maandag 29 april 2013

Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Bình và những phiên chợ vàng

Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Bình và những phiên chợ vàng
Cập nhật: Cập nhật và tổng hợp tin tức, nhận định (26-06-2013)

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Từ quyết định của Nguyễn Tấn Dũng 16/2013/QĐ-TTg sang đến 11 phiên chợ vàng của Nguyễn Văn Bình với 12 tấn vàng tống ra thị trường; Từ việc Ngân Hàng Nhà Nước cho tin đồn "không có đổi tiền vào thời điểm này" chính thức lên sân khấu lề đảng đến chuyện báo Thanh Niên tố cáo có 188.5 tấn vàng "chắc" được nhập lậu vào Việt Nam - chúng ta thấy gì?

Vào ngày 4-3-2013 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 16/2013/QĐ-TTg (1) về việc mua, bán vàng trên thị trường trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Ngắn gọn: Nguyễn Tấn Dũng trao quyền hạn cho Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN, người được ông Dũng bổ nhiệm vào chức vụ này, quyết định phương án can thiệp thị trường vàng (điều 3 của quyết định).

Cũng trong văn thư này, Nguyễn Văn Bình/NHNN được toàn quyền mở tài khoản, mua vàng, bán vàng trên tài khoản ở nước ngoài hoặc mua vàng ở nước ngoài để nhập khẩu vàng hoặc bán vàng ra nước ngoài (Điều 3.2), cũng như quyết định việc áp dụng tỷ giá và giá vàng để quy đổi sang đô la Mỹ và đồng Việt Nam (Điều 4.8).
Từ Quyết định 16/2013/QĐ-TTg sang 11 phiên chợ vàng

Được Thủ tướng dọn đường mở lối, ngày 28 tháng 3 - gần 3 tuần sau khi Thủ tướng ký quyết định, - Thống đốc Nguyễn Văn Bình ra quân: 

Ngày 28/3, phiên đấu thầu vàng thứ nhất, NHNN bán được 2.000 lượng. 
Ngày 4/4, phiên đấu thầu thứ 2, NHNN bán được 25.700 lượng. 
Ngày 5/4, phiên đấu thầu thứ 3, NHNN bán được 25.700 lượng. 
Ngày 9/4, phiên đấu thầu lần thứ 4, NHNN bán được 25.600 lượng.
Ngày 10/4, phiên đấu thầu lần thứ 5, NHNN bán được 39.200 lượng.
Ngày 12/4, phiên đấu thầu lần thứ 6, NHNN bán được 40.000 lượng. 
Ngày 16/4, phiên đấu thầu lần thứ 7, NHNN bán được 25.700 lượng. 
Ngày 17/4, phiên đấu thầu lần thứ 8, NHNN bán được 37.900 lượng.
Ngày 18/4, phiên đấu thầu lần thứ 9, NHNN bán được 39.800 lượng. 
Ngày 23/4, phiên đấu thầu lần thứ 10, NHNN bán được 26.000 lượng.
Ngày 24/4, phiên đấu thầu lần thứ 11, NHNN bán được 25.600 lượng.

Tổng cộng sau 11 phiên đấu thầu, Nguyễn Văn Bình và NHNN đã bán ra 313.200 lượng vàng - khoảng 12 tấn vàng.

Trong suốt 11 phiên bán, giá vàng trong nước luôn cao hơn giá vàng thế giới tại thời điểm bán. Vào phiên 1, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới trên 3 triệu đồng/lượng. Phiên 2 khoảng 4,4 triệu đồng/lượng. Phiên 3 ở mức 4,1 triệu đồng/lượng. Phiên 6 là 3,6 triệu đồng/lượng. Phiên 7 vọt lên gần 5 triệu đồng/lượng. Phiên 9 tăng tiếp 6,15 triệu đồng/lượng và vẫn giữ ở mức 6 triệu đồng/lượng vào thời điểm của phiên đấu thầu lần thứ 11.

Nếu tính trung bình khác biệt giữa giá vàng mà NHNN bán ra cao hơn giá vàng thế giới khoảng 4.5 triệu thì chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng Nguyễn Văn Bình và NHNN đã thu lợi: 4,5 triệu x 313.200 lượng = 1.409.400.000.000 đồng (1409 tỷ).

