dinsdag 23 april 2013

Bạo loạn lan rộng ở Miến Điện

Bạo loạn lan rộng ở Miến Điện


Cập nhật: 16:24 GMT - thứ hai, 25 tháng 3, 2013


Làn sóng bạo lực đã lan ra các thị trấn khác bên ngoài Meiktila
Các đền thờ Hồi giáo và các ngôi nhà đã bị lục soát tại miền trung Miến Điện, đó là diễn biến mới nhất trong hàng loạt các sự kiện xảy ra sau cuộc bùng phát bạo lực về xung đột phe nhóm ở thị trấn Meiktila.
Tin cho hay chừng 300 người đã tấn công một đền thờ Hồi giáo và phá hủy các cửa hàng, nhà cửa của người Hồi giáo tại thị trấn Oh The Kone, nằm các Rangoon chừng 50km.
Sự việc xảy ra sau khi có thêm binh lính tiến vào Meiktila, nơi có ít nhất 30 người được cho là thiệt mạng kể từ hôm thứ Tư.
Bạo lực bùng nổ sau cuộc tranh cãi giữa các tín đồ Phật giáo và tín đồ Hồi giáo.
Ngoài Oh The Kone, tin tức nói một đền thờ Hồi giáo đã bị phóng hỏa tại thị trấn Tatkone, cách Meiktila 80km trong dịp cuối tuần.
Một đền thờ khác và 50 ngồi nhà cũng bị phóng hỏa ở thị trấn Yamenthin gần đó.
Hiện chưa rõ ai đứng đằng sau vụ bạo lực này. Cho đến nay cũng chưa có tin tức thương vong tại các thị trấn đó.
Được biết tình trạng bạo lực tại Meiktila đã khiến ít nhất 9.000 người dân phải bỏ chạy.
Một nhà lập pháp địa phương nói với Ban Tiếng Miến BBC hôm thứ Sáu rằng một lượng lớn, đa phần là các Phật tử, bị cáo buộc là có liên quan vào vụ bạo lực và đã bị cảnh sát bắt giữ.
Tổng thống Thein Sein, lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyu và Chủ tịch Hạ viện hôm Chủ Nhật đã ra tuyên bố chung về đợt xung đột bạo lực giữa các cộng đồng tôn giáo.
Tuyên bố chung kêu gọi hãy vãn hồi pháp luật tại Meiktila, hàng ngàn người đang phải ly tán hãy trở về nhà, và cần tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận về các ngăn chặn các cuộc bạo động tương tự ở nước này.
Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tại Miến Điện, Vijay Nambiar, đã tới thăm các dân làng phải trốn chạy cuộc xung đột hôm Chủ Nhật.
Các lãnh đạo tôn giáo của bên theo đạo Phật và bên theo đạo Hồi cũng đã lên tiếng hôm Chủ Nhật, thúc giục mọi người tôn trọng pháp luật và sống hòa hợp trong cộng đồng.


Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/03/130325_burma_violence_continues.shtml

Nhiều người chết do bạo lực ở Miến Điện


Cập nhật: 19:36 GMT - thứ năm, 25 tháng 10, 2012


Các cuộc đụng độ khiến nhiều người phải đi chạy loạn
Ít nhất 56 người thiệt mạng và hàng trăm ngôi nhà bị phóng hỏa kể từ hôm Chủ nhật tới nay, trong lúc các cuộc đụng độ lan ra khắp tiểu bang Rakhine của Miến Điện, giới chức nói.
Một số đã bị giết chết hồi đêm do bạo lực nổ ra bất chấp lệnh giới nghiêm ban đêm tại ít nhất hai thị trấn.
Các cuộc đụng độ mới nhất là loạt bùng phát bạo lực nghiêm trọng đầu tiên kể từ tháng Sáu, khi tình trạng khẩn cấp được tuyên bố tại Rakhine sau khi có 90 người bị giết chết.
Tuy nhiên tình hình vẫn rất căng thẳng giữa các nhóm người Phật giáo và Hồi giáo tại Rakhine.
Hiện chưa rõ điều gì đã làm nổ ra các vụ đụng độ mới nhất. Người Phật giáo và người Hồi giáo tại Rakhine đổ lỗi cho nhau về tình trạng bạo lực.
Các cuộc đụng độ nổ ra ở thị trấn Ratha Taung đêm khuya hôm qua nhưng sau lan sang thị trấn Taw Kyauk, nơi các lực lượng an ninh đã nổ súng, tin tức cho hay.
Phát ngôn viên bang Rakhine Win Myaing nói với Ban BBC Tiếng Miến hôm thứ Năm rằng tổng số người chết kể từ khi bạo lực lại bùng lên hôm Chủ Nhật đã lên tới 56 người.
Hơn 1.000 ngôi nhà đã bị phóng hỏa kể từ đó và cảnh sát đã triển khai quân tiếp viện tại các thị trấn Min Bya và Mrauk Oo, nơi hiện đang áp lệnh giới nghiêm.
Vụ một nữ Phật tử bị ba người Hồi giáo hãm hiếp và giết hồi tháng Năm đã khơi mào cho tình trạng bất ổn ban đầu.
Một đám đông hung hãn sau đó giết chết 10 người Hồi giáo để trả đũa, mặc dù các nạn nhân không liên quan gì tới vụ việc trước đó, và bạo lực từ đó đã leo thang.
Trong tháng Sáu, khoảng 90 người bị giết chết khi các cuộc đụng độ lan ra toàn tiểu bang.
Nhà cửa của cả người theo đạo Phật lẫn theo đạo Hồi đều bị đốt phá và hàng ngàn người đã bỏ chạy. Tình trạng bạo lực khiến người Hồi giáo trên khắp Miến Điện đã bỏ các kế hoạch kỷ niệm hội Eid al-Adha.
Nhóm sắc tộc Rakhine, chiến đa số dân ở bang này, và người Hồi giáo, với đa số là người Rohingya, đã căng thẳng với nhau từ lâu.
Giới chức Miến Điện coi người Rohingya là dân nhập cư bất hợp pháp và các phóng viên nói rằng dân chúng tỏ ra công khai thù địch họ.
Hồi tháng Tám, Miến Điện đã thành lập một ủy ban nhằm điều tra tình trạng bạo lực giữa những người theo Phật giáo và người Hồi giáo ở phía tây đất nước.
Giới chức trước đó đã từ chối một cuộc điều tra do Liên Hợp Quốc dẫn đầu.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/10/121025_burma_clases.shtml

Miến Điện ra án tù nặng sau bạo loạn


Cập nhật: 14:33 GMT - thứ sáu, 12 tháng 4, 2013

Tình trạng bạo lực khiến thị trấn Meiktila trở nên tan hoang
Một tòa án tại Miến Điện đã kết án ba người Hồi giáo tổng cộng 14 năm tù về vai trò của họ trong vụ bạo loạn giữa các nhóm cộng đồng, khiến hơn 40 người thiệt mạng.
Chủ tiệm vàng, người vợ của ông, cùng một người làm công hôm thứ Năm đã bị buộc tội trộm cắp và hành hung, tin tức cho hay.
Cuộc tranh cãi tại tiệm vàng ở Meiktila bị cho là ngòi nổ dẫn tới các cuộc đụng độ chết người giữa các cộng đồng người Hồi giáo và Phật giáo ở Miến Điện.
Tình trạng bạo lực đã lan ra các thị trấn khác, khiến cho giới chức phải áp lệnh giới nghiêm.
Hơn 12 ngàn người Hồi giáo đã phải ly tán nhà cửa kể từ khi các cuộc đụng độ bắt đầu nổ ra hôm 20/3.
Toàn bộ khu dân cư của người Hồi giáo đã bị phá hủy.
Cuộc tranh cãi tại tiệm vàng được cho là bắt đầu từ một chiếc cặp vàng gài tóc.
Ẩu đả nổ ra, và người ta cho rằng chủ tiệm đã đánh vào đầu một khách hàng là Phật tử.
Sau đó đã có một vụ tấn công nhắm vào một nhà sư, người sau đó đã chết trong bệnh viện thị trấn.
Tin tức về các vụ này đã thổi bùng lên làn sóng bạo lực cộng đồng dai dẳng, và giới chức đã phải ban bố Bấm tình trạng khẩn cấp ở Meiktila và ba thị trấn khác.
Cơ quan công tố nói họ đang làm hồ sơ về một số vụ, liên quan tới hàng chục người bị cho là có dính dáng tới vụ bạo động, gồm cả người Hồi giáo và Phật giáo, hãng tin AP tường thuật.
Hồi tháng trước, Tổng thống Thein Sein cảnh báo rằng chính quyền có thể dùng vũ lực nếu cần để chặn "những kẻ cơ hội chính trị và những kẻ cực đoan tôn giáo" kích động thù hằn giữa nhóm tôn giáo.


Thêm về tin này

Geen opmerkingen:

Een reactie posten