trồng cao su tại những khu tô nhượng ở Kampuchia và Lào; thế nhưng thật dễ hiểu là những bằng chứng không hay cho hai tập đoàn đều bị bác bỏ. Bà Megan MacInnes cũng dự liệu là khi báo cáo ‘Nhưỡng ông vua cao su’ được chính thức công khai, thì hai tập đoàn này cũng sẽ lại bác bỏ; Global Witness biết điều đó nhưng theo như lời của bà Megan Innes thì Global Witness chắc chắn đó là những chứng cứ không thể nào từ chối được và tổ chức này sẽ có những bước tiếp theo:
“Trước hết khi tiến hành làm nghiên cứu, chúng tôi đã liên hệ với HAGL và VRG kể từ tháng 8 năm 2012, trình cho họ những chứng cứ và hỏi biện pháp họ sẽ giải quyết các tình trạng gây nên như thế nào. Cho đến nay họ chưa hề có hành động gì và bác bỏ những vấn đề được nêu ra. Tuy nhiên, chúng tôi rất tự tin về những chứng cứ mà chúng tôi thu thập và nêu ra trong báo cáo. Những chứng cứ đó rất mạnh và được thu thập qua những kiểm tra kỹ lưỡng từ cộng đồng. Những chứng cứ về việc hai tập đoàn này không tuân thủ luật lệ tại Kampuchia và Lào là không thể chối cãi được. Trong những tài liệu công khai được báo tại Thị trường Chứng Khoán London, HAGL cho thấy có những điều không tuân thủ luật pháp tại cả hai nước Lào và Kampuchia, nên chắc chắn họ sẽ không thành công khi bác bỏ những chứng cứ mà chúng tôi nêu ra.
Về những việc sẽ làm sau khi công bố báo cáo, chúng tôi sẽ đến Việt Nam vào đầu tháng sáu này. Chúng tôi hy vọng lúc đó sẽ gặp lại được cả hai tập đoàn để cùng thảo luận về những chứng cứ được nêu ra. Tiếp tục thảo luận những biện pháp mà họ làm để giải quyết những vấn đề gây ra tại Kampuchia và Lào.
Chúng tôi cũng sẽ làm việc về những hoạt động có liên quan đến Deutsche Bank và IFC.
Dĩ nhiên chúng tôi sẽ trình bày vấn đề với Tổ chức Liên Hiệp Quốc để bàn thảo cách thức giải quyết tình hình thu hồi đất không chỉ liên quan hai trường hợp cụ thể HAGL và VRG mà là trên phạm vi toàn cầu. Nêu chú ý là khi so sánh với hai ngành khai khoáng và rừng đã có những qui định chặt chẽ đối với các công ty, thì những ngành công nghiệp như cao su vẫn chưa có những qui định về mặt luật pháp khiến gây quan ngại, do vậy chúng tôi sẽ thúc đẩy những tổ chức quốc tế đưa ra qui định và luật để ngăn chặn tình trạng tương tự xảy ra trong tương lai.
Một số đề nghị trước mắt đối với những tập đoàn đang gây ra thảm cảnh cho người dân địa phương khi đất đai bị thu hồi khiến mất phương kế sinh sống là phải bồi thường thỏa đáng cho họ, và các tập đoàn phát triển cây cao su như HAGL và VRG phải tuân thủ các qui định về môi trường và luật pháp trong hoạt động của tập đoàn.”
Xin phép được nhắc lại, Global Witness là tổ chức được thành lập từ năm 1993, trụ sở chính tại London, Anh Quốc. Trong suốt 19 năm qua, Global Witness tiến hành những chiến dịch tiên phong ở những nơi xảy ra các xung đột liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, tham nhũng, môi trường và cả vi phạm quyền con người.
Global Witness tiến hành điều tra và đưa ra ánh sáng tình hình tham nhũng tại những nơi có nguồn tài nguyên phong phú như gỗ, khoáng sản, dầu mỏ, kim cương… Một trong những mục tiêu là ‘giải lời nguyền tài nguyên’, giúp người dân sở tại được hưởng phần công bằng từ nguồn lợi trời cho đó. Ngoài ra việc khai thác phải hợp lý không vì lòng tham mà tận thu đến mức tàn phá như những công ty bị nêu danh trong báo cáo vừa mới công bố của Global Witness.
Mục Khoa học - Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây.Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Gia Minh chào tạm biệt.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-co-land-grabing-crisis-cambodia-laos-gm-05142013114120.html

Thứ ba 14 Tháng Năm 2013

Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai: Không chiếm đất, mà tạo việc làm cho Lào và Cam Bốt

Rừng bị phá để trồng cao su.
Rừng bị phá để trồng cao su.
Global Witness

Thụy My
Ngày 13/05/2013 tổ chức bảo vệ nhân quyền Global Witness có trụ sở tại Luân Đôn đã tố cáo hai công ty Việt Nam chiếm đất của dân tại Lào và Cam Bốt để trồng cao su. Theo đó, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Tổng công ty Cao su Việt Nam (VRG) đã thông qua các chi nhánh có liên quan với những người thân cận của chính quyền Lào và Cam Bốt nổi tiếng là tham nhũng, để trục xuất người dân.


Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ qua điện thoại, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã cực lực phản đối các cáo buộc của tổ chức Global Witness.


Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
 
14/05/2013
 
 

RFI: Kính chào ông Đoàn Nguyên Đức. Thưa ông, ông nghĩ sao về các cáo buộc của Global Witness ?
Ông Đoàn Nguyên Đức: Tổ chức đó cáo buộc tôi và Tập đoàn Cao su Việt Nam qua Campuchia làm cao su, ảnh hưởng tới môi trường và dân chúng, là một cáo buộc hoàn toàn vô lý. Thứ nhất là đầu tư vào Campuchia và Lào, thì hàng ngàn công ty đầu tư, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v…và có Việt Nam, chứ không phải chỉ có Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam. Như vậy là đúng theo luật đầu tư nước ngoài của Campuchia kêu gọi đầu tư.
Và chính phủ Campuchia họ đang khuyến khích nhiều doanh nghiệp trên thế giới chứ không phải riêng Việt Nam, mục đích chính là để giải quyết việc làm cho người dân địa phương có thu nhập tốt hơn và cải thiện đời sống. Bằng chứng là những dự án chúng tôi đầu tư ở đó đã giải quyết được việc làm cho hàng mười ngàn người có thu nhập ổn định, và chúng tôi xây dựng được nhiều căn nhà cho những người không có nhà ở, kéo đường điện vào trường học v.v…Như vậy thì đó là yếu tố môi trường tốt.
Nhưng họ nói rằng khi đầu tư vào môi trường không tốt làm cho người dân khó khăn hơn là một điều vô lý. Nếu mà bất cứ đầu tư nào làm cho người dân khó hơn thì chắc chắn chính phủ nước sở tại không bao giờ cho đầu tư. Cáo buộc này là hoàn toàn vô lý, và chỉ có một chiều. Chính tổ chức này đã bị chính phủ Campuchia cấm không cho nhập cảnh nữa kia mà. Họ có qua Campuchia bao giờ đâu mà họ biết ? Họ nghe một chiều, và Hoàng Anh Gia Lai cũng đã gởi thư mời họ qua, cùng công ty đi đến hiện trường, để họ chỉ ra những bằng chứng nào là xác thực nhất, nhưng họ không dám qua. Tại sao họ không dám qua ? Tại họ bịa đặt ra thôi. Tại sao họ làm vậy ? Thì tôi suy nghĩ một điều: họ đang PR cho tổ chức họ, với mục đích cuối cùng là kiếm tài trợ thôi.
Một lần nữa tôi khẳng định Hoàng Anh Gia Lai làm cực tốt về môi trường, không ảnh hưởng gì đến môi trường hết. Và sẵn sàng mời báo chí thế giới và trong nước đến hiện trường đang thực hiện chương trình đó, để xem thử tốt hay không tốt là chúng ta biết ngay. Chứ không thể nói một chiều và nói một cách vô căn cứ được. Nếu chúng tôi làm sai thì chắc chắn là chính phủ không cho làm, mà những việc chúng tôi làm hàng ngày được chính phủ giám sát, được các Bộ Nông Lâm, Bộ Tài nguyên Môi trường giám sát hàng ngày, chứ không phải làm tự do được.
RFI: Ông có thể cho biết cụ thể về các dự án của Hoàng Anh Gia Lai đầu tư tại hai nước này không?
Hoàng Anh Gia Lai đầu tư trồng cao su từ năm 2008 chứ không phải mới đây. Đầu tư tại Việt Nam trước tiên, rồi tới Lào và Campuchia. Ở Campuchia thực chất mới đầu tư từ 2010 tới giờ, đến nay Hoàng Anh Gia Lai mới trồng được khoảng gần 10.000 hecta thôi. So với Campuchia, Việt Nam còn ít hơn.
Nói nôm na, chúng tôi đầu tư thì cũng giống hệt như tất cả các doanh nghiệp khác. Đầu tư cao su thì cũng dùng dân vô đào lỗ cuốc hố rồi bỏ phân bón v.v…cái quy trình đều giống nhau hết. Tôi cho rằng việc đó không có gì đặc biệt, chỉ có một điều là tổ chức này xuất hiện, họ cáo buộc thôi. Đó là cái đặc biệt nhất và hơi ngạc nhiên nhất.
RFI: Báo cáo cho biết Hoàng Anh Gia Lai nắm giữ tổng cộng 46.752 hecta đất trồng cao su tại Cam Bốt và Lào, có đúng như vậy không thưa ông ?
Không phải, họ nói như vậy là sai. Ở bên Campuchia hiện tại có rất nhiều công ty lấy tên có chữ Hoàng Anh, thí dụ Hoàng Anh Lâm Phát, Hoàng Anh Đông Miên hay là Hoàng Anh gì đó, Hoàng Anh Mang Yang chẳng hạn. Nhưng mà những công ty này như Hoàng Anh Mang Yang hay Hoàng Anh Lâm Phát không phải của Hoàng Anh Gia Lai. Có thể cái tên Hoàng Anh là một cái tên hay, nổi tiếng thì họ thích lấy tên đó thôi.
RFI: Tức là những công ty đó không trực thuộc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ?
Không. Tức là có nhưng không phải có (trực thuộc) hết. Những công ty tôi kể như công ty Lâm Phát không có, công ty Hoàng Anh Mang Yang không có. Họ cáo buộc tôi hàng loạt công ty, nhưng mà những công ty đó đâu phải công ty của tôi! Họ không hiểu, và họ không tìm hiểu. Đúng ra thì muốn hiểu cái này rất đơn giản. Nếu tìm hiểu thì họ lên Bộ Kế hoạch Đầu tư của Lào hay Campuchia, Việt Nam thì tìm ra ngay. Họ không chịu tìm hiểu, nhưng mà họ lại cáo buộc.
RFI: Bên cạnh đó Global Witness còn cáo buộc Deutsche Bank và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ cho các hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai và Tổng công ty Cao su Việt Nam tại hai nước này, vi phạm cam kết về xã hội và môi trường ?
Không bao giờ có Công ty Tài chính Quốc tế nào, cũng không có ngân hàng Deutsch Bank đầu tư vào Hoàng Anh Gia Lai. Tôi là chủ tịch công ty, tôi xin trả lời là không có tổ chức tài chính thế giới nào đầu tư vào Hoàng Anh Gia Lai cả và tôi khẳng định luôn, đó là bịa đặt.
RFI: Như vậy theo ông là những đầu tư của ông vào việc trồng cao su ở Cam Bốt và Lào là phù hợp với môi trường và tạo việc làm cho người dân ?
Hiện tại cao su - ở Việt Nam cũng như ở Đông Nam Á - nhiều nhất trên thế giới là Thái Lan, sau đến Indonesia, Mã Lai và thứ tư mới đến Việt Nam. Và riêng ngành cao su là ngành tạo ra công ăn việc làm cho người dân lao động nhiều nhất, hơn tất cả các ngành khác. Vì đặc thù của ngành cao su là dùng lao động thủ công nhiều hơn là cơ giới, cho nên ngành này được chính phủ Lào và Campuchia rất quan tâm.
Họ đã kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài, còn doanh nghiệp trong nước không đủ điều kiện đầu tư. Mục đích chính của họ là đầu tư để tạo công ăn việc làm cho dân địa phương họ, phát triển kinh tế xã hội và hạ tầng khu vực đó tốt hơn. Mà bằng chứng là chúng tôi đang làm cho tốt hơn, được chính phủ hai nước và các chính quyền sở tại công nhận. Nếu có điều kiện kiểm chứng điều này qua chính phủ hai nước thì họ sẽ trả lời chính xác.
Hiện tại Hoàng Anh Gia Lai đang giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 con người tại Lào, và tương tự tại Campuchia cũng gần 10.000 người. Như vậy thì Hoàng Anh Gia Lai bỏ tiền ra để tạo công ăn việc làm cho họ, nuôi sống họ hàng ngày. Nếu không có thì họ sống bằng cách săn bắn, hái lượm, sống nhờ vào rừng rú. Như vậy cái nào tốt hơn? Thì chúng tôi nghĩ là ai cũng biết điều đó.
Và cao su cũng là cây rừng, mà phá rừng nghèo tức là rừng không còn cây mọc nữa để trồng cao su lên thành rừng. Như vậy thì môi trường sẽ tốt hơn chứ tại sao lại nói xấu hơn ? Tôi muốn chứng minh hai điều, môi trường xã hội tức là người lao động có việc làm tốt hơn và môi trường tự nhiên cũng tốt hơn, chứ không thể nói là trồng cao su mà ảnh hưởng được.
RFI: Cũng theo báo cáo thì Hoàng Anh Gia Lai và Tổng công ty Cao su Việt Nam đã ký hợp đồng với một ông trùm ở Cam Bốt để chặt gỗ từ khu vực được nhượng quyền của mình, điều đó đúng hay sai ?
Cái đó không thể đúng được! Thứ nhất là Hoàng Anh Gia Lai không có quyền chặt gỗ. Gỗ đó là gỗ của chính phủ, chặt hay không là do chính phủ quyết định, và chính phủ ký hợp đồng chặt, chứ Hoàng Anh Gia Lai không có quyền chặt gỗ đó.
Cái quy trình nó như thế này. Gỗ trên đất đó là chính phủ ký hợp đồng với một đơn vị nào đó do chính phủ chọn, khai thác toàn bộ số gỗ đó, và chính phủ sẽ đấu giá bán số gỗ này đi, rồi Hoàng Anh Gia Lai mới hợp đồng thuê lại đất đó để trồng cao su. Như vậy thì Hoàng Anh Gia Lai không liên quan tới quá trình chặt gỗ, và cũng không lấy một lóng gỗ nào từ miếng đất đó. Toàn bộ số gỗ này chính phủ lấy và bán đấu giá cho nhiều đơn vị khác nhau mua.
Còn họ nói Hoàng Anh Gia Lai lấy gỗ thì càng nói bậy, vu khống nữa. Hoàng Anh Gia Lai không lấy mét gỗ nào. Bằng chứng về điều đó rất đơn giản: kiểm tra ngay chính quyền địa phương xem chúng tôi có lấy hay không thì họ trả lời ngay, chứ không thể nói không không được. Đó là lý do tại sao tổ chức này chúng tôi mời qua nhiều lần mà không dám qua.
RFI: Ông nói nếu ông làm sai thì tại sao chính quyền không kiểm tra, nhưng theo Global Witness thì chính quyền địa phương tham nhũng?
Rõ ràng những gì họ nói là vu khống, tham nhũng thì bằng chứng đâu ? Lẽ nào cả chính phủ đều tham nhũng hết à? Một điều cực kỳ phi lý! Mà cũng không thể nói người ta một cách vô tội vạ là tham nhũng được. Cả thế giới đầu tư vào – tôi đã nói có hàng ngàn công ty của thế giới đầu tư vào Campuchia chứ không phải một mình tôi. Như vậy tất cả hàng ngàn công ty kia đều tham nhũng à? Cực kỳ vô lý! Họ nói một cách đơn phương, một chiều, không có bằng chứng nào, thì có thuyết phục không?
RFI: Như vậy sắp tới Hoàng Anh Gia Lai vẫn tiếp tục đầu tư vào trồng cao su tại hai nước này?
Đó là chuyện đương nhiên! Tại vì cao su thì chúng tôi đã trồng rồi, đã đầu tư vào hàng trăm triệu đô la thì không thể bỏ được. Và nếu tôi bỏ vườn cao su đó, vừa đồng nghĩa với mất của cải của tôi và mất việc làm của dân, cái đó càng tồi tệ hơn. Hơn nữa không ai cấm chúng tôi hết, chỉ có chính phủ hai nước đó thôi. Mà hiện tại chúng tôi làm rất đúng theo luật pháp hai nước đó, thì không lý do gì mà tôi bị cấm.
Đầu tư nhiều nhất là tại Lào. Ở Lào chúng tôi có tới 30.000 hecta, ở Việt Nam có khoảng 10.000 hecta, ở Campuchia khoảng 8.000 hecta đã trồng rồi. Nếu tính ở Việt Nam, Lào thì tôi tạo việc làm cho khoảng 30.000 người. Campuchia thì tôi mới qua, sự thay đổi chưa rõ ràng nên xin lấy ví dụ ở Lào.
Lào thì tôi qua năm 2008. Nơi đó là nơi rừng không có cây mọc, người không sống được, không có làng mạc hay làng mạc rất thưa thớt, dân thì rất đói khổ, và tỉnh đó là tỉnh nghèo nhất nước Lào.
Khi tôi vào đầu tư, sau bốn năm là tôi xây 2.000 cái nhà cho người dân lao động ở, làm một bệnh viện 200 giường, xây nhiều trường học và kéo hàng trăm kilomet đường điện, làm hàng trăm kilomet đường cấp phối cho dân làng. Nói tóm lại tôi đầu tư hạ tầng gần như toàn diện khu vực đó, và tạo cho tỉnh đó có một bộ mặt mới cực kỳ lớn, GDP hàng năm tăng 15-20% chứ không phải vài phần trăm.
Tức là tăng trưởng rất lớn, và tạo một bộ mặt thay đổi cực kỳ nhanh. Cả chính phủ Lào đều ghi nhận, chứ không phải là nói không không. Đây là bằng chứng thiết thực nhất cho thấy khi Hoàng Anh Gia Lai đầu tư vào là tốt hơn cho môi trường xã hội ở đó thôi, chứ không có xấu hơn được. Làm bệnh viện, trường học, làm đường làm nhà cho dân v.v…Và dân thì hồi trước không có tivi coi, bây giờ có tivi, không có xe máy chạy bây giờ có xe máy, lúc trước bữa đói bữa no nay thì có thu nhập ổn định.
Như vậy môi trường xã hội là quá tốt chứ không phải tốt vừa nữa. Mà cái việc này được chính phủ Lào và chính phủ Việt Nam ghi nhận. Những thông tin này có thể kiểm chứng nơi chính quyền hai nước Lào, Campuchia hay Việt Nam. Thậm chí luật đầu tư họ ghi rõ là miễn thuế bảy năm đầu để khuyến khích nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nơi đó. Và họ cho đầu tư là đầu tư vào những vùng sâu vùng xa, những vùng rất nghèo khổ chứ không phải cho đầu tư ở thành thị. Mục đích chính là họ tạo việc làm cho dân.
RFI: Xin rất cảm ơn ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130514-chu-tich-hoang-anh-gia-lai-khong-chiem-dat-ma-tao-viec-lam-cho-lao-va-cam-bot

Global Witness phản hồi ý kiến của HAGL


Cập nhật: 05:28 GMT - thứ ba, 21 tháng 5, 2013

Hình ảnh trong phúc trình của Global Witness
Global Witness nói hai công ty của Việt Nam đang 'tàn phá môi trường'
Tổ chức vận động Global Witness vừa ra thông cáo khẳng định các bằng chứng của mình là xác thực, sau khi Hoàng Anh Gia Lai họp báo bác bỏ cáo buộc phá rừng.
Thông cáo ra tại Anh quốc hôm thứ Hai 20/5, mà BBC có trong tay, viết: "Global Witness khẳng định tính xác thực của các kết luận và bằng chứng đã đưa ra".
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã tổ chức họp báo hôm 17/5, trong đó Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức bác bỏ các cáo buộc phá rừng và vi phạm pháp luật trong phúc trình 'Các ông trùm cao su' (Rubber Barons) của Global Witness.
Phúc trình nói trên cáo buộc HAGL cùng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã có nhiều hoạt động "trái pháp luật" ở Lào và Campuchia, gây ảnh hưởng tới môi trường và vi phạm nhân quyền.
Global Witness nói trong thông cáo hôm thứ Hai: "Tổ chức của chúng tôi đã ghi lại các vi phạm có tính hệ thống tại các cơ sở trồng cao su của HAGL ở cả Campuchia và Lào trong năm 2012".
Bà Megan MacInnes, phụ trách vận động về đất đai của Global Witness, đưa thêm cáo buộc trong thông cáo mới:
“Thay vì nhìn nhận các bằng chứng đưa ra trong báo cáo và cải thiện cuộc sống cho hàng trăm người bị ảnh hưởng ở địa phương, HAGL dường như chỉ tìm cách bảo vệ hình ảnh của mình trước công chúng".
"HAGL sẽ làm gì để chấm dứt tình trạng tàn phá mà công ty này đang gây ra?"

Thảo luận

"HAGL sẽ làm gì để chấm dứt tình trạng tàn phá mà công ty này đang gây ra?"
Global Witness
Global Witness nói đã có cuộc gặp với đại diện HAGL hôm 22/8/2012 tại thành phố Pleiku để chuyển bằng chứng và khuyến cáo một số biện pháp giải quyết.
Tổ chức này cũng nói sau đó hai bên đã trao đổi qua email, và HAGL nói không muốn thực hiện các biện pháp này.
"Tháng Ba 2013 Global Witness viết thư cho HAGL yêu cầu cập nhật công ty đã có hành động gì kể từ tháng Tám 2012, nhưng HAGL không trả lời."
Global Witness cho hay đang bàn với ông Đoàn Nguyên Đức và các đồng nghiệp của ông về khả năng gặp gỡ lần nữa tại Pleiku vào tháng Sáu 2013.
Tuy HAGL ngỏ ý mời Global Witness thăm nông trường cao su, tổ chức vận động này nói họ tin rằng ngồi với nhau để bàn thảo biện pháp giải quyết thì có ích hơn, vì họ đã thăm các dự án của HAGL nhiều lần trong năm 2012.
Trong khi đó, báo trong nước cho hay giá cổ phiếu của HAGL dường như đang phục hồi trở lại sau khi rớt giá mạnh sau phúc trình của Global Witness.
Chốt phiên giao dịch ngày 14/5, cổ phiếu HAG tụt giá 1.400 đồng, tương ứng 6%.
Tuy nhiên theo báo Dân Trí, trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 20/5, HAG "trở lại cầm cự được với mức giá tham chiếu 21.800 đồng".
Báo này cũng nhận định đã có các hoạt động giao dịch mạnh "diễn ra bất thường" xung quanh cổ phiếu HAG trong bối cảnh HAGL bị cáo buộc.


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten