zondag 21 april 2013

Pháp vẫn còn tư tưởng coi trọng bằng cấp

Pháp vẫn còn tư tưởng coi trọng bằng cấp
Bàn về tình trạng giáo dục, báo Le Monde trong mục Văn hóa - Ý kiến có bài viết nhận định tâm lý quá coi trọng bằng cấp tại Pháp. Sính bằng cấp là một đặc trưng của nước Pháp, mà nguồn gốc bắt nguồn từ thời Cách mạng Pháp. Tâm lý coi bằng cấp là trên hết còn dẫn đến một số hệ quả tệ hại, đặc biệt là kiếm việc làm trên thị trường lao động.
Ngày nay, tại Pháp, để tìm được việc làm thì bắt buộc phải có bằng cấp. Hơn nữa, nó trở thành một tiêu chuẩn xã hội và đặc biệt còn quy định lương bổng, địa vị xã hội … Theo nhà xã hội học Millet dạy tại trường đại học Poitiers, bằng cấp mang ba giá trị. Thứ nhất là giá trị thương mại, bởi đó là điều kiện để kiếm được việc làm. Thứ hai là giá trị sử dụng, bởi nó cho phép tìm được việc làm phù hợp với ngành học. Thứ ba là giá trị tượng trưng, tức nó là cái mác xã hội.
Sính chuộng bằng cấp tại Pháp không có gì mới. Người ta vẫn còn nhớ cuộc cải cách dưới thời Bộ trưởng bộ Giáo dục Chevènement vào năm 1985 khi ông đặt ra mục tiêu 80% dân số phải có bằng tú tài. Nếu như vào thế kỷ 19, người ta đặt nặng vấn đề được đi học, thì ở thế kỷ 20 chính là giá trị của tấm bằng.
Bằng cấp của một số trường lớn được coi trọng hơn một số trường khác. Bài báo dí dỏm nêu trường hợp một số người khi chết, trên tấm cáo chung nêu lên một loạt các bằng cấp. Phải chăng người ta chết chung với tấm bằng ? Còn theo nhà xã hội học Bourdieu thì trường học chỉ càng làm cho bất bình đẳng xã hội rõ thêm và tạo ra một tầng lớp danh giá nhờ vào bằng cấp.
Ngày nay, tại Pháp, hầu hết mọi việc làm đều đòi hỏi bằng cấp, thậm chí những việc không cần trình độ nghề nghiệp cao. Bài báo nêu ra tại một số nước như Hoa Kỳ, thì sự tuyển chọn còn dựa trên phẩm chất cá nhân, động cơ làm việc và cả tính sáng tạo.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130420-trung-quoc-bi-an-bao-trum-dich-cum-gia-cam-h7n9

Geen opmerkingen:

Een reactie posten