Từ 11 phiên chợ vàng sang đến chiêu tung tin "đính chính" đổi tiền:

Ngày 22 tháng 4, ông Nguyễn Chí Thành - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ NHNN đăng đàn trên truyền thông của đảng và nhà nước tuyên bố "không có chuyện ĐỔI TIỀN ở THỜI ĐIỂM này (2)

Cùng ngày, Thống đốc Nguyễn Văn Bình / NHNN ra thông báo chính thức bác bỏ tin đồn đổi tiền mới cũng như việc phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng.

Theo NHNN, tin đồn đổi tiền lan đi từ giữa tuần trước, khi có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh chủ đề sửa đổi Hiến pháp về việc đổi tên nước trở lại thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một phương án đề nghị từ phe Nguyễn Tấn Dũng.

Thông tin này được hàng loạt các trang báo lề đảng đăng tải mặc dù trước đó trên toàn hệ thống truyền thông của đảng và nhà nước hoàn toàn không có một rò rỉ, thông tin gì về tin đồn đổi tiền.

Điều gì sẽ xảy ra, người dân sẽ phản ứng ra sao khi NHNN và báo lề đảng phổ biến tràn lan "tin tức... phủ nhận tin đồn" trong bối cảnh Nguyễn Văn Bình cứ vài ngày là rao bán vài chục nghìn lượng vàng?

Và... vàng ở đâu?

Câu hỏi được đặt ra là ông Nguyễn Văn Bình "đào" đâu ra 12 tấn vàng này đem bán? Từ năm trước bước sang năm nay Việt Nam đã không nhập một ký vàng nào chứ đừng nói đến cả tấn theo đường chính thức.

Để giải thích vàng từ đâu ra, Ngày 24/4/2013 báo Thanh Niên đăng bài viết "Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: "Rửa" vàng bằng cơ chế?" (bài viết này hiện không còn truy cập được nữa, xin xem lại ở đây (3)). 

Theo bài báo, với những dữ kiện thông tin từ Hiệp hội Vàng Thế giới:

- Về số lượng vàng nữ trang - Trong năm 2011 VN nhập khẩu 13 tấn; năm 2012 nhập khẩu 12,5 tấn. Tổng cộng khoảng 1,3 tỷ USD nhập khẩu cho 25,5 tấn vàng nữ trang trong 2 năm.

- Về số lượng vàng thỏi - Trong năm 2011 VN nhập khẩu 87,8 tấn; năm 2012, số lượng là 75,2 tấn. Tổng cộng khoảng 8,6 tỷ USD nhập khẩu cho 163 tấn vàng thỏi.

- Và cho đến nay Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang cũng như vàng thỏi. Do đó tổng cộng 25,5 tấn vàng nữ trang + 163 tấn vàng thỏi = 188.5 tấn vàng này là nhập lậu hoàn toàn.

Nhưng những cá nhân nào, tập thể mà không phải là cơ chế tổ chức có thể nhập lậu 188.5 tấn vàng trị giá 9.9 tỷ đô la trong một thời gian ngắn ngủi của 2 năm qua? 

Ngay sau đó, NHNN đã ra Thông cáo báo chí phản hồi về bài báo của Thanh Niên. Lý do giải thích chính: con số vàng của Hội đồng Vàng Thế giới đưa ra chỉ là "ước tính nhu cầu vàng tiêu dùng" tại Việt Nam và "tác giả bài báo đã cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông điệp sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, NHNN, tạo ra sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng và các nỗ lực phối hợp phòng, chống buôn lậu của các cơ quan Nhà nước."

NHNN cũng không thông báo minh bạch về tình trạng nhập vàng chính thức hay 12 tấn vàng đã bán (và những tấn vàng sẽ bán tiếp theo phiên chợ vàng thứ 11) là vàng nhập chính thức (nhập lúc nào?), hay vàng... tồn kho (từ lúc nào?).
Vàng nhập lậu hay "nhu cầu tiêu dùng vàng" hãy để hạ hồi phân giải. Trước mắt chỉ biết ông Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định cho đàn em Nguyễn Văn Bình, và ông Thống đốc đàn em này đã "rửa" được 12 tấn vàng, thu về khoảng 1409 tỷ đồng

11 phiên vàng đã qua, còn bao nhiêu phiên sẽ đến sau khi Nguyễn Văn Bình gửi đến toàn dân thông điệp "Không có đổi tiền ở THỜI ĐIỂM NÀY"?


Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com

____________________________________

(1) http://phapluat.tuoitre.com.vn/Van-ban/Tai-chinh---Tin-dung---Ngan-hang/Quyet-%C4%91inh-16-2013-Q%C4%90-TTg-cua-Thu-tuong-Chinh-phu-.aspx

(2) http://dantri.com.vn/kinh-doanh/khong-co-chuyen-doi-tien-o-thoi-diem-nay-722059.htm

(3) http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/bai-bao-bi-xoa-tren-thanh-nien-online.html
 
http://danlambaovn.blogspot.nl/2013/04/nguyen-tan-dung-nguyen-van-binh-va.html#.UX5AbvnCS70
 
 
  1. Phiên chợ thứ 12 sẽ được nhóm họp vào Thứ Sáu, 26/4. Lần này 1 tấn vàng sẽ được đồng chí thống đốc Nguyễn Văn Bình tống ra chợ:
  1. Những phiên chợ vàng này đã dẫn đến nhận định của báo Người Cao Tuổi: Thị trường vàng trong nước: Vừa quản lí, vừa là nhà buôn. Trong đó mở đầu bài viết đã phê phán cả Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Văn Bình: Từ trước và sau khi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ ra đời (tháng 5/2012), thị trường vàng trong nước liên tục xáo trộn. Từ nhiều thương hiệu vàng miếng trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuyên bố chỉ có thương hiệu SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn trở thành thương hiệu vàng quốc gia nhờ có vị thế độc quyền tự nhiên, chiếm hơn 90% thị phần. Sau đó, các loại vàng phi SJC liên tục bị ép giá khiến người dân phải bán đổ, bán tháo; vàng nhái, giả hiệu SJC tung hoành…

    và đặt câu hỏi:

    Có hay không lợi ích nhóm khi đưa thị trường vàng về độc quyền thương hiệu, rồi tiến hành đấu thầu vàng miếng kiểu “vừa quản lí, vừa là nhà buôn”? Mục tiêu, lợi ích của việc đấu thầu vàng và cơ chế quản lí vàng miếng trong đấu thầu ra sao… chắc không khó trả lời đối với nhà quản lí và với người dân?:
  1. Câu hỏi có hay không có lợi ích nhóm trong việc đấu thầu vàng 11 phiên lên đến 12 tấn vàng được Nguyễn Văn Bình cho "chạy" ra chợ được phóng viên Thái Phương chiếu 1 góc: Chênh lệch giá vàng nội - ngoại ở mức kỷ lục cũng giúp các đối tượng buôn lậu vàng thu lời lớn... Từ cuối tháng 3 đến nay, NH Nhà nước đã tổ chức 11 phiên đấu thầu vàng với tổng khối lượng hơn 12 tấn. Trừ phiên đầu tiên mức giá sàn cao hơn thị trường, các phiên sau giá thường thấp hơn thị trường từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng/lượng. Giá vàng còn tiếp tục bị đẩy lên sau khi có kết quả trúng thầu đã đem lại khoản lời không nhỏ cho đơn vị trúng thầu. Chẳng hạn, phiên đấu thầu ngày 16-4, có 25.700 lượng vàng được mua, giá thị trường sau đó cao hơn giá trúng thầu trên 2,6 triệu đồng/lượng, giúp các đơn vị trúng thầu thu lời hơn 66 tỉ đồng
  1. Đi vào cụ thể - Ai đã mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu? 
    - Với điều kiện mà NHNN đưa ra, trong đó tỉ lệ đặt thầu tối thiểu từ 500 đến 1.000 lượng tùy phiên, những doanh nghiệp nhỏ không thể nào có lực để tham gia đấu thầu.
    - Để tham gia doanh nghiệp phải có số vốn 20-40 tỉ đồng, chỉ những ông lớn đang cần mua vàng để bù đắp trạng thái mới có đủ lực tham gia.
    - Trong số này nhiều công ty là sân sau của các NH nên thực chất vàng cũng chảy về túi NH chứ không được đưa ra thị trường.
  1. Âm mưu của "nhóm lợi ích" không thể thoát ra khỏi vòng phê phán trong cuộc chiến đấu đá nội bộ đảng. Nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét: Xem ra, cuộc so găng giữa một bên là liên minh đồng chí X – Thống đốc Bình cùng phe nhóm với bên kia đang hồi quyết liệt. Vụ Báo Thanh Niên phải tức tốc “bóc” bài Rửa vàng bằng cơ chế? cho thấy, ở hiệp đấu này, có vẻ như phe liên minh đồng chí X – Thống đốc Bình đang tạm thế thượng phong:
  1. Bóc bài chưa đủ, cần phải răn đe. Thống đốc Nguyễn Văn Bình / Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị Tổng cục An ninh II (Bộ Công an) phối hợp xử lý tác giả Thanh Xuân và báo Thanh Niên theo quy định của pháp luật:
  1. Theo NHNN Việt Nam, từ cách hiểu sai lệch như trên, tác giả bài báo đã suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông điệp sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, NHNN, tạo ra sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng và các nỗ lực phối hợp phòng, chống buôn lậu của các cơ quan nhà nước.:
  1. Một cư dân mạng đã kiểm tra lại Các số liệu thống kê về vàng VN từ Hiệp hội vàng Thế giới (World Gold Council) theo đường link: http://www.gold.org/investment/research/regular_reports/gold_demand_trends/ 
    và nhận xét: 

    - Các số liệu thống kê mà tác giả đưa ra khá phù hợp với số liệu thống kê của Hiệp Hội VTG.

    - Mấu chốt vấn đề là ở cụm từ “consumer demand” nêu trong các báo cáo thống kê của Hiệp hội vàng thế giới, phải hiểu như thế nào đây: chỉ là ước tính (theo cách ngụy biện của NHNN) hay là con số nhập khẩu thực (theo cách hiểu và phân tích của phóng viên)?

    - Tại trang 29 trong tập tài liệu thông kê, có định nghĩa rất rõ ràng khái niệm “Consumer demand”: đó là số lượng vàng thực mua của một quốc gia và thực tế do cá nhân sở hữu. Hoàn toàn không có chỗ nào nói là ước tính (estimated, expected, forecast, …)

    - Trong trang 1 của tập tài liệu nêu trên (phát hành mới nhất tháng 3/2013), tất cả các “demand” (nhu cầu) của năm 2011 và 2012 sao lại đến bây giờ là năm 2013 mới công bố “ước tính”?...
  1. Cũng theo blogger Nguyễn Vạn Phú - nếu bài báo nói những con số này là nhu cầu vàng, trong đó một tỷ lệ nào đó là từ vàng nhập lậu thì hoàn toàn chính xác, không cãi vào đâu được. Vàng nhập lậu tác động lên tỷ giá là chuyện ai cũng biết nên đoạn tiếp theo cũng không có gì sai cả:
  1. Và... dù báo Thanh Niên có đính chính thì báo Pháp Luật TPHCM lại có bài “Thị trường vàng: Nguy cấp! Điều hành vàng: Thất bại!” với câu dẫn rất ấn tượng: Thanh tra cần làm rõ: Vàng lậu vào VN là bao nhiêu? Đấu giá vàng và tạo ra tình hình độc quyền thương hiệu để làm gì?
  1. Về vụ việc này Nhà báo Phạm Chí Dũng, cũng là một Tiến sĩ kinh tế cho biết nhận xét của ông: Có thể nói là phản ứng của Ngân hàng Nhà nước và cá nhân ông Nguyễn Văn Bình đối với vấn đề biến động thị trường vàng là rất chậm và rất ít. Thí dụ trong lần biến động giá vàng vào tháng Tám năm 2011 chênh lệch với giá thế giới tới 5 tri���u đồng. Sau cơn điên đó khoảng 5 ngày sau Ngân hàng Nhà nước mới có một văn bản và từ đó tới giờ phải nói là rất ít văn bản nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi của giới buôn bán vàng cũng như người dân trữ vàng. Cho nên việc NHNN có văn bản có thể nói phản bác đối với báo Thanh Niên thì tôi cho là một động thái rất là nhanh, nhanh một cách kỳ cục và có thề nói đầy nghi ngờ.
  1. Xin xem lại bài báo của Thanh Niên đã bị gỡ xuống: Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: "Rửa" vàng bằng cơ chế?:
  1. Và Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước phản đối, phủ nhận chuyện "rửa" vàng:
Read more...

Geen opmerkingen:

Een reactie posten