zondag 14 oktober 2012

Phá kỷ lục nhảy dù ở độ cao hơn 38 kilomet

Chủ nhật, 14/10/2012
Phá kỷ lục nhảy dù ở độ cao hơn 38 kilomet
Ông Felix Baumgartner chuẩn bị chuyến bay để thực hiện cú nhảy
CỠ CHỮ - +
Tay nhảy dù người Áo Felix Baumgartner đã phá kỷ lục nhảy dù lập cách đây 52 năm và lập kỷ lục về độ cao cho khinh khí cầu.

Ý định lập kỷ lục rơi tự do nhanh hơn tốc độ âm thanh của Baumgartner cần được kiểm chứng, nhưng dường như ông đã vượt mức 1.100 kilomet giờ.

Sau khi ngồi trong một con tàu có áp suất được kéo bằng một khinh khí cầu bơm đầy 850.000 mét khối khí helium, Baumgartner đã nhảy ra khỏi con tàu ở độ cao hơn 38 kilomet trên bầu trời tiểu bang New Mexico của Mỹ.

Ông đã phá kỷ lục của Joe Kittinger, một người Mỹ, lập năm 1960, và chính Kittinger cũng giúp ông trong cú nhảy lần này.

Baumgartner đáp an toàn xuống mặt đất độ 10 phút sau khi nhảy khỏi con tàu.

Cú nhảy được thực hiện sau 65 năm phi công Mỹ Chuck Yeager vượt bức tường âm thanh lần đầu tiên trên máy bay Bell X-1.
 
http://www.voatiengviet.com/content/pha-ky-luc-nhay-du-o-do-cao-hon-38-km/1526420.html

Baumgartner phá kỷ lục độ cao


Cập nhật: 19:22 GMT - chủ nhật, 14 tháng 10, 2012

VĐV Felix Baumgartner

Vận động viên nhảy dù mạo hiểm người Áo Felix Baumgartner đã phá kỷ lục về nhảy dù vào không trung từ độ cao chưa từng có là 39km.
Vận động viên 43 tuổi hy vọng khi hạ cánh đã vượt tốc độ âm thanh, nhưng điều này còn phải chờ xác nhận.
Các camera ghi hình cho thấy lại cảnh Baumgartner bước ra ngoài khoang chứa của khinh khí cầu trước khi nhảy xuống.
Mất khoảng 10 phút ông mới chạm xuống bề mặt sa mạc New Mexico phía dưới.
Ông chỉ sử dụng dù khi cách mặt đất vài nghìn feet (1.000 feet = 304,8 mét).
Đội trực thăng tìm kiếm đã tới hiện trường để chở Baumgartner về trung tâm điều khiển nằm tại sân bay Roswell.
Với cú nhảy vừa rồi, Baumgartner đã phá vỡ kỷ lục thế giới được lập nên hơn 50 năm trước.
Người giữ kỷ lục trước là đại tá về hưu của Không lực Hoa Kỳ Joe Kittinger, người thực hiện cú nhảy năm 1960 từ độ cao 31,3km.
Ông Kittinger, nay đã trên 80 tuổi, đã có mặt để chứng kiến cú nhảy của hậu bối. Ông cũng giúp liên lạc giữa khoang chứa và mặt đất.
Các kỷ lục vừa nhắc tới của Baumgartner còn phải đợi Hiệp hội Không gian Quốc tế (Federation Aeronautique Internationale FAI) chứng thực mới được coi là chính thức.
Đại diện của FAI tại Roswell sẽ phân tích các dữ liệu GPS thu được trên một microcard gài ở ngực vận động viên. Các dữ liệu này sẽ cho thấy độ cao và tốc độ của cú nhảy trước khi ghi nhận chúng vào sổ của FAI.
Baumgartner, trước đó nổi tiếng về các cú nhảy tự do từ cao ốc chọc trời, từ năm 2005 đã ngỏ ý muốn phá vỡ kỷ lục của ông Kittinger.
Từ đó, ông đã bắt đầu tập luyện và gây quỹ để biến điều này thành hiện thực.

Cú nhảy chết người

Điều mà ông chủ định làm được cho là vô cùng nguy hiểm, ngay cả với người đã có kinh nghiệm nhảy từ các tòa nhà chọc trời.
Ở độ cao 36,5km, áp suất không khí chỉ còn khoảng 2% so với áp suất ở dưới mặt nước biển và nếu không có khí oxygen thì sẽ không thể nào thở được.
Nhiều người đã thiệt mạng khi tìm cách nhảy tự do từ độ cao khủng khiếp thế này.
Đội của Baumgartner đã thiết kế cho ông một khoang chứa đặc biệt để mang ông lên cao, và khi nhảy xuống ông sử dụng một trang phục hiện đại có khả năng duy trì áp suất, tương tự như trang phục của các phi hành gia vũ trụ.
Tuy bề ngoài cú nhảy của Baumgartner cũng gần giống như các cú nhảy trước của ông, nó mang tính khoa học được tính toán rất tỷ mỷ.
Nasa và các nhà sản xuất tàu vũ trụ đã bày tỏ quan tâm.
Giám đốc y khoa của đội trợ giúp cho Baumgartner, Jon Clark, người mất vợ trong thảm họa tàu Columbia năm 2003, nói kinh nghiệm của Baumgartner có thể giúp bảo toàn mạng sống cho các phi hành gia trong tương lai..
BBC đang hợp tác với National Geographic đang làm phim tài liệu về cú nhảy này, có thể phát sóng vào tháng 11 tới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2012/10/121014_baumgartner_jump.shtml

zo 14 okt 2012, 20:20

Baumgartner maakt recordsprong


SANTA FE - De Oostenrijkse parachutist Felix Baumgartner heeft zondag als eerste mens in vrije val de geluidsbarrière doorbroken. Hij sprong op bijna 39 kilometer hoogte uit een ruimtecapsule onder een heliumballon.

Felix Baumgartner maakt recordsprong

    Hij bereikte een snelheid van 1342 kilometer per uur zo werd tijdens een persconferentie officieel bekendgemaakt. Dat is nog sneller dan het getal van 1136 km/h dat eerder circuleerde.
    Tijdens zijn val werd het nog even spannend toen Baumgartner in het rond begon te draaien, maar het lukte de Oostenrijker om alles weer onder controle te krijgen. "De sprong vanuit de capsule was perfect," zei Baumgartner na zijn geslaagde landing, "maar toen begon ik langzaam te draaien. Ik dacht dat ik gewoon een paar keer zou draaien en dat dat het was, maar toen begon ik snelheid te maken. Het ging heftig tekeer. Ik dacht enkele seconden dat ik het bewustzijn zou verliezen. Ik heb geen supersonische knal gevoeld, want ik was zo gefocused om mezelf te stabiliseren."
    Parachute
    Na zo'n vijf minuten opende hij zijn parachute. Weer 5 minuten minuten later landde hij, in goede gezondheid. De reis omhoog, met een 230 meter hoge heliumballon, duurde ruim 2,5 uur.
    Baumgartner bereikte de hoogste snelheid tijdens een vrije val, de sprong van de grootste hoogte, de hoogste bemande ballonvlucht en de hoogste vrije val. Alleen het record voor de langste vrije val liep hij op een paar seconden mis.
    Harde wind
    De 43-jarige Oostenrijker moest zijn recordpoging boven de woestijn van New Mexico eerder enkele malen uitstellen omdat het te hard waaide. Zondag was het weer eindelijk goed genoeg. Baumgartner en het Red Bull Stratos-team waren al vijf jaar aan het trainen voor de poging.
    Normaal springen parachutisten vanaf zo'n vier kilometer hoogte.
    Speciaal pak
    Baumgartner droeg een speciaal astronautenpak om de drukverschillen op te vangen.
    De missie moet ook bijdragen aan wetenschappelijke kennis van de stratosfeer en de manier waarop het menselijke lichaam omgaat met de extreme omstandigheden op enorme hoogte.
    De Oostenrijker baarde eerder opzien door van de Petronas Towers in Kuala Lumpur in Maleisië te springen. Ook 'skydivede' hij over Het Kanaal met een speciale vleugel.

    http://www.telegraaf.nl/buitenland/13053065/__Baumgartner_haalt_record__.html

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten