zaterdag 20 april 2013

2 tượng Phật của Việt Nam trở thành kỷ lục châu Á


Thứ ba, 5/3/2013, 11:01 GMT+7
Twitter
Facebook

2 tượng Phật của Việt Nam trở thành kỷ lục châu Á

Tượng Phật Di lặc trên núi Núi Cấm (An Giang) và tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi Tà Cú (Bình Thuận) vừa được xác lập kỷ lục châu Á.

Tương Phật Di lặc trên đỉnh núi Cấm ở An Giang. Ảnh: Tổ chức kỷ lục Việt Nam.
Theo thông tin từ đoàn Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ở Ấn Độ, Tổ chức kỷ lục châu Á chính thức xác lập 2 kỷ lục mới của Việt Nam vào lúc 9h sáng 2/3.
Trước đó ngày 27/2, đoàn công tác của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tham dự Ngày hội Kỷ lục châu Á và hội thảo về những sáng kiến Kỷ lục tạo nên các giá trị châu Á lần thứ nhất tại Ấn Độ. Trong chuyến đi này, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có bài giới thiệu trước Hội đồng xác lập Kỷ lục châu Á, đưa ra những thông số chính xác và hình ảnh cụ thể nhất để so sánh và đối chiếu trên toàn châu Á nhằm tiến hành xác lập trực tiếp kỷ lục cho 2 tượng Phật trên.
Thông báo xác lập kỷ lục tượng Di lặc trên núi Cấm, và tượng Phật nhập Niết bàn. Ảnh: Tổ chức kỷ lục Việt Nam.
Tượng Phật Di Lặc có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu tượng là 33,6 m, diện tích bệ tượng 27x27 m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép. Tượng được đặt trên núi Thiên Cấm Sơn, cao 710 m so với mặt nước biển. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc.
Chân đế bệ tượng làm bằng đá gắn kính phản xạ cao cấp màu xanh ve mang ý nghĩa một khối kim cương. Khi đứng ở vị trí nào trên núi Cấm cũng đều thấy được tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười hiền hậu.
Bức tượng này được thực hiện từ tháng 2/2004 đến tháng 12/2005 với khoảng 60 nhân công. Ngày 2/1/2006, tượng Phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục.
Tượng Phật nhập Niết bàn an vị tại ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ trên Núi Tà Cú (thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Ảnh: Tổ chức kỷ lục Việt Nam.
Cũng được xác lập cùng thời điểm là pho tượng Phật nhập Niết bàn an vị tại ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ trên núi Tà Cú (thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận). Pho tượng được chế tác ở thế nằm nghiêng, lưng tựa vào vách núi, gối đầu lên tay, dài 49 m tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt, ngang nơi bàn chân là 8,8 m, cao từ 2 bàn chân xếp lên là 4,9 m, cao từ vai xuống là 12,2 m.
Nguyên liệu để tạo nên pho tượng là bê tông cốt thép do kiến trúc sư Trương Đình Ý chủ trì thi công từ năm 1963 đến năm 1966. Bên dưới tượng là những tam cấp được nối kết bằng đá chẻ, phía sau lưng tượng là vách núi và cây rừng cổ thụ. Ngày 2/1/2006, tượng Đức Phật nhập Niết bàn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục.
Dự kiến cuối tháng 4, đại diện Tổ chức kỷ lục châu Á sẽ trực tiếp đến Núi Cấm (huyện Tịnh Biên, An Giang) và Tà Cú (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) để tham quan hai địa điểm đặt tượng Phật ở trên, đồng thời trực tiếp trao bằng xác lập kỷ lục châu Á.
Xuân Hoa

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/2-tuong-phat-cua-viet-nam-tro-thanh-ky-luc-chau-a/

Thứ tư, 11/4/2012, 11:18 GMT+7
Twitter
Facebook

Tượng Phật A Di Đà lớn nhất Việt Nam

Đầu tháng 4, Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ an vị đại tượng Đức Phật A Di Đà cao 44 m, lớn nhất Việt Nam hiện nay, tại chùa Tòng Lâm Lô Sơn ở xã Vĩnh Phương, phía tây thành phố Nha Trang.

tuong phat
Tượng Phật A Di Đà lớn nhất Việt Nam cao 44 m. Đường kính tòa sen chân đế là 24 m. Ảnh: Mỹ Giang.
500 tăng ni và 10.000 phật tử thập phương đã về dự đại lễ và chiêm bái bức tượng Phật A Di Đà với chiều cao 44 m, gấp đôi tượng Phật trắng tại chùa Long Sơn (phường Phương Sơn, TP Nha Trang).
Thượng tọa Thích Trừng Thi, trụ trì chùa Tòng Lâm Lô Sơn cho biết, chùa có từ năm 1954, tọa lạc trên diện tích 5 ha. Từ năm 2002, chùa bắt đầu được xây dựng lại và năm 2009 xây tượng Phật khổng lồ này. Đến nay, tổng kinh phí xây chùa lên trên 20 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng bức đại tượng bằng bê tông trên 6 tỷ. Thượng tọa hy vọng chùa và bức đại tượng nằm ngay cạnh quốc lộ sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn của phật tử và du khách thập phương.
tuong phat
Cận cảnh bức tượng. Ảnh: Mỹ Giang.
Gần đây, nhiều ý tưởng xây đại tượng Phật đã được đề xuất với chính quyền thành phố Nha Trang. Đó là công trình tượng Phật Thích Ca bằng đá cao 70-100 m tại khu vực hòn Dồ, phía nam thành phố Nha Trang (xã Phước Đồng) và bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 108 m ở núi Cô Tiên, phía bắc Nha Trang (phường Vĩnh Hòa).
Nếu tất cả công trình đều được thực hiện, tại Nha Trang sẽ có 3 pho tượng Phật khổng lồ “trấn” ở 3 cực bắc, nam và tây. Đó là chưa kể pho Kim thân Phật Tổ trên đỉnh đồi Trại Thủy, thuộc chùa Long Sơn ở trung tâm Nha Trang.
tuong phat
Bức tượng được xây dựng trên một ngọn đồi. Ảnh: Mỹ Giang.
Nói về việc xây dựng tượng Phật, Hòa thượng Thích Thiện Bình, Phó thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa cho rằng, xây tượng lớn quá sẽ khó bảo trì, nếu để bị hoen ố, bám bẩn là có tội, thiếu tôn kính Đức Phật.
Lường trước những khó khăn này, Thượng tọa Thích Trừng Thi cho biết, chùa đã chuẩn bị giàn giáo chắc chắn để sẵn sàng cho việc bảo đảm pho tượng A Di Đà luôn trắng đẹp.
*Chen lấn xem 4 tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam*Ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam
Mỹ Giang

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/04/tuong-phat-a-di-da-lon-nhat-viet-nam-1/

Chủ nhật, 14/8/2011, 16:59 GMT+7
Twitter
Facebook

Chen lấn xem 4 tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam

Bốn pho tượng Phật cao một mét làm bằng chất liệu ngọc bích và dát vàng được trưng bày tại chùa Sùng Đức (quận Thủ Đức, TP HCM) dịp lễ Vu Lan đã thu hút hàng nghìn người chiêm ngưỡng.
> Hàng trăm tăng ni, phật tử dự lễ Vu Lan/ Những mong ước trong ngày lễ Vu Lan

Ngày 14/8, hàng ngàn người đã đổ về chùa Sùng Đức (quận Thủ Đức) để chiêm bái 4 pho tượng bằng ngọc gồm tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm từ bi phổ độ, Quán Thế Âm cưỡi rồng và tượng Phật A Di Đà, hiện được trưng bày tại chùa này.
* Ảnh: Bốn pho tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam
Bốn pho tượng Phật ngọc được trưng bày ở gian nhà chính diện của nhà chùa. Ảnh: Tá Lâm.
Bốn pho tượng Phật ngọc được trưng bày ở gian nhà chính diện của nhà chùa. Ảnh: Tá Lâm.
Theo trụ trì chùa Sùng Đức, đây được xem là 4 pho tượng Phật ngọc đầu tiên và lớn nhất Việt Nam, được tạo ra từ bàn tay của 50 người thợ làm ròng rã trong suốt 5 tháng. Bốn pho tượng này được tạo ra từ khối ngọc bích có trọng lượng 3,5 tấn, nhập từ Canada. Mỗi pho tượng nặng từ 40 đến 70kg, chiều cao từ 80cm đến 1m, màu xanh trong. Phần mặt trước của 4 pho tượng Phật được dát bằng vàng.
Pho tượng kỳ công nhất là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni do 3 nhà điêu khắc, 10 người thợ làm trong vòng 6.000 giờ. Điểm nhấn là trên tấm áo choàng của tượng được gắn gần 2.000 viên kim cương nhân tạo. Pho tượng thể hiện sự bình yên, an lạc.
Hàng ngàn người chen lấn vào chiêm ngưỡng và chụp ảnh làm kỹ niệm. Ảnh: Tá Lâm.
Hàng ngàn người chen lấn vào chiêm ngưỡng và chụp ảnh làm kỷ niệm. Ảnh: Tá Lâm.
Trước dòng người kéo về chiêm bái bốn pho tượng Phật ngọc ngày càng đông, nhà chùa đã chuẩn bị hàng ngàn phần cơm chay miễn phí phục vụ du khách. Ngoài ra, khách đến chùa được gửi xe miễn phí.
Nhưng bên ngoài cổng chùa, nhiều dịch vụ lợi dụng "chặt chém" khách như: 2 ly cà phê vỉa hè giá 60.000, gửi xe giá 10.000 đồng...
Tá Lâm
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/chen-lan-xem-4-tuong-phat-ngoc-lon-nhat-viet-nam/

Chủ nhật, 14/8/2011, 16:59 GMT+7
Twitter
Facebook

Bốn pho tượng Phật ngọc lớn nhất Việt Nam

Tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni bình yên an lạc. Tác phẩm có kích thước: 520x400x350mm, trọng lượng: 60kg, màu sắc: xanh trong, được điêu khắc và dát vàng thật trong thời gian là 238 ngày. Áo choàng của Đức Phật sáng lấp lánh nhờ gắn 2.000 viên kim cương nhân tạo.
Tượng Phật ngọc Quan Thế Âm từ bi phổ độ. Tác phẩm có kích thước: 790x280x230mm, trọng lượng: 40kg, màu sắc: xanh trong được thiết kế, điêu khắc và dát vàng thật trong thời gian 142 ngày. Nghệ nhân khắc họa nét buồn trên khuôn mặt Quan Thế Âm để thể hiện tâm trạng nặng lòng với nỗi đau trần thế của nhân loại.
Tượng Phật Ngọc Quan Thế Âm cưỡi rồng cứu khổ cứu nạn. Tượng có kích thước: 950x360x300mm, trọng lượng: 70kg, màu sắc: xanh trong được thiết kế, điêu khắc và dát vàng thật. Thời gian hoàn thành tác phẩm là 188 ngày.
Tượng Phật A Di Đà Tây Phương tiếp dẫn. Pho tượng có kích thước: 800x320x300mm, trọng lượng: 50kg, màu sắc: xanh trong được điêu khắc và dát vàng thật. Thời gian hoàn thành tác phẩm là 168 ngày. Pho tượng thể hiện hạnh nguyện tiếp dẫn chúng sinh của Đức Phật A Di Đà với tư thế đứng trên hoa sen, mắt nhìn xuống, tay phải cầm đóa hoa sen, tay trái duỗi xuống như sẵn sàng chờ đợi tiếp cứu những chúng sinh đang ngụp lặn trong biển cả sóng lớn.
Tá Lâm
(Chụp lại từ các pho tượng)

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/chen-lan-xem-4-tuong-phat-ngoc-lon-nhat-viet-nam/page_2.asp

 





Thứ bảy, 20/4/2013, 16:09 GMT+7
Twitter
Facebook

Tượng Phật bằng đá sapphire lớn nhất Việt Nam

Tượng “Kỳ Lam Ngọc Phật” làm bằng loại đá sapphire quý có từ hàng triệu năm tại xã Châu Thành (Quỳ Hợp, Nghệ An), nặng 35 tấn, dài 4,2 m.

Theo Thượng tọa Thích Huệ Thông, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, tượng Phật nhập Niết bàn bằng đá sapphire tại chùa Hội An (thành phố mới Bình Dương) đã xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam kể từ ngày 19/4, do Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận.
Tượng Phật nhập Niết bàn bằng đá sapphire tại chùa Hội An. Ảnh: phatgiaobinhduong.com
Được thỉnh về an trụ tại chùa Hội An từ ngày 31/1, tượng Phật bằng đá sapphire có tên gọi “Kỳ Lam Ngọc Phật”, làm bằng loại đá quý có từ hàng triệu năm tại xã Châu Thành (Quỳ Hợp, Nghệ An), nặng 35 tấn, dài 4,2 m.
Pho tượng đã được Viện Ngọc học và trang sức DOJI giám định, kết luận làm bằng loại đá quý, màu xanh đậm, có độ cứng 8,5-9 độ (chỉ sau kim cương).

Geen opmerkingen:

Een reactie posten