dinsdag 9 april 2013

Hầm ngầm chống bom hạt nhân ở Bắc Kinh

Thứ hai, 8/4/2013, 16:20 GMT+7
Twitter
Facebook

Hầm ngầm chống bom hạt nhân ở Bắc Kinh

Một mạng lưới gồm hàng nghìn kết cấu phòng không kiên cố, được gọi là Vạn Lý trường thành trong lòng đất, dùng để đề phòng bom hạt nhân, đã được xây dựng trong 10 năm ròng.
> Tàu điện ngầm sâu nhất thế giới của Triều Tiên

Căn hầm có khả năng chống bom hạt nhân ở dưới lòng thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Ảnh: China.org.cn
Khu phức hợp này là sản phẩm của thời chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô năm 1969. Cuộc chiến nổ ra ở đảo phía đông bắc sông Hắc Long Giang của Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông khi đó đã yêu cầu xây công trình dưới lòng đất này để đề phòng trường hợp bị tấn công hạt nhân.

Hầm ngầm được xây từ năm 1969 đến 1979, do hơn 300.000 công nhân thậm chí cả thanh niếu niên xây dựng. Nó có độ dài hơn 30 km và phủ rộng trong phạm vi 85 km2, ở độ sâu 8-18 m dưới lòng đất. Công trình bao gồm hàng ngàn kết cấu phòng không kiên cố.
Để phục vụ cho công việc xây dựng căn cứ này, các bức tường thành và tháp cổ bao quanh thành phố lâu đời của Trung Quốc bị phá bỏ. Cổng thành cũ của thành phố ở Tây Trực Môn, Phụ Thành Môn, Trùng Văn Môn và các cổng thành khác chỉ còn lại cái tên. Chỉ duy nhất hai tháp canh là Chính Dương Môn và Đức Thắng Môn là còn sót lại.
Trong trường hợp bị tấn công, công trình này là nơi trú ẩn của khoảng 40% dân số của thủ đô và và một số khu vực lân cận. Một số thông tin cho rằng mỗi nhà dân đều có một cánh cửa bí mật dẫn đến đường hầm.
Ảnh: Thành phố dưới lòng đất ở Bắc Kinh
Không có thông tin chính thức từ nhà chức trách về độ dài của đường hầm chủ yếu được đào bằng tay này, nhưng nó được dự đoán nối khắp các khu vực trung tâm Bắc Kinh từ Tây Đơn và Tuyên Vũ Môn tới Tiền Môn và Trùng Văn, thậm chí đến cả khu vực phía tây thành phố.
Thành phố dưới lòng đất này có các cửa hàng tạp hóa, nhà ăn, hiệu thuốc, trường học, rạp hát, thư viện, nhà máy, đường ray, một kho ngũ cốc và dầu ăn, cũng như cả cửa hàng thịt, trang trại trồng nấm hay các thực phẩm khác không cần nhiều ánh sáng.
Hơn 2.300 giếng thông gió được lắp đặt trong đường hầm cùng hệ thống cung cấp khí đốt và chống thấm được xây dựng để bảo vệ những người ở bên trong trước những cuộc tấn công hóa học và phóng xạ. Có hơn 70 địa điểm có thể đào thành giếng để cung cấp nước ăn trong hầm.
Rất may, thành phố dưới lòng đất này chưa bao giờ phải thực hiện đúng mục đích dự định của nó, mà chỉ do chính quyền thành phố quản lý. Nhà chức trách kiểm tra đường hầm này mỗi mùa mưa và được bảo dưỡng chống mối mọt định kỳ.
Từ sau khi xây dựng, đường hầm được những cặp đôi hẹn hò, những người trẻ thách đố nhau dám đi trong bóng tối lâu nhất. Tuy nhiên, sau đó căn hầm được đóng cửa vì các lý do an ninh và được mở cửa cho khách thăm quan từ năm 2000. Khách được tham quan theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên.
Trên các con phố náo nhiệt, một số lối vào được cải tạo thành các khách sạn đắt tiền trong khi một số khác trở thành trung tâm mua sắm và kinh doanh hay nhà hát.
Dù có nhiều đường vào nhưng các khách quốc tế thường được đi vào qua một cửa hàng bán đồ lưu niệm gần khu Tiền Môn, phía nam quảng trường Thiên An Môn.
Vũ Hà (theo China.org.cn)
 
 
Thứ hai, 8/4/2013, 16:20 GMT+7
Twitter
Facebook

Thành phố ngầm dưới lòng Bắc Kinh

Lối vào thành phố ngầm dưới lòng Bắc Kinh ở khu Tiền Môn. Ảnh: China.org.cn
Góc đường hầm chống bom được mệnh danh là Vạn Lý Trường Thành dưới lòng đất. Ảnh: Enorth
Các bức tranh cổ động trong thành phố. Ảnh: Enorth
Một góc nhỏ trong đường hầm. Ảnh: Enorth
Khẩu hiệu của chủ tịch Mao Trạch Đông kêu gọi mọi người đào hầm sâu, chuẩn bị lương thực thực phẩm và chống bá quyền. Ảnh: China.org.cn
Một phần đường hầm được cải tạo thành các cửa hàng và quán xá. Ảnh: China.org.cn
Biển hiệu chỉ lối dẫn đến thư viện, rạp chiếu phim, kho đạn dược, bệnh viện dã chiến trong đường hầm. Ảnh: Baike
Một góc đường hầm. Ảnh: China.org.cn
Công trình kiên cố của Trung Quốc một thời. Ảnh: China.org.cn
Vũ Hà

Geen opmerkingen:

Een reactie posten