dinsdag 23 april 2013

Cách kiếm tiền của các câu lạc bộ bóng đá danh tiếng

Thứ ba, 23/4/2013, 06:47 GMT+7
Twitter
Facebook

Cách kiếm tiền của các câu lạc bộ bóng đá danh tiếng

Dùng thương hiệu sẵn có để hợp tác kinh doanh với các tổ chức tài chính, hãng thể thao, đồ uống... giúp những câu lạc bộ bóng đá lớn thu về hàng chục triệu euro mỗi năm.
> Manchester United bắt tay ngân hàng Việt

Các nhà đương kim vô địch bóng đá Anh - Manchester United đang hợp tác với 2 công ty nổi tiếng Trung Quốc là hãng giải khát Wahaha và China Construction Bank, ngân hàng lớn thứ hai thế giới về giá trị thị trường. Mỗi hợp đồng kéo dài 3 năm, nhưng giá trị thương vụ đều không được tiết lộ.
Các câu lạc bộ bóng đá thế giới đã có nhiều các kiếm tiền thông qua các hợp đồng với những doanh nghiệp lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn cầu.
Các câu lạc bộ bóng đá thế giới kiếm tiền thông qua hợp đồng với những doanh nghiệp lớn ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn cầu.
Wahaha, trụ sở ở Hàng Châu, chủ yếu sản xuất nước đóng chai, nước uống tăng lực và sữa chua, phổ biến rộng khắp từ Bắc Kinh, Thượng Hải cho đến nông thôn trong vòng 11 năm qua. Theo đại diện của Manchester United, Wahaha là biểu tượng về thương hiệu tốt nhất ở Trung Quốc nên sẽ thích hợp khi trở thành đối tác với câu lạc bộ danh tiếng nhất thế giới.
Với hợp đồng thứ 2, China Construction Bank có tham vọng độc quyền trong thị trường thẻ tín dụng với sự liên kết chính thức cùng Manchester United. Đại diện ngân hàng cho biết sẽ bắt đầu chiến dịch quảng cáo sản phẩm mới với gần 102 triệu khách hàng cá nhân của China Construction Bank.
Sau khi hợp đồng ký kết với 2 đối tác ở Trung Quốc, giá cổ phiếu của Manchester United đã tăng ở mức cao kỷ lục.
Đây là những bước đi mới nhất, nằm trong một loạt thỏa thuận của MU với ít nhất hàng chục thương hiệu trên toàn cầu trong năm 2012. Một thương vụ điển hình là vào năm 2011, câu lạc bộ Manchester United ký hợp đồng trị giá 559 triệu USD với Chevrolet để đưa thương hiệu này lên áo đấu trong 7 năm.
Tuy nhiên, nếu đứng ở góc độ tài chính, thương vụ hợp tác giữa câu lạc bộ Liverpool với ngân hàng Standard Chartered là đình đám nhất cho đến nay. Nhà băng phải trả 20 triệu bảng Anh cho mỗi mùa bóng để cái thương hiệu xuất hiện trên chiếc áo của các cầu thủ. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 1/7/2010.
Theo Giám đốc điều hành Standard Chartered, sự hợp tác sẽ giúp nhà băng mở rộng hoạt động kinh doanh, cụ thể ở châu Á, châu Phi và Trung Đông. Hiện tại, câu lạc bộ bóng đá Liverpool có 130 triệu người hâm mộ với 16 thị trường chính, lớn nhất là Trung Quốc (56 triệu người), Ấn Độ (6 triệu), Thái Lan (5 triệu), Malaysia (2 triệu), Nhật (2 triệu).
Theo khảo sát của Deloitte tại 20 câu lạc bộ bóng đá kiếm tiền giỏi nhất trên thế giới năm 2012 cho thấy doanh thu tất cả câu lạc bộ này đạt 4.800 triệu euro, tăng 10% so với năm 2011.
Dưới đây là 10 thương vụ đình đám nhất của các câu lạc bộ bóng đá:
Tên đội bóngSố tiền đội bóng nhận được mỗi năm (triệu euro)Đối tác của đội bóng
Barcelona 25 Qatar Foundation
Bayern Munich 23,6 Deutche Telekom
Manchester United 20 Aon, nhưng trong mùa bóng 2014/2015, Aon đã được thay thế bởi GM.
Liverpool 20 ngân hàng Standard Chartered
Sunderland20 Invest in Africa
Real Madrid 16,8 Bwin
Chelsea13,8 Samsung
Tottenham Hotspur 10 Autonomy & Investec
AC Milan 10 Hãng hàng không Emirates
Newcastle United 10 Wonga
Mai Phương tổng hợp
 
 
 
