dinsdag 14 mei 2013

Hai tập đoàn Việt Nam bị tố cáo chiếm đất của Lào và Cam Bốt

Thứ hai 13 Tháng Năm 2013

Hai tập đoàn Việt Nam bị tố cáo chiếm đất của Lào và Cam Bốt

Ruộng lúa ở Muang Sing, Lào đang bị các đồn điền cao su lấn chiếm dần.
Ruộng lúa ở Muang Sing, Lào đang bị các đồn điền cao su lấn chiếm dần.
@tripsand.co

Thanh Hà
Ngày 13/05/2013, tổ chức phi chính phủ Global Witness nêu đích danh Hoàng Anh - Gia Lai và Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam chiếm đất của nhiều cộng đồng thiểu số tại Lào và Cam Bốt để khai thác trồng cao su. Hai tập đoàn Việt nam đã bác bỏ cáo buộc nói trên.
 


Global Witness là một tổ chức chuyên bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các nước nghèo trước nạn khai thác bừa bãi và tệ tham nhũng. Trong thông cáo vừa công bố ngày 13/05/2013 tổ chức này nhấn mạnh là nhiều sắc tộc thiểu số bị chiếm đất do chính quyền địa phương tại Cam Bốt và Lào cấp giấy phép khai thác cho hai tập đoàn nói trên của Việt Nam.
Việt Nam, nước sản xuất cao su lớn thứ ba trên thế giới, liên tục tìm cách đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của Trung Quốc. Theo Global Witness, qua trung gian các chi nhánh thân cận với chính quyền Lào và Cam Bốt, nổi tiếng là tham ô, tập đoàn Hoàng Anh- Gia Lai và Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam đã trục xuất dân cư trong vùng để chiếm đất.
Đáng chú ý hơn cả, theo tổ chức Global Witness, là cả hai tập đoàn Việt Nam liên quan cùng được Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng trung ương Đức Deutsche Bank yểm trợ. Thậm chí ngân hàng Đức còn đang nắm giữ hàng triệu đô la cổ phần của hai tập đoàn Việt Nam này. Về phần Ngân hàng Thế giới, qua chi nhánh IFC, đã đầu tư rất nhiều vào tập đoàn Hoàng Anh-Gia Lai.
Global Witness tố cáo chính quyền Vientiane và Phnom Penh làm ngơ trước các khung pháp lý về môi trường hay nhân quyền để cấp giấy phép hoạt động cho các tập đoàn Việt Nam. Theo thẩm định của Global Witness, các đồn điền cao su Cam Bốt trải rộng trên 1,2 triệu hecta. Tính từ năm 2003 tới nay, đã có khoảng 400 000 người dân xứ Chùa Tháp bị tịch thu đất để phục vụ mục tiêu phát triển ngành công nghiệp cao su.
Global Witness đòi chính phủ Lào và Cam Bốt chấm dứt hợp tác với hai tập đoàn khai thác cao su của Việt Nam, đồng thời yêu cầu ngân hàng Đức và Ngân Hàng Thế Giới rút lại các khoản đầu tư vào Hoàng Anh-Gia Lai và Tập đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam cho đến khi nào tình hình được cải thiện. Trước mắt Deutsche Bank cho biết sẽ tìm hiểu thêm trước khi quyết định. Về phần mình, IFC trực thuộc Ngân Hàng Thế Giới không bình luận.
Liên quan đến hai tập đoàn khai thác cao su Việt Nam, thông cáo của Hoàng Anh - Gia Lai nhấn mạnh tập đoàn này « luôn đóng các khoản thuế quy định và đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế địa phương (…) các chương trình đầu tư nhằm tạo công việc làm cho dân cư trong vùng ».

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130513-hai-tap-doan-cao-su-viet-nam-bi-to-cao-chiem-dat-cua-lao-va-cam-bot

Vụ hai tập đoàn Việt Nam bị tố cáo


Cập nhật: 11:30 GMT - thứ tư, 15 tháng 5, 2013

Media Player

Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn công nghiệp cao su VN cùng bác bỏ cáo buộc "cướp đất, phá rừng" Global Witness nêu ra.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Tổ chức vận động bảo vệ môi trường Global Witness cáo buộc hai công ty cao su Việt Nam liên quan tới những vụ cướp đất lớn ở Campuchia và Lào.
Điều tra của Global Witness, được công bố hôm 13/5, nói hai công ty Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn công nghiệp cao su đã được phân bổ tổng cộng gần 300 ngàn héc-ta đất để dựng đồn điền cao su.
Global Witness nói các hình ảnh thu được từ vệ tinh cho thấy hai công ty Việt Nam đã xóa sổ những diện tích rừng rộng lớn, gây những hủy hoại về môi trường và xã hội.
Điều tra của Global Witness cũng nói người dân địa phương bị đuổi ra khỏi nhà mà không được bồi thường thỏa đáng.
Một trong các nhân chứng nói với Global Witness: "Chúng tôi bị mất tất cả, chẳng được bồi thường gì hết. Họ nói đồng lúa là của chính phủ, cho nên họ cấp hết cho công ty. Nay, công ty san ủi mọi thứ, người dân không được phép trồng lúa nữa. Công ty cũng chẳng thuê một người nào ở đây mà họ mang người từ nơi khác đến."
Trả lời BBC Tiếng Việt, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, ông Đoàn Nguyên Đức bác bỏ các cáo buộc trên.
Ông Đức cũng nói Hoàng Anh Gia Lai đã tạo việc làm cho 20 nghìn người dân địa phương khi đầu tư vào Lào và Campuchia.
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam trong một thông cáo cũng bác bỏ mọi cáo buộc của Global Witness là “không đúng với thực tế”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/05/130514_viet_rubbers_cambodia_laos.shtml

 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten