woensdag 24 april 2013

Boston : chính quyền Nga không tin vào mối liên hệ với vùng Kavkaz

Boston : chính quyền Nga không tin vào mối liên hệ với vùng Kavkaz
Tiến triển điều tra vụ đánh bom khủng bố tại Boston vẫn được các báo Pháp Le Monde, Le Figaro và Libération tiếp tục đưa tin. Nghi phạm thứ hai bắt đầu hồi tỉnh và trả lời câu hỏi của các nhà điều tra FBI bằng giấy bút, do bị thương nặng ở cổ họng và lưỡi.
Báo Le Monde trong bài viết đề tựa « Điểm tối ở Nga trong hành trình của kẻ khủng bố Tamerlan Tsarnaev » tập trung xoáy vào những điểm chưa rõ về quá khứ của nghi phạm trong chuyến đi Cộng hòa Daghestan vào năm 2012.
Một loạt các nghi vấn hiện vẫn chưa có lời giải đáp. Làm thế nào mà FBI có thể bỏ sót những thông tin về nghi phạm, trong khi mà vào năm 2011, cơ quan an ninh của Nga đã đề nghị Cục Điều tra liên bang Mỹ làm sáng tỏ về trường hợp Tamerlan, trước nhiều thông tin cho rằng nhân vật này có liên can đến các phần tử Hồi giáo cực đoan ? Làm thế nào giải thích chuyện Tamerlan có thể vào Nga năm 2012 mà không bị chính quyền tra hỏi ? Tại sao tên này lại ở Daghestan lâu đến như vậy ? Tamerlan có thể đã gặp ai ở đó ?
Về phần mình, báo Libération cũng đặt ra một loạt các nghi vấn nhằm tìm hiểu rõ lý lịch của hai nghi phạm và động cơ hành động đánh bom. Tuy nhiên, theo hai tổng biên tập viên các trang mạng tại Nga thì FBI nên từ bỏ hướng điều tra có liên quan đến phiến quân Kavkaz.
Theo ông Andrei Soldatov, tổng biên tập trang mạng agentura.ru, quân nổi dậy Hồi giáo Bắc Kavka cũng chẳng có lợi ích gì khi tấn công khủng bố Hoa Kỳ. Đối với họ, nước Nga mới là kẻ thù chính. « Không những Nga phải chịu trách nhiệm cho hành động xâm lược vùng Kavkaz, mà còn cho những tội ác tày đình chống lại cộng đồng người Hồi giáo », theo như tuyên bố của thủ lĩnh nhóm ly khai đăng trên trang mạng kavkazcenter.com.
Như vậy tại sao hai anh em Tsarnaev lại có những hành động cực đoan hóa như vậy, trong khi họ có vẻ hội nhập tốt trong xã hội Mỹ ? Ông Grigori Chvedov, tổng biên tập tờ trang mạng tham khảo Kavkaz giải thích rằng có lẽ quá khứ lịch sử nặng nề mà dân tộc Kavkaz gánh chịu gần thế kỷ nay đã đẩy những thanh niên trẻ Kavkaz đi theo Hồi giáo cực đoan. Rất có thể là chính các bậc cha anh của họ luôn nhắc hai anh em, những kẻ bị cho là đã mất gốc, nhớ lại rằng chính Staline đã đẩy dân tộc Tchetchenia phải từ bỏ đất nước đến sống vùng Trung Á vào năm 1944. Rằng hai cuộc chiến tàn khốc năm 1994 và năm 2000 lại lần nữa khiến hàng ngàn người dân phải bỏ nước.
Dù sao đi chăng nữa, cha mẹ của hai nghi phạm vẫn một mực không tin rằng con họ là thủ phạm chính vụ khủng bố Boston. Theo họ, phải có kẻ đứng sau lưng giật dây. Họ kể rằng trong suốt 6 tháng ở Daghestan với gia đình, Tamerlan thứ sáu nào cũng đến đền thờ Hồi giáo.
Sau cùng, như báo Le Monde, Libération cũng đề cập đến thái độ mập mờ của cơ quan tình báo Nga FSB. Những ngày gần đây, phía Nga phải nhiều lần lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt đồn thổi và nghi ngờ có sự « thao túng của cơ quan tình báo Nga ».
Tuy nhiên, theo ông Andrei Soldatov, giả thuyết này có phần không thuyết phục. « Nga rút được ích lợi gì khi muốn kéo sự chú ý người Mỹ về phía phiến quân Bắc Kavkaz ? Hoa Kỳ chưa bao giờ đặt vấn đề về chính sách của Nga trong khu vực ? ».
Tờ báo nhắc lại rằng, vào năm 2011, FSB đã từng đề nghị FBI điều tra về Tamerlan do nghi ngờ tên này có quan hệ với các nhân vật Hồi giáo cực đoan. Sau khi điều tra, FBI cho biết là không tìm thấy bằng chứng Tamerlan có hoạt động đáng ngờ. Ngược lại, FBI đã đề nghị các đồng nghiệp Nga cung cấp thêm các thông tin bổ sung nhưng không bao giờ nhận được phản hồi. Thậm chí là FSB còn gạt Tamerlan ra khỏi tầm ngắm, đến mức không có đến chút thông tin nào về suốt chuyến đi Nga của nghi phạm này.
Nhưng dù sao đi nữa, sự thật có lẽ sẽ không nằm ở Kavkaz. Đối với ông Soldatov, « các nhà điều tra FBI tốt hơn hết nên tập trung tìm hiểu xuất xứ tín hiệu báo trước, nguồn gốc chất gây nổ và phương cách sản xuất ». 

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130423-cac-nha-dau-tu-dat-cuoc-nhieu-vao-Indonesia

Vụ nổ Boston: FBI phải giải trình


Cập nhật: 02:28 GMT - thứ tư, 24 tháng 4, 2013

Hai anh em nhà Tsarnaev trước khi vụ nổ xảy ra
FBI đã có thông tin rằng Tarmelan là một phần tử Hồi giáo cực đoan
Các quan chức an ninh Mỹ đã đối mặt với các câu hỏi ở Quốc hội về việc liệu họ có xử lý không đúng các thông tin mà họ đã có được về nghi phạm đánh bom Boston Tamerlan Tsarnaev hay không
Các quan chức FBI phải giải thích trước Ủy ban Tình báo của Thượng viện trong một phiên điều trần khép kín sau khi bị một số nghị sỹ cáo buộc là đã không làm được gì khi được phía Nga nêu quan ngại về Tsarnaev.
Y từng được thẩm vấn hồi năm 2011. Khi đó y nói rằng y có quan điểm Hồi giáo cực đoan.
Trong khi đó, bệnh viện Beth Israel Deaconess đã thông báo vào trưa thứ Ba ngày 23/4 rằng tình trạng của Dzhokhar Tsarnaev, em trai của Tamerlan và là đồng nghi phạm với y trong vụ nổ Boston, đã tiến triển từ ‘nguy kịch’ sang ‘tạm ổn’.

Tự mình hành động

Các quan chức giấu tên đã tiết lộ với truyền thông Mỹ rằng nghi phạm 19 tuổi này đã khai rằng hắn cùng anh trai tự mình lên kế hoạch vụ tấn công mà không có chiến binh Hồi giáo nước ngoài nào giúp đỡ.
Các quan chức này cho biết hắn viết câu trả lời từ trên giường bệnh trong phiên thẩm vấn. Dựa trên những gì hắn trả lời, các nhà điều tra tin rằng hai anh em này bị kích động bởi tư tưởng thánh chiến và chúng đã học cách chế bom qua Internet.
Tuy nhiên, các nguồn tin ẩn danh này cũng cho biết đây mới là cuộc thẩm vấn ban đầu và rằng họ cần phải kiểm chứng các câu trả lời của Dzhokhar.
Trong khi đó, luật sư của Katherine Russell, góa phụ 26 tuổi của Tamerlan Tsarnaev, cho biết luật sư của ông đang làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ nhà chức trách.
“Cô ấy đang cố gắng chấp nhận thực tế,” luật sư cho biết trong một thông cáo hôm 23/4 nhưng không nói rõ có phải Russell đang bị các nhà điều tra thẩm vấn hay không.
“Tin tức về sự liên quan của chồng và em chồng trong vụ tấn công khủng bố là một cú sốc khủng khiếp đối với cô ấy,” thông cáo nói thêm.
Các nghị sỹ Mỹ muốn biết tại sao FBI không làm gì nữa sau khi Tamerlan Tsarnaev đã bị thẩm vấn hồi năm 2011 theo yêu cầu của Chính phủ Nga.
Tưởng niệm các nhạn nhân ở Boston
Vụ nổ Boston là vụ khủng bố lớn nhất ở Mỹ kể từ ngày 11/9 năm 2001
Thượng nghị sỹ Dân chủ Dianne Feinstein, Chủ tịch Ủy ban Tình báo của Thượng viện, cho biết bà và các đồng sự trong Ủy ban cần phải ‘hiểu cho rõ vấn đề’ trong cuộc điều trần với FBI vào tối muộn ngày 23/4.
Sau đó kết quả sẽ được thông báo lại với toàn thể Thượng viện nội trong tuần này.

Tên bị ghi sai

FBI cũng đã tự biện hộ rằng họ đã kiểm tra nghi phạm nhưng không tìm thấy bằng chứng nào về hoạt động khủng bố, họ cho biết trong một thông cáo đưa ra hôm thứ Sáu ngày 19/4.
Yêu cầu của FBI gửi cho Nga hỏi thêm thông tin về nghi phạm để có cơ sở kiểm tra gắt gao hơn đã không được trả lời, trong khi các cuộc phỏng vấn giữa các các quan chức tình báo với Tsarnaev và gia đình hắn ta không cho thấy có điều gì đáng nghi.
Tuy nhiên Thượng nghị sỹ Lindsey Graham của Đảng Cộng hòa đặt vấn đề tại sao FBI không xem Tsarnaev là mối đe dọa tiềm tàng dựa trên mối liên hệ của y với các trang web cực đoan.
Ông kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với Nga và điều chỉnh luật riêng tư để có thể theo dõi chặt chẽ hơn các hoạt động trên mạng của các nghi phạm.
Thượng nghị sỹ Graham cho biết chính quyền Mỹ không hề biết việc Tsarnaev đã đi Nga hồi năm 2012 bởi vì tên hắn ta được ghi không đúng trên các giấy tờ.
Hắn đã ở Dagestan một nước cộng hòa khác thuộc Nga có đa số dân theo Hồi giáo nằm cạnh bên Chechnya, quê hương của hắn. Trong chuyến đi này, có thông tin rằng hắn đã về Chechnya trong hai ngày.


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten