zondag 21 april 2013

Kêu gọi EU ép Việt Nam về nhân quyền

Kêu gọi EU ép Việt Nam về nhân quyền


Cập nhật: 12:40 GMT - thứ tư, 17 tháng 4, 2013

Cờ trước trụ sở của Ủy hội Châu Âu Liên hiệp Châu Âu
Liên hiệp Châu Âu đang chịu sức ép phải tỏ thái độ cứng rắn hơn với Hà Nội về nhân quyền
Trước đối phiên thảo luận về nhân quyền của Việt Nam ở Nghị viện châu Âu trong ngày 18/04, các tổ chức nhân quyền kêu gọi Liên hiệp Châu Âu EU gây sức ép để Việt Nam tôn trọng truyền thông.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo CPJ và trang Democracy Digest đều có bài viết kêu gọi EU cứng rắn hơn về vấn đề nhân quyền mà họ nói rằng đã tồi tệ đi ở Việt Nam trong thời gian qua.
Điều phối viên Chương trình Châu Á của CPJ, ông Bob Dietz, nói cho dù Cuộc chiến Việt Nam đã ở lại sau từ lâu hiện vẫn còn xung đột nội bộ ở bên trong Việt Nam một phần do hậu quả của cuộc chiến này.
Ông Dietz viết: "Lĩnh vực mà Việt Nam còn chưa tiến bộ là cho phép các tiếng nói đối lập từ cơ sở mà phần nhiều có liên hệ tới các nhóm chính trị và tôn giáo vốn có sự chính danh lịch sử không thua kém gì Đảng Cộng sản.
"Ở nhiều góc độ, cuộc xung đột Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa có tính chất của một cuộc nội chiến bên cạnh cuộc chiến vì độc lập.
"Đất nước đã có độc lập nhưng do sự trấn áp các ý kiến đối lập, xung đột nội bộ vẫn chưa được giải quyết."
Ông Dietz cũng Bấm dẫn lời cố vấn cao cấp của CPJ, ông Jean-Paul Marthoz, nói rằng các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu đã không chỉ trích và giám sát Việt Nam đúng mức do những thành công kinh tế của nước này bên cạnh sự cảm thông quốc tế cho cuộc chiến giành độc lập kéo dài của Việt Nam.

'Luật độc đoán'

"Tôi kêu gọi Quốc hội và Bộ Ngoại giao lột mặt nạ của Hà Nội, lột vỏ bọc tự do tín ngưỡng quốc doanh và nhận diện sự trấn áp tôn giáo."
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam nói trước Quốc hội Hoa Kỳ
Cũng nhân đối thoại nhân quyền sắp diễn ra, Democracy Digest, trang tin ủng hộ dân chủ thuộc National Endowment for Democracy được Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, có bài viết "Đã đến lúc Hoa Kỳ và Châu Âu 'lột mặt nạ của Hà Nội' về các vi phạm quyền con người'.
Bài báo nhắc lại chuyện hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Phạm Hồng Sơn của Việt Nam đã bị ngăn cản gặp các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ hồi cuối tuần qua.
Họ cũng dẫn lời ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, nói tại cuộc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ trong tuần trước:
"Tôi kêu gọi Quốc hội và Bộ Ngoại giao lột mặt nạ của Hà Nội, lột vỏ bọc tự do tín ngưỡng quốc doanh và nhận diện sự trấn áp tôn giáo."
Ông Ái nói Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã bị chính quyền trấn áp do không chịu gia nhập giáo hội mà Hà Nội công nhận.
Bấm Democracy Digest cũng dẫn lời giám đốc vận động phụ trách Châu Á của Human Rights Watch, ông John Sifton, nói với Quốc hội Hoa Kỳ rằng Việt Nam đã bỏ tù ít nhất 40 nhà bất đồng chính kiến từ đầu năm tới nay, bằng cả năm 2012.
Ông Sifton nói thêm: "Thực tế là ngày càng có nhiều các nhà bất đồng chính kiến - bao gồm các lãnh đạo tôn giáo, bloggers và những người hoạt động chính trị - bị kết án và bỏ tù vì vi phạm luật hình sự độc đoán của Việt Nam."

'Thảo luận khẩn cấp'

Việt Nam 'đi xuống' về hồ sơ nhân quyền
Ông Võ Văn Ái, Giám đốc Văn phòng thông tin Phật giáo quốc tế nói về phiên điều trần sắp tới của Hạ viện Mỹ về nhân quyền ở VN.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Đài RFI từ Pháp hôm 17/4 cũng đưa tin Nghị viện Châu Âu sẽ có thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong đó tập trung đặc biệt vào tự do ngôn luận.
Đài này cũng dẫn nguồn báo Bấm Le Soir của Bỉ nói rằng ba nghị sỹ thuộc khối Cánh tả thống nhất Châu Âu sẽ đưa ra một nghị quyết về tự do ngôn luận.
Ba nghị sỹ Helmut Scholz, Marie-Christine Vergiat và Jurgen Klute được cho là sẽ Bấm kêu gọi Liên hiệp Châu Âu gắn tự do ngôn luận và quyền của người lao động vào đàm phán về hiệp định tự do thương mại giữa Liên hiệp và Việt Nam.
Hà Nội trong khi đó luôn khẳng định họ chỉ kết án những người vi phạm pháp luật và coi việc kêu gọi trả tự do cho những người bị kết án là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten