zondag 21 april 2013

Bao giờ mới hết thu hồi đất một cách tùy tiện?

Bao giờ mới hết thu hồi đất một cách tùy tiện?

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-04-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

vu-ban-305
Người dân Vụ Bản dựng lều, căng cờ, biểu ngữ để giữ ruộng hôm 06/05/2012.
File photo



Phân loại dự án kinh tế để thu hồi đất là đề tài đưa ra trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, được báo chí trong nước tường thuật qua những nhận định và phát biểu khá là phức tạp của các đại biểu trong Ủy ban Kinh tế cũng như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường hôm thứ Tư vừa qua.

Không làm theo lòng dân

Đề cập đến vấn đề phân loại dự án kinh tế để thu hồi đất trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Minh Quang, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, nói rằng cơ quan soạn thảo đã xin tiếp thu và chỉnh lý vào dự thảo luật theo hướng rà soát để chuyển các dự án kinh tế xã hội, mà trong đó có lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng, vào nhóm các dự án được nhà nước thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Mặt khác, ông Nguyễn Minh Quang nói tiếp, để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, việc thu hồi đất cho các dự án này phải tuân thủ cơ chế là được quốc hội và thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, được hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
Trong khi đó, theo Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, không thể bỏ việc thu hồi đất vì mục đích kinh tế - xã hội song phải qui định cụ thể các truờng hợp được thu hồi.
Thực tế ở Việt Nam, nói đến thu hồi đất mặc nhiên người dân nghĩ ngay đến Luật Đất Đai hiện hành, đến một thành phần không thể chối bỏ là hàng vạn dân oan từ thành đến tỉnh ngày ngày kéo đi khiếu kiện đòi đất đòi bồi thường thỏa đáng trước ủy ban nhân dân phường, tỉnh hoặc trước nhà tiếp dân của chính phủ.
Quốc hội này là của đảng chứ đâu phải của dân, có bao giờ đại biểu quốc hội nào đứng ra bênh vực dân đâu?
-Ô. Hồ Ngọc Nhuận
Nói đến thu hồi đất người ta cũng liên tưởng đến những Thái Hà, Dương Nội, Cồn Dầu, Bắc Giang, Dak Nông, và nổi bật nhất là sự kiện Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Hải Phòng.
Chính vì thế đề tài được bàn ở quốc hội, phân loại dự án kinh tế để thu hồi đất, là điều xa lạ, tối nghĩa và rối rắm đối với người dân đã, đang và có thể sắp bị mất đất vào những công trình những qui hoạch của nhà nước.
Đó là nhận định của ông Hồ Ngọc Nhuận, cựu dân biểu trước 75, hiện là phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.
Đứng về phía những người dân chỉ muốn có câu trả lời là liệu đơn khiếu kiện của mình có được giải quyết không, nguyện vọng của mình có được đáp ứng không, ông Hồ Ngọc Nhuận phát biểu:
“Quốc hội này là của đảng chứ đâu phải của dân, có bao giờ đại biểu quốc hội nào đứng ra bênh vực dân đâu? Không có bất cứ trường hợp nào người dân bị oan ức cái chuyện gì mà có thể biết ông đại biểu bà đại biểu ở đâu mà có công an lại thôi. Cái này không làm theo lòng dân, không cần dân biết, không cần dân hiểu, chỉ làm theo ý đảng thôi, mà đảng dứt khoát không có chịu trả cho nên kiếm cớ nói đủ thứ lòng vòng để không ai hiểu gì hết.”
a7y-250.jpg
Căn nhà 2 tầng của anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng bị lực lượng cưỡng chế san bằng hôm 05/1/2012. File photo.

Về báo cáo tổng hợp, cơ quan soạn thảo mà ông bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Nguyễn Minh Quang nhắc tới, đề ra hai phương án một là giữ nguyên như dự thảo và hai là nhà nước không thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội quan trọng có tính cách phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thì đưa vào các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc gia, lợi ích công cộng. Vẫn ý kiến của ủy viên trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, ông Hồ Ngọc Nhuận:
“Tôi nói tôi còn không hiểu làm sao tôi đi giải thích? Tôi chỉ hiểu duy nhất là họ không muốn trả cho nên bàn tới bàn lui vậy thôi, mà từ xưa cho tới nay cho tới không biết bao lâu nữa thì tui cũng hiểu vậy đó, họ không muốn trả thế thôi. Rồi lại cái ông nào đó nói làm đúng theo tinh thần nghị quyết vậy là ổng làm theo nghị quyết của đảng chứ ổng đâu có làm theo lòng dân. Tôi không bao giờ tin, chính tôi còn không hiểu nữa làm sao mà ai hiểu?”
Theo ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế trong quốc hội, thì ủy ban thiên về phương án giữ nguyên như dự thảo luật qui định thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội.

Nên công nhận đa sở hữu

Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc thành phố Hồ Chí Minh, phân tích vấn đề cơ bản nhất của việc thu hồi đất là trước hết hãy bãi bỏ cái gọi là sở hữu toàn dân về ruộng đất và hãy công nhận cái đa sở hữu, trong đó có sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, rồi hãy bàn đến chuyện phân loại kinh tế để thu hồi đất sau:
“Nếu quan niệm như vậy là anh chỉ cần khi nhà nước vì lý do an ninh quốc phòng thì anh trưng thu hoặc trưng mua. Nếu lý do chiến tranh thì anh có thể trưng dụng. Nhưng mà trong thời bình thì dù cái dự án là an ninh quốc phòng thì anh trưng thu trưng mua.
Còn riêng dự án kinh tế, đã nói kinh tế là tính đúng tính đủ, và phải bồi thường người ta bằng cơ sở giá thị trường và thuận mua vừa bán. Không thể nào nói dự án kinh tế là anh duyệt rồi thu hồi đất thì như vậy không được.
Còn những dự án về phúc lợi xã hội, ví dụ xây cầu đường này nọ, buộc lòng người dân phải di chuyển đi trong tình hình như vậy thì cũng phải bồi thường theo giá thị trường.”
Nêu một thí dụ thực tế mà ông biết hồi thời gian mở đường Lê Thánh Tôn, luật gia Lê Hiếu Đằng dẫn chứng có một ông giáo viên nói một câu mà ông cảm thấy thấm thía là vì xã hội mà phải đi nhưng xã hội đây là đại diện nhà nước thì cũng phải hiểu rằng khi đi, ngoài cái thiệt hại hữu hình thì còn những thiệt hại vô hình về môi trường sống, về trường học, về thói quen, về quan hệ hàng xóm láng giềng... Những cái mất đó là những thiệt hại vô hình rất quan trọng.
Bây giờ dân nghĩ là đất đai của người ta do cha ông tổ tiên để lại thì tại sao không công nhận quyền sở hữu đất đai.
-Ô. Lê Hiếu Đằng
“Thành ra ông đặt vấn đề rất đúng, tức là anh muốn vì xã hội anh thu hồi đất nhưng mà xã hội đây là đại diện nhà nước anh cũng phải tính đến người dân. Đo đó, theo tôi, nếu cứ để thu hồi đất vì mục tiêu kinh tế xã hội, thì mặc dầu anh có nói câu là thẩm định những dự án quan trọng, nhưng mà đó là chỗ hở để nhà nước và các cấp chính quyền có thể thu hồi đất của dân bằng bất cứ giá nào. Bởi thế nào là thẩm định cái nào là dự án quan trọng? Mà đã nói đưa vào luật đưa vào hiến pháp thì phải đưa vào cho nó rõ ràng, đưa vào hiến pháp là phải công nhận đa sở hữu trong đó có sở hữu tư nhân.
Trên cơ sở nền tảng đó thì những gì mà khi nhà nước cần thiết, vì công trình công cộng, vì chiến tranh hay quốc phòng thì anh phải đưa đến cơ quan có thẩm quyền thí dụ quốc hội hay tòa án nhân dân tối cao xác nhận thì mới được. Chứ còn nói cái kiểu đó rất là tùy tiện, sẽ vẫn diễn ra cái tình trạng dân oan đi khiếu kiện đất và những vụ án Đoàn Văn Vươn vẫn sẽ tiếp tục xảy ra.”
Được hỏi ông nghĩ thế nào về nhận định của ông Nguyễn Văn Giàu, chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế trong quốc hội, rằng việc qui định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, là thể chế hóa đúng tinh thần của nghị quyết trung ương 19, ông Lê Hiếu Đằng cho rằng phát biểu này không gần với người dân:
“Mấy ông tránh né một vấn đề rất lớn, kể cả quốc hội. Quốc hội phải sát với dân. Bây giờ dân nghĩ là đất đai của người ta do cha ông tổ tiên để lại thì tại sao không công nhận quyền sở hữu đất đai. Tại sao ở thành phố, ở các đô thị lớn thì công nhận sở hữu của những công thương kỹ nghệ gia, còn ở nông thôn phương tiện sản xuất vốn là đất đai của người dân thì tại sao không công nhận? Đó là một sự bất công rất ghê gớm.
Thành ra phải công nhận, phải nhìn thẳng vào sự thật chứ còn tranh luận là công trình công cộng hay là công trình quốc phòng cũng chỉ là một cách tránh né.”
Tranh luận một cách vòng vo tránh né như vậy trên quốc hội, luật gia Lê Hiếu Đằng tái khẳng định, là vẫn tạo kẽ hở cho chính phủ các cấp tiếp tục thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, còn nguyện vọng của người dân mất đất không biết đến bao giờ mới được giải quyết.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/classification-proj-to-recover-lands-tt-04192013161438.html

Đi khiếu kiện phải đặt tiền cọc

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

000_Hkg4836083-305.jpg
Hàng trăm người dân Hưng Yên tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội hôm 27-4-2011, phản đối chính quyền trưng thu đất đai xây dựng khu đô thị Ecopark. Ảnh mang tính minh họa.
AFP PHOTO/Ian Timberlake



Tại cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội tuần qua, nhằm thảo luận dự luật về việc tiếp công dân, đại biểu quốc hội Phan Xuân Dũng đề nghị là cần có qui định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền cược khi nộp đơn kiện.

Thua thì coi như mất

Đó là cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội về dự thảo Luật Tiếp Công Dân hôm thứ Ba tuần trước. Báo chí trong nước trích dẫn lời chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong cuộc thảo luận là hiệu quả việc tiếp dân, biểu hiện qua các kiến nghị, khiếu nại và tố cáo, có được giải quyết thuận lòng dân không.
Ông Nguyễn Sinh Hùng hỏi rồi tự trả lời là chưa đạt yêu cầu, cơ quan soạn thảo và thẩm tra đều chưa trả lời được rằng sau khi có luật thì sẽ tạo những biến chuyển gì mới.
Trong khi đó, nêu ý kiến cần có qui định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền đặt cược là ông Phan Xuân Dũng, phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường, nói rằng thua thì coi như mất tiền cọc, kiện đúng thì tiền cọc được nhà nước hoàn trả.
Vòng thảo luận về Dự Luật Tiếp Công Dân diễn ra vào khi Việt Nam, từ nhiều năm nay, đối diện với hàng chục ngàn vụ khiếu kiện đủ loại từ thành đến tỉnh, trong đó đa số là những đơn khiếu kiện và đòi bồi thường đất đai bị chiếm cứ một cách oan sai trên khắp cả nước.

Tiền ăn còn không có

Họ là những ngưòi thấp cổ bé miệng, tiền ăn còn không có lấy đâu ra tiền cược khi đi khiếu kiện. Từ Hà Nội, nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn, thường giúp đỡ dân oan ra thủ đô thưa kiện trước Nhà Tiếp Dân của chính phủ, khẳng định như vậy:
“Tôi có đọc trên tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ, đăng tin một đại biểu trong Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, phát biểu là đi khiếu kiện phải đặt tiền cọc nhưng nếu anh thua kiện thì anh mất số tiền đó.
Mục đích của họ là tìm cách hạn chế người dân khiếu kiện, hạn chế những vụ khiếu kiện tập thể, khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện ở khắp các địa phương, đang nở rộ như hoa mùa xuân ở trong nước.”
vietnamexodus.org-1-250.jpg
Một cảnh khiếu kiện đất đai thường thấy của người dân. Photo courtesy of vietnamexodus.org
Ông nói biện pháp này không tưởng và không thể thực hiện được vì thiếu tính thực tế và tính công bằng:
“Đồng bào dân oan mất đất mất nhà do chính sách cưỡng đoạt đất đai và đền bù không thỏa đáng, mang tính chất như cướp bóc của dân, muốn hạn chế dân oan và vấn nạn khiếu kiện phải là xem xét lại toàn bộ chính sách về Luật Đất Đai hãy còn nhiều bất cập, thiếu tính chất phục vụ tôn trọng người dân. Vấn đề nguồn gốc là chỗ đó.
Không phải bây giờ ép dân đặt tiền cọc rồi mới cho họ khiếu kiện. Phần lớn dân oan bị áp bức phải đi đến khiếu kiện lâu năm, và đã khánh kiệt không còn tài sản tiền bạc thì lấy đâu ra mà tiền đặt cọc. Đây là ý kiến cá nhân của một nhà đại biểu quốc hội, mà nếu như có được thông qua chăng nữa cũng sẽ vấp phải làn sóng phản đối dữ dội của nhân dân và dân oan nói chung, và của giới trí thức và những người đấu tranh như chúng tôi.”
Cựu giáo viên Lê Hiền Đức, cũng thường xuyên sát cánh bên dân oan khắp nơi ra Hà Nội khiếu kiện, nhận định:
“Chưa biết mặt mũi ông này ra sao, chỉ đọc trên mạng thông tin khiếu kiện phải đặt cược, đúng trả lại tiền, sai mất tiền, nói thật tôi hơi buồn cười mà vừa tức ở chỗ là bây giờ người ta mất đất mất nhà mất ruộng người ta làm gì còn của cải nữa. Người ta phải đi hàng ngàn cây số, thí dụ dân tộc thiểu số từ Dak Nông ra đây, rồi Tây Ninh, Đồng Nai. Hàng trăm con người lang thang rét mướt đầu đường xó chợ ... Người ta làm gì có tiền nữa.
Đề nghị đặt cược này là cái trò đặt ra để ngăn cản người dân bớt đi khiếu kiện. Nào, có đi khiếu nữa không, kiện nữa không đi là mất tiền, cược thì lấy đâu ra tiền. Gọi là thách đố nhân dân đấy, một cách kiềm bớt việc đi đòi quyền sống của dân.”

Bịt miệng dân

Một dân oan ở Ki Yút, Dak Nông, bà Hồng Loan, gia đình liệt sĩ, đi khiếu niện mấy năm nay tại Hà Nội mà cứ bị xua đuổi về địa phương, phát biểu rằng đây chẳng qua là hù dọa để dân oan đừng đi khiếu kiện nữa:
“Bọn em toàn hết nhà hết cửa còn gì mà đặt cọc. Bây giờ còn nhiều gia đình bị bắt tù tội bị đánh đập làm sao đào đâu ra tiền mà đặt cọc. Chẳng qua họ đe dọa mình tiền đặt cọc cho mình chết. Nhưng không có tiền mình vẫn phải kiếm cách tạo điều kiện để đòi lại quyền lợi của mình chứ. Họ nói gì kệ họ, mình kiện là mình cứ kiện.”
Ép dân thôi, biết dân hay đi kiện lấy đâu ra tiền mà đặt cọc, bịt mồm dân thôi, làm vậy cho dân khỏi đi.
Ông Thậm
Còn theo ông Thậm, dân oan tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, không bảo thì ai cũng hiểu qui định mà ông Phan Xuân Dũng đề nghị chỉ là cách nói ép dân cho sướng miệng quan:
“Ép dân thôi, biết dân hay đi kiện lấy đâu ra tiền mà đặt cọc, bịt mồm dân thôi, làm vậy cho dân khỏi đi. Ví dụ dân bọn tôi không tiền, muốn kiện thì vay mượn mà kiện ra đến đấy rồi thì đừng nói hai ba triệu, phải từ dăm bảy triệu trở lên chứ không dưới được. Mà rồi chờ được cái đồng tiền mình kiện theo như kiểu ... kiện củ khoai thì cũng chả được cái gì, chả có hy vọng làm được gì."
Được hỏi tại sao lại không hy vọng rằng biết đâu đề nghị đặt cược giả sử được đưa vào Luật Tiếp Công Dân rồi thì sẽ có biến chuyển mới như báo chí nói, nghĩa là đơn từ của dân được cứu xét nghiêm túc hơn. Ông Thậm trả lời ông không tin là vì:
“Thì anh này bọc anh kia, anh to bao phủ anh nhỏ, cứ vậy hóa ra mình là dân mình chỉ có chết thôi chứ chả làm được gì.”

Điên hay ngu

phan-xuan-dung-250.jpg
Đại biểu quốc hội Phan Xuân Dũng (ngoài cùng phải). Photo courtesy of Báo điện tử Ninh Thuận.
Cũng may đề nghị tiền đặt cọc khi nộp đơn khiếu kiện chỉ là ý kiến cá nhân của ông phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ Và Môi Trường Phan Xuân Dũng trong quốc hội. Đó là nhận định của luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh:
“Trước hết có lẽ ông đó ông điên. Đại biểu quốc hội mà phát biểu ngược luật pháp như vậy tôi cho là không còn xứng đáng. Quyền khiếu nại là quyền của công dân. Trên thế giới có nước nào đi kiện mà phải đóng tiền cọc?
Theo tôi ông đó coi thường dân, coi thường mọi người, như vậy htì cách chức ông được rồi. Suy nghĩ như vậy mà có quyền hành trong tay thì sẽ xử lý như thế nào.”

Trong những qui định về quản lý đất đai ở Việt Nam, một trong những lý do khiếu kiện của dân, luật gia Lê Hiếu Đằng phân tích, mà hiện nay nhiều đóng góp về sửa đổi hiến pháp gần như 100% đều muốn phải xác định rõ sở hữu tư nhân về đất đai:
“Như vậy, một người có trách nhiệm trong quốc hội mà đề xuất như thế lại càng tệ hơn nữa, rõ ràng ông này hoặc điên hơạc dốt hoặc là coi thường dân. Ông đâu có đứng về phía dân, kiểu đó là muốn tước quyền khiếu nại của dân.”
Nếu phải nộp tiền cược theo tỷ lệ của cải tài sản mình đang đi kiện luật gia Lê Hiếu Đằng nhận định tiếp, thì tiền đâu mà đóng cho xuể. Qui định đó, ông nói, nếu thành hình chẳng những vi phạm quyền và lợi ích của người dân đi khiếu kiện mà còn phản lại luật pháp của Việt Nam.


Geen opmerkingen:

Een reactie posten