dinsdag 23 april 2013

Châu Âu chấm dứt cấm vận Miến Điện

Châu Âu chấm dứt cấm vận Miến Điện


Cập nhật: 05:08 GMT - thứ ba, 23 tháng 4, 2013

Chùa Vàng Shwegadon
Người dân MIến Điện vừa đón mừng năm mới của họ
Liên minh châu Âu (EU) đã dỡ bỏ những lệnh trừng phạt cuối cùng nhằm vào Miến Điện để đáp lại công cuộc cải cách chính trị ở nước này.
Đây là những chế tài trong lĩnh vực kinh tế, giao thương và nhằm vào một số cá nhân.
Lệnh cấm vận được được dỡ bỏ tạm thời hồi năm ngoái. Lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã đồng ý rằng những bước tiến vừa qua ở nước này xứng đáng được bãi bỏ cấm vận vĩnh viễn.
Tuy nhiên, lệnh cấm vận vũ khí vẫn được duy trì.

‘Nóng vội và đáng tiếc’

Các bộ trưởng Ngoại giao EU cảnh báo Nay Pi Taw rằng nước này cần giải quyết các ‘thử thách to lớn’, nhất là những vấn đề liên quan đến cộng đồng Hồi giáo thiểu số.
Các nhóm nhân quyền cho biết việc dỡ bỏ cấm vận này làm EU giảm đi khả năng kiềm chế Miến Điện.
Ông Phil Robertson, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi Nhân quyền, đã mô tả động thái dỡ bỏ cấm vận này là ‘nóng vội và đáng tiếc’.
Thông cáo của EU được thông qua mà không qua bỏ phiếu và được đưa ra tại hội nghị bộ trưởng Ngoại giao các nước EU tại Luxembourg.
"Đã đến lúc phải chấm dứt các lệnh trừng phạt này. Tôi không muốn dựa mãi vào các yếu tố nước ngoài để đạt được hòa giải dân tộc vốn là yếu tố chủ chốt đối với những tiến bộ ở đất nước chúng tôi."
Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đối lập Miến Điện
“Đáp lại những thay đổi đã diễn ra và với hy vọng rằng những cải cách này sẽ được tiếp tục, Hội đồng (các bộ trưởng) đã quyết định dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt trừ lệnh cấm vận vũ khí,” thông cáo viết.
Ngoại trưởng Anh William Hague nhận định những tiến bộ chính trị ở Miến Điện là đủ sức nặng và đủ nghiêm túc để biến lệnh đình chỉ cấm vận thành dỡ bỏ vĩnh viễn.
Tuy nhiên ông cũng nói với BBC: “Công việc của EU ở Miến Điện còn lâu mới xong. Điều quan trọng là tiếp tục làm việc để cải thiện nhân quyền, cải thiện tình hình nhân đạo và giúp đỡ người dân Miến Điện giải quyết các vấn đề về bạo lực sắc tộc, nhất là các cuộc tấn công vào các nhóm Hồi giáo.”
Bà Aung San Suu Kyi, vốn ủng hộ các lệnh chế tài nhằm vào các lãnh đạo quân phiệt của nước này trong nhiều năm, đã hoan nghênh quyết định của EU. Bà nói với BBC rằng tiến trình dân chủ không thể dựa mãi vào các lệnh cấm vận.
“Đã đến lúc phải chấm dứt các lệnh trừng phạt này,” bà nói, “Tôi không muốn dựa mãi vào các yếu tố nước ngoài để đạt được hòa giải dân tộc vốn là yếu tố chủ chốt đối với những tiến bộ ở đất nước chúng tôi.”


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten