zaterdag 18 mei 2013

Tỷ phú 'Kền kền' George Soros đứng sau tổ chức tố cáo bầu Đức chiếm đất, phá rừng Lào và Campuchia

Thứ năm, 16/5/2013 10:59 GMT+7

'Kền kền' George Soros đứng sau tổ chức tố cáo bầu Đức

Tài trợ lớn nhất cho Global Witness là quỹ Open Society Foundation do tỷ phú đầu cơ George Soros sáng lập. Alexander Soros - con trai thứ tư của ông cũng là thành viên Hội đồng tư vấn tại đây.
Global Witness (GW) là tổ chức phi chính phủ hoạt động với muc tiêu công bố là vì môi trường. Thành lập năm 1993, đến nay, GW đã có hơn 60 nhân viên đang làm việc tại hai văn phòng ở London (Anh) và Washington (Mỹ). Theo thông tin trên website, GW chuyên điều tra và tổ chức các chiến dịch ngăn chặn xung đột, tham nhũng liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường hoặc lạm dụng nhân quyền.
Soros-vs-con-trai-490-jpg[1072061918].jp
Tỷ phú George Soros trong một buổi gây quỹ cho Global Witness. Ảnh: NYT
Báo cáo thường niên của GW cho biết năm 2011, tổ chức này nhận được gần 5 triệu bảng Anh từ các nhà tài trợ. Trong đó, 61% đến từ các quỹ và 37% từ các cơ quan chính phủ. Đây cũng là nguồn thu chính của GW. Đóng góp lớn nhất là quỹ Open Society Foundation do tỷ phú đầu tư Mỹ - George Soros sáng lập. Alexander Soros - con trai thứ tư của ông cũng là thành viên Hội đồng tư vấn tại đây từ năm 2011. Ngoài ra, Bộ Phát triển quốc tế Anh, Bộ Ngoại giao Hà Lan hay Bộ Ngoại giao Na Uy cũng là những nhà tài trợ thường xuyên cho GW.
George Soros sinh năm 1930 và là nhà đầu cơ nổi tiếng người Mỹ gốc Hungary. Ông trở nên giàu có sau thương vụ bán khống đồng bảng Anh năm 1992 và kiếm được hơn 1 tỷ USD chỉ trong một ngày. George Soros được đặt biệt danh “kền kền” do chuyên kiếm lời từ các doanh nghiệp, thậm chí là các nền kinh tế, đang lao đao. Theo Forbes, ông hiện sở hữu 19,2 tỷ USD và là người giàu thứ 30 thế giới.
Theo Guardian, năm 2009, Anthea Lawson, điều tra viên của GW từng ra điều trần trước Ủy ban Dịch vụ tài chính Hạ viện Mỹ về vấn đề “Vai trò của các tổ chức tài chính phương Tây với vấn đề thất thoát vốn và tham nhũng”. Trước đó, Lawson đã kết tội các ngân hàng Anh che giấu nạn tham nhũng.
George-Soros-new-JPG[1072061918].jpg
Tỷ phú George Soros
Chiến dịch đầu tiên của tổ chức này là ngăn chặn nạn thành công nạn buôn gỗ trái phép từ Campuchia sang Thái Lan, vốn để gây quỹ cho chính quyền Khơ me đỏ. Tuy vậy, hoạt động nổi tiếng nhất của GW lại là công khai vấn đề “kim cương máu” tại Angola, Sierra Leone, Liberia, Congo và Bờ Biển Ngà ra quốc tế và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà hoạch định chính sách. “Kim cương máu” là khái niệm chỉ hoạt động buôn lậu kim cương tại một số nước châu Phi để lấy kinh phí cho các cuộc nội chiến.
Chiến dịch dẫn đến sự thành lập dự án Kimberley Process Certification Scheme năm 2003, chuyên ngăn chặn "kim cương máu" tuồn vào thị trường. Vì đóng góp này, GW cùng Partnership Africa Canada năm đó còn được Quốc hội Mỹ đề cử nhận giải Nobel Hòa bình. Ba năm sau, các công trình nghiên cứu và chiến dịch của họ cũng trở thành cảm hứng cho bộ phim bom tấn Hollywood - "Kim cương máu" (Blood Diamond).
GW cũng tiến hành rất nhiều chiến dịch chống lại nạn tham nhũng liên quan đến tài nguyên thiên nhiên tại những nước như Myanmar, Indonesia, Liberia, Sudan, Zimbabwe, Guine xích đạo, Turkmenistan và Ukraine. Ban đầu, tổ chức chỉ tập trung vào tài nguyên thiên nhiên, nhưng về sau, hõ đã mở rộng điều tra các chính sách gây tham nhũng và không minh bạch.
Các hoạt động của GW đã có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1996, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) rút khỏi Campuchia sau khi nạn tham nhũng tại ngành gỗ ở đây bị phanh phui. Liberia bị Hội đồng bảo An Liên hợp quốc áp lệnh trừng phạt về gỗ năm 2003 và ông trùm buôn gỗ Hà Lan Gus Kouwenhoven cũng bị bắt giữ năm 2005.
Thùy Linh (tổng hợp)
 
 
Thứ ba, 14/5/2013 10:08 GMT+7

Bầu Đức phủ nhận chiếm đất, phá rừng Lào và Campuchia

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai do ông Đoàn Nguyên Đức làm Chủ tịch vừa phát đi thông cáo bác bỏ thông tin của tổ chức phi chính phủ Global Witness về việc chiếm đất Lào, Campuchia của các ông trùm cao su Việt Nam.
> Bầu Đức xây khách sạn triệu đô ở Lào
> Bầu Đức buông bất động sản Việt Nam
Trên website của mình, Global Witness vừa công bố báo cáo mang tên "Các Ông Trùm Cao Su: Cách thức các công ty Việt Nam và các nhà tài phiệt quốc tế đang tiến hành cuộc khủng hoảng chiếm đất tại Campuchia và Lào", trong đó cáo buộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã CK: HAG) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) “có liên quan đến việc chặt đốn khu rừng nguyên vẹn trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền của họ, trái với các quy định của pháp luật”. Global Witness là một tổ chức phi Chính phủ hoạt động vì môi trường.
Trong báo cáo ra ngày hôm qua (13/5), tổ chức này cho rằng HAGL và VRG đã lập các công ty trên giấy để có quyền thuê những mảnh đất lớn, nhiều hơn số đất cho phép theo luật tại hai nước này thông qua các mối quan hệ thân cậy.
Chủ tịch HAGL cho rằng Global Witness chỉ muốn tìm cơ hội quảng bá tên tuổi nên mới đưa ra cáo buộc tập đoàn. Ảnh: Vũ Lê
Chủ tịch HAGL cho rằng Global Witness chỉ muốn tìm cơ hội quảng bá tên tuổi nên mới đưa ra cáo buộc tập đoàn. Ảnh: Vũ Lê
Global Witness đặt nghi vấn về khả năng Hoàng Anh Gia Lai và các công ty liên kết được bố trí tổng cộng 81.919 hécta đất đai. Trong số này, 47.370 hécta đất ở Campuchia, mà theo giới hạn pháp lý ở đó, thì mỗi công ty chỉ được 10.000 hécta. Tổng công ty Cao Su Việt Nam và các công ty liên kết, theo Global Witness, được bố trí tổng cộng 200.237 hécta đất, trong đó có 161.344 hécta ở Campuchia.
Báo cáo của Global Witness cũng chỉ trích một số nhà đầu tư quốc tế đang rót vốn vào hai doanh nghiệp này mà không rà soát các cam kết của chính họ về xã hội và môi trường.
Trao đổi với VnExpress.net sáng 14/5, Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức bức xúc cho rằng các cáo buộc trên là vô căn cứ. "Có thể Global Witness muốn tìm cơ hội quảng bá tên tuổi và xin tài trợ nên mới nhắm vào HAGL, rất nhiều nước khác cũng đầu tư vào khu vực này nhưng họ lại chỉ chọn chúng tôi do kết quả chúng tôi làm tốt nhất", ông Đức nói.
Cũng theo ông Đức, từ trước đến nay, HAGL chưa từng gặp phải trường hợp nào như vậy. "Bất lợi lớn nhất là gây hiểu nhầm cho các cổ đông lớn, chúng tôi sẵn sàng hợp tác nhưng bên phía Global Witness lại không đưa ra được bằng chứng cụ thể", Chủ tịch HALG bức xúc nói thêm.
Theo một đại diện tại HALG, ngay khi nhận các cáo buộc trên, tập đoàn đã lập tức mời phía Global Witness đến thăm toàn bộ các dự án và trao đổi trực tiếp nhằm làm rõ sự việc. "Họ cũng hứa sẽ đến làm việc vào tháng 5 và gửi cho chúng tôi 49 câu hỏi liên quan đến cáo buộc, đích thân Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã trả lời từng câu, nhưng cuối cùng đến hẹn họ lại không tới và đưa mọi thông tin lên các tờ báo lớn trên thế giới", đại diện này cho biết.
Danh sách 49 câu hỏi không được HAGL công bố với lý do "chỉ lưu hành trong nội bộ". Dù vậy, theo đại diện HAGL: "Việc Global Witness tố cáo tập đoàn dùng tiền mua chuộc Chính phủ để lấy đất một cách bất hợp pháp là sự coi thường và sỉ nhục đối với quan chức 2 nước".
Trước đó, họ gửi thông tin cho cả HAGL và Tập đoàn Cao su Việt Nam. Tuy nhiên Tập đoàn Cao su Việt Nam không trả lời bất kỳ điều gì, đại diện HAGL nói thêm.
Trong công văn gửi Bộ Ngoại giao và báo chí, HAGL cũng khẳng định các công ty con thuộc tập đoàn đang đầu tư vào lĩnh vực trồng cao su và mía đường tại Lào, Campuchia hoàn toàn tuân thủ luật pháp nước sở tại, bao gồm cả việc bảo vệ rừng. Theo đó, HAGL không tham gia khai thác gỗ, kể cả gỗ có giá trị kinh tế trong khu vực nhượng quyền của HAGL. Chính phủ Lào, Campuchia có toàn quyền kiểm soát, sở hữu và quyết định đối với khối lượng gỗ này.
Trong những năm qua, HAGL đã xây hơn 2.000 ngôi nhà cho người nghèo cùng hàng trăm km đường xá, hệ thống dây điện, hàng loạt cầu nối liền các làng bản, bệnh viện và rất nhiều trường học. Đồng thời tập đoàn còn quyên góp cho những chương trình xóa đói giảm nghèo tại 2 nước.
Theo website của Global Witness, tổ chức thành lập năm 1993 và hiện có hơn 60 nhân viên tại hai văn phòng ở London (Anh) và Washington (Mỹ). Mục tiêu của họ là điều tra và ngăn chặn các vụ mâu thuẫn, tham nhũng liên quan đến tài nguyên, bảo vệ môi trường và lạm dụng nhân quyền.
HAGL là tập đoàn tư nhân Việt Nam, thành lập từ năm 1993 và hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, khoáng sản, cao su, gỗ đá, thủy điện và cả bóng đá. Trên sàn chứng khoán, HAGL cũng là mã blue-chip được giới đầu tư quan tâm. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, năm 2012, HAGL thu lợi nhuận trước thuế gần 525 tỷ đồng, giảm gần 70% so với năm 2011.
Tường Vi - Thùy Linh

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/bau-duc-phu-nhan-chiem-dat-pha-rung-lao-va-campuchia-2749070.html
 
Thứ năm, 16/5/2013 01:02 GMT+7

3 lý do bầu Đức bị cáo buộc 'phá rừng' 

Phía Global Witness cung cấp cho VnExpress 3 lý do khiến tổ chức này kết luận Hoàng Anh Gia Lai phạm luật tại Lào, Campuchia. Trong khi đó, Bầu Đức vẫn cương quyết khẳng định đây là những cáo buộc vô căn cứ.
Đầu tuần này, tổ chức hoạt động vì môi trường Global Witness (GW) công bố báo cáo mang tên "Các Ông trùm cao su: Cách thức các công ty Việt Nam và các nhà tài phiệt quốc tế đang tiến hành cuộc khủng hoảng chiếm đất tại Campuchia và Lào". Theo đó, tổ chức này cáo buộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã CK: HAG) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) “có liên quan đến việc chặt đốn khu rừng nguyên vẹn trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền, trái với các quy định của pháp luật”.
Trước cáo buộc này, Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức tỏ ra bức xúc và cho rằng đây là những cáo buộc vô căn cứ và chỉ nhằm quảng cáo tên tuổi cho GW.
Trao đổi với phóng viên VnExpress, Trưởng nhóm Chiến dịch Tài nguyên đất của GW - Megan MacInnes khẳng định những thông tin và kết luận trong báo cáo được xây dựng dựa trên ba nguồn khác nhau.
Thứ nhất là bản điều tra ý kiến người dân địa phương sống gần khu đất trồng cao su, thuộc các chi nhánh của HAGL hoặc công ty liên quan tại Campuchia và Lào. Bên cạnh đó, ảnh chụp vệ tinh cho thấy trước khi HAGL được phân đất, nơi này vẫn là khu rừng được pháp luật Campuchia và Lào bảo vệ. Phần rừng sau đó đã biến mất.
anh-ve-tinh-500-JPG-1368615357_500x0.jpg
Ảnh chụp vệ tinh do Global Witness cung cấp, vào thời điểm tháng 1/2011vẫn còn rừng và tháng 2/2013 đã biến mất.
"Bằng chứng quan trọng nhất là bản cáo bạch do chính HAGL công bố khi niêm yết ở sàn chứng khoán London, trong đó tập đoàn thừa nhận hoạt động kinh doanh tại Lào, Campuchia chưa hoàn toàn phù hợp với luật pháp các nước sở tại. Đặc biệt, HAGL cũng nêu trong báo cáo về việc một số dự án đang triển khai chưa có giấy phép cần thiết cũng như sự chấp thuận của chính phủ các nước", Trưởng nhóm Chiến dịch Tài nguyên đất của GW - Megan MacInnes nói. Bản cáo bạch cũng được HAGL công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore vào tháng 5/2011.
Megan MacInnes là một trong các tác giả của báo cáo  “Các ông trùm cao su” (Rubber Barons)
"Với bằng chứng rõ ràng ở ngay cáo bạch tập đoàn, chúng tôi không hiểu tại sao ông Đoàn Nguyên Đức lại phủ nhận hoạt động trái phép tại Lào và Campuchia", bà nói.
Trước đó, bầu Đức cho biết đã trả lời 49 câu hỏi Global Witness đưa ra để mời tổ chức này sang Việt Nam thảo luận trực tiếp vào tháng 5, tuy nhiên tổ chức này đã không tới. Đại diện GW không đề cập đến cuộc gặp mặt vào tháng 5, chỉ cho biết đã hồi âm lời mời của HAGL và sẽ đến Việt Nam vào tháng 6. Thêm vào đó, vị này tiết lộ GW đã tới Việt Nam tháng 8/2012, gặp trực tiếp đại diện HAGL và Tổng công ty Cao Su Việt Nam, trình bày các bằng chứng và đề nghị hai công ty có biện pháp giải quyết mâu thuẫn với người dân địa phương, kinh doanh đúng pháp luật. 
Trao đổi với VnExpress chiều 15/5, Chủ tịch HAGL – ông Đoàn Nguyên Đức tiếp tục phủ nhận và cho rằng những cáo buộc đó "quá nặng nề, trong khi thực tế không phải như vậy nên chúng tôi cũng không thể nhận”.
bau-Duc-jpg-1368615109_500x0.jpg
Theo bầu Đức, những cáo buộc Global Witness đưa ra là quá nặng nề. Ảnh: Vũ Lê
Theo bầu Đức, HAGL chưa từng thừa nhận việc không tuân thủ pháp luật tại Lào và Campuchia. Những phần mà GW đề cập đến nằm trong bản cáo bạch là do một công ty luật của Anh thực hiện. “Đó là điều được cảnh báo với nhà đầu tư về rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Nhưng hiện tại những điều này cũng không xảy ra”, bầu Đức khẳng định.
Trong mục “Các yếu tố rủi ro” trang 15, 16 và 113 của cáo bạch, HAGL cho biết mặc dù hoạt động kinh doanh đang đáp ứng các quy định hiện hành của nước sở tại về trồng và khai thác rừng, song tập đoàn không thể lường trước rủi ro khi chính sách thay đổi. Tập đoàn cho biết thực tế các nước này thường xuyên cập nhật và thay đổi chính sách về trồng và khai thác rừng.
Mặt khác, vào thời điểm công bố cáo bạch, một số dự án HAGL đang phát triển mà chưa có đầy đủ các loại giấy phép cần thiết của Chính phủ. Nhưng tập đoàn khẳng định đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục, giấy tờ cho các dự án của mình.
Ngoài ra, Chủ tịch HAGL cũng cho rằng các lập luận GW đưa ra thông qua ảnh vệ tinh không thể chính xác. Khu đất đã được Chính phủ Lào, Campuchia quy hoạch và cho phép tập đoàn khai hoang. Như vậy khi HAGL tiếp nhận cải tạo và phát triển kinh tế, diện tích cây cối trước đó buộc phải trở thành rừng cao su.
Các loại gỗ quý trong rừng, HAGL cũng không được phép đụng tới theo quy định pháp luật tại Lào và Campuchia. “Tài nguyên gỗ là tài sản quốc gia của họ, chúng tôi chỉ có quyền thuê đất 50 năm trồng cao su trên đó. Đến nay chúng tôi chưa bị xử phạt lần nào vì vi phạm pháp luật, lại còn được Chính phủ khen ngợi vì công tác xã hội tốt”, bầu Đức giải thích.
Về cuộc gặp hồi tháng 8/2012, bầu Đức khẳng định chưa từng làm việc trực tiếp với đại diện nào từ phía GW. “Có thể họ gặp một nhân viên nào đó trong tập đoàn, nhưng như thế không thể coi là đại diện của HAGL được. Ban lãnh đạo cao cấp hay người phát ngôn của chúng tôi cũng chưa từng gặp gỡ GW mà chỉ mới làm việc qua thư từ”, Chủ tịch HAGL chia sẻ.
Bầu Đức cho biết rất muốn hợp tác và sẵn lòng gặp GW để xử lý vấn đề. “Chúng tôi không bao giờ muốn chống đối, mà chống đối cũng không có lợi cho HAGL. Nếu thực sự HAGL không đúng, chúng tôi sẽ chấp nhận và tìm cách cải thiện ngay. Nếu cần, chúng tôi sẽ mời thêm tổ chức lớn am hiểu về môi trường trên thế giới để cùng làm việc”, bầu Đức tâm sự.
Chiều 15/5, một nguồn tin từ VRG cho VnExpress biết doanh nghiệp được Chính phủ Campuchia ký kết giao đất đàng hoàng. “Trước khi chúng tôi nhận đất, các cơ quan ban ngành đã làm việc và mời người dân đến, chúng tôi cũng tuân thủ những quy định của pháp luật Campuchia”, nguồn tin cho hay.
Theo nguồn tin này, báo cáo của GW không ảnh hưởng nhiều đến VRG. 
Tường Vi - Thùy Linh

Geen opmerkingen:

Een reactie posten