Thứ sáu, 19/4/2013, 08:06 GMT+7

Manchester United bắt tay ngân hàng Việt

Giá trị thương vụ không được tiết lộ nhưng đại diện Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết hợp đồng có giá trị "cực khủng", thể hiện cam kết lâu dài giữa hai bên.
> Ngập ngừng mời nhà đầu tư ngoại giải cứu ngân hàng yếu

Thương vụ hợp tác giữa một nhà băng hàng đầu Việt Nam với câu lạc bộ bóng đá huyền thoại Manchester United (MU) được công bố chiều 18/4.
Buổi công bố thương vụ hợp tác. Lệ Chi
Trước mắt, BIDV trở thành đối tác tài chính duy nhất được MU lựa chọn để độc quyền phát hành và tiếp thị sản phầm thẻ đồng thương hiệu BIDV Manchester United trong giai đoạn 5 năm từ 2013-2017. Sản phẩm này gồm hai loại là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế Visa.
Lý giải cho quyết định bắt tay với câu lạc bộ MU, ông Trần Xuân Hoàng, Phó tổng giám đốc BIDV cho biết, theo kết quả nghiên cứu của Kantar Sport năm 2012, Việt Nam có 26,5 triệu người hâm mộ "câu lạc bộ Quỷ đỏ", trong đó fan cuồng nhiệt lên đến 2,4 triệu người, lớn thứ hai tại khu vực Đông Nam Á và thứ 5 thế giới. Kết quả cũng cho thấy người hâm mộ Việt Nam có nhu cầu rất cao đối với các sản phẩm thẻ ngân hàng mang thương hiệu MU.
Trước lo ngại về rủi ro cũng như bài toán kinh tế khi đây là thương vụ hợp tác đầu tiên giữa một câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng trên thế giới với một ngân hàng tại Việt Nam, ông Quách Hùng Hiệp, Phó tổng giám đốc BIDV khẳng định không đáng ngại.
Ông Hiệp cho biết tại Việt Nam, đây là thương vụ hợp tác đầu tiên, nhưng trên thế giới Manchester United đã và đang rất thành công trong việc đẩy mạnh phát triển các hoạt động hợp tác đồng thương hiệu với các ngân hàng uy tín ở Anh, Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore...
Ông Hiệp cũng dẫn chứng cụ thể thương vụ hợp tác giữa nhà băng hàng đầu Malaysia là Maybank với MU năm 2011. Thẻ đồng thương hiệu giữa hai đơn vị này đã giúp hoạt động bán lẻ của Maybank tăng trưởng vượt bậc. Ngay năm đầu tiên Maybank đã vượt kế hoạch phát hành thẻ cả năm là 50.000. Lợi nhuận và gia trị thương hiệu của Maybank cũng gia tăng nhanh. Hay thương vụ giữa Shinhae (Hàn Quốc) với MU ngay năm đầu tiên cũng có một triệu thẻ được mở mới...
Ông Hiệp cho rằng, so với Việt Nam, những thị trường trên đều có tỷ lệ người hâm mộ MU thấp hơn nhiều. Thương vụ này lại được BIDV phân tích, đánh giá trên nhiều khía cạnh về kinh tế, thương hiệu rất kỹ càng. Mục tiêu về mặt lợi ích kinh tế, chỉ khoảng 3 năm là có thể thu hồi được giá trị thương vụ, 2 năm còn lại là gía trị sinh lời.
"Việc hợp tác có thể tiếp tục được gia hạn trong những năm tiếp theo căn cứ kết quả kinh doanh của giai đoạn 2013-2017", Phó tổng giám đốc Quách Hùng Hiệp nói.
Lệ Chi

http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/tin-tuc/2013/04/manchester-united-bat-tay-ngan-hang-viet/

Thứ tư, 13/3/2013, 06:15 GMT+7

Thẻ ATM in hình sao Hàn

Được tự do lựa chọn hình nền in trên mặt trước thẻ, gia nhập câu lạc bộ, thậm chí tặng ngay tiền triệu cho khách mở mới... là những “chiêu” chào mời khách hàng của nhiều nhà băng hiện nay.
> Phí ATM nội mạng: Ngân hàng lớn thu, nhỏ miễn phí

Hiện nay cộng đồng mạng râm ran với dịch vụ mở thẻ ATM có in hình các FC (fan club). Theo thông tin được một bạn trẻ giới thiệu trên trang facebook, bộ thẻ sẽ gồm thẻ ATM của nhà băng, thẻ ATM FC Running Man VN (in banner lên trên thẻ và có thể sử dụng như 1 thẻ ATM). Mỗi bạn được đăng ký làm tối đa 2 thẻ nữa in hình tùy thích. Bốn thẻ này chung một tài khoản. Chi phí làm thẻ chỉ tốn 50.000 đồng tiền duy trì tài khoản, nếu không muốn sử dụng nữa có thể ra ngân hàng hủy thẻ và nhận lại tiền này.
Những người có thẻ ATM trên được coi là một thành viên chính thức của FC. Thẻ có thể rút tiền được ở các cây của chính nhà băng đó và của các ngân hàng khác hoàn toàn miễn phí.
Cũng theo thông tin giới thiệu của người này, nhà băng liên kết phát hành thẻ này sẽ là đơn vị tài trợ chính cho các hoạt động sau này của FC. Hiện có nhiều FC như FC SUJU13, FC TV5XQ và FC TARA đã làm các thẻ tương tự.
Ngân hàng hút khách mở thẻ ATM bằng chiêu tự do in hình cá nhân lên mặt thẻ. Ảnh: LC
Có thể thấy đây là chiêu mà nhà băng dùng để thu hút khách hàng trẻ tuổi tham gia mở thẻ khá hiệu quả. Bởi trên thực tế, thông tin vừa đăng lên trang mạng đã có hàng trăm bạn trẻ quan tâm và hỏi cách thực hiện mở thẻ.
Ngoài ra, hiện nay một số nhà băng khác cũng cho phép khách hàng có thể in ảnh theo ý muốn (như ảnh cá nhân, gia đình, bạn bè...) lên mặt trước của ATM để tạo phong cách riêng.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Thành Trung, Giám đốc Trung tâm thẻ Ngân hàng SHB cho biết, nhà băng cũng đang triển khai loại thẻ này. Tuy nhiên ông lưu ý, với những hình ảnh thần tượng mà khả năng liên quan đến vấn đề bản quyền sẽ không được in lên thẻ. "Mục đích ra đời loại thẻ trên là để cho khách hàng thích thú hơn trong việc mở thẻ mới, nhưng nếu muốn in ảnh thần tượng thì khách hàng cần chứng minh bản quyền để tránh trường hợp xảy ra kiện tụng", ông Trung khuyến cáo.

Ngoài ra, không ít khách hàng tỏ ra lo ngại về độ bền của những hình ảnh được in trên thẻ. Một độc giả trên diễn đàn lamchame cho biết: "Thẻ ATM được đưa vào máy rất nhiều lần nên sẽ rất dễ bị trầy xước".
Một nick name khác có tên giohoangvu cũng nhận xét, những cái thẻ này chủ yếu sử dụng để "làm cảnh", chứ dùng để rút tiền nhiều sẽ bị xước ảnh, rồi lại xấu, bẩn trông rất khó coi. Thừa nhận khó tránh khỏi việc này nếu dùng nhiều nhưng các ngân hàng phát hành cho biết sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa bằng cách sử dụng công nghệ in ấn tốt.
Song song với những chiêu thức trên, nhiều nhà băng còn tỏ ra khá hào phóng khi sẵn sàng "biếu" tiền triệu trong tài khoản cho những khách mở thẻ mới. Đây cũng là một trong những cách hút khách của các ngân hàng để kích cầu dịch vụ dùng các loại thẻ.
Và mới đây nhất, bên cạnh một số nhà băng lớn cho biết từ ngày 1/3 sẽ thu phí ATM nội mạng thì các ngân hàng nhỏ lại đua nhau đánh tiếng miễn phí toàn bộ các giao dịch ATM cả nội lẫn ngoại mạng để thu hút khách mở thẻ.
Lãnh đạo các nhà băng quy mô nhỏ từng chia sẻ, việc khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt rất quan trọng nên quyết định không thu phí giao dịch ATM như một giá trị cộng thêm để thu hút khách hàng.
Trong những năm qua, thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, hệ thống ngân hàng phát triển công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt và đạt được những kết quả khả quan, trong đó hệ thống ATM có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng máy ATM, POS, thẻ ATM...
Đến cuối năm 2012, toàn hệ thống có 47 ngân hàng thương mại tham gia phát hành thẻ với hơn 54,2 triệu thẻ thanh toán các loại. Số lượng máy ATM trên phạm vi cả nước đạt hơn 14.200 máy. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thẻ ảo cũng đang là vấn đề đáng quan tâm. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước từng khuyến cáo, việc phát triển mạnh về số lượng thẻ ATM cũng tốt nhưng quan trọng hơn, các nhà băng nên chú trọng vào chất lượng dịch vụ thẻ để giảm tình trạng thẻ ảo quá cao.

Thừa nhận thực tế này, lãnh đạo SHB cho biết, sau khi nhận sáp nhập Habubank, nhà băng hiện có khoảng hơn 400.000 thẻ ghi nợ nội địa. "Tuy nhiên, tính ra lượng khách hàng "active" (còn hoạt động) chỉ chiếm hơn một nửa", ông nói.
Lệ Chi - Thanh Lan

http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/tin-tuc/thanh-toan-dien-tu/2013/03/the-atm-in-hinh-sao-han/
 


 